Tê tay ở bà bầu là triệu chứng phổ biến nhưng đem lại rất nhiều phiền toái. Mẹ lo nghĩ liệu bà bầu bị tê tay có phải thiếu canxi hay do nguyên nhân gì khác nữa? Menacal sẽ giải đáp và đưa ra các biện pháp khắc phục tình trạng tê tay cho mẹ trong bài viết dưới đây.
Bà bầu bị tê tay có phải thiếu canxi không?
Thiếu canxi là một trong những nguyên nhân chính gây tê tay ở bà bầu. Khi mang thai, nhu cầu sử dụng canxi của người phụ nữ tăng cao. Nếu không được bổ sung canxi kịp thời và đầy đủ, cơ thể của mẹ sẽ bị thiếu hụt canxi nghiêm trọng.
Triệu chứng ban đầu của tình trạng thiếu canxi ở mẹ bầu là tê bì tay chân. Mẹ sẽ cảm thấy tê nhức ở các đầu ngón tay như bị kim đâm hoặc kiến bò. Nhiều mẹ bầu còn bị mất cảm giác hoặc nóng ran ở đầu ngón tay. Điều này khiến sinh hoạt của mẹ trở nên khó khăn hơn.
Khi thiếu canxi, mẹ cảm thấy tê nhức tay là do:
- Canxi là thành phần tham gia vào hoạt động dẫn truyền thần kinh của cơ thể. Nếu thiếu canxi, hệ thần kinh bị tổn thương và gây ra chứng rối loạn cảm giác. Các tế bào thần kinh phải “vật lộn” để ghi lại cảm giác và gửi tín hiệu đến não bộ. [1]Hypocalcemic disorders. Truy cập ngày 10/10/2022.
https://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/S1521690X18300745. - Bổ sung không đủ canxi khiến hệ xương bị đau nhức và có thể gây thoái hóa. Và chính nguyên nhân này gây ra hiện tượng tê tay ở mẹ bầu.
Nguyên nhân thiếu canxi ở bà bầu bị tê tay
Có rất nhiều nguyên nhân gây thiếu canxi ở mẹ bầu. Mẹ cần nắm được các nguyên nhân gây thiếu canxi để khắc phục tốt nhất.
Không bổ sung đủ canxi
Nhu cầu tiêu thụ canxi của phụ nữ mang thai tăng cao hơn nhiều so với trước đó. Thai nhi càng lớn, lượng canxi cần cung cấp thai phụ ngày càng tăng. Một phần canxi trong cơ thể mẹ sẽ được “truyền” cho con. Nếu mẹ bầu không tăng lượng canxi bổ sung vào cơ thể sẽ gây ra tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng. Nguy cơ mắc các vấn đề hệ xương ngày càng tăng. Hơn nữa, thai khi không được cung cấp đủ canxi sẽ kém phát triển.
Uống canxi không kèm vitamin D3 và K2
Vitamin D3 và K2 không chỉ là vi lượng quan trọng của cơ thể mà còn là những chất dẫn đồng hành đưa canxi vào xương. Vitamin D3 “vận chuyển” canxi ruột vào máu. Vitamin K2 tiếp tục đón đường và đưa canxi vào hệ xương. Vitamin D3 và K2 như những chuyến xe bus đưa “hành khách” canxi đến đúng điểm làm việc.[2]Vitamin D and Intestinal Calcium Absorption. Truy cập ngày 10/10/2022.
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3405161/.
Nếu thiếu 1 trong 2 chuyến xe trên, canxi sẽ không được đưa đến đúng hệ xương. Việc bổ sung canxi bị “giữa chừng” và trở nên vô nghĩa. Hơn nữa, canxi sẽ đến những nơi không cần đến và ảnh hưởng đến sức khỏe. Thiếu vitamin D3, canxi bị lắng đọng tại thành ruột và gây táo bón, nóng trong. Thiếu vitamin K2, canxi huyết tăng cao và tiềm ẩn nhiều nguy hiểm.
Uống canxi không đúng thời điểm
Không phải cứ bổ sung canxi là canxi sẽ được hấp thu hết vào hệ xương. Như đã nêu trên, vitamin D3 là một người bạn đồng hành không thể thiếu của canxi. Cơ thể con người lại có khả năng tự tổng hợp được vitamin D3 dưới tác dụng của ánh nắng mặt trời buổi sáng.[3]Vitamin D: The “sunshine” vitamin. Truy cập ngày 10/10/2022.
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3356951/. Do đó, vào sáng sớm, lượng vitamin D3 trong cơ thể sẽ nhiều hơn cả. Điều này rất hữu ích cho việc hấp thu canxi vào cơ thể mẹ bầu. Nên thời điểm uống canxi tốt nhất là vào buổi sáng sau ăn 1-2 giờ.
Mẹ bầu không nên uống canxi vào buổi chiều hoặc tối. Tại thời điểm cuối ngày, cơ thể mẹ chuẩn bị vào trạng thái nghỉ ngơi. Canxi sẽ không được chuyển hóa nhiều và dễ bị lắng đọng. Khi đó, việc bổ sung canxi sẽ không đạt được mục đích, hệ xương không nhận được đủ lượng canxi cần thiết.
Do bệnh lý
Một trong những nguyên nhân gây thiếu hụt canxi ở mẹ bầu là do mắc bệnh lý. Mặc dù đã bổ sung đúng và đủ lượng canxi theo khuyến cáo nhưng tình trạng thiếu canxi vẫn diễn ra. Các bệnh lý gây thiếu canxi ở mẹ bầu như ung thư, suy thận, suy tuyến cận giáp, nhiễm khuẩn,… Nguyên nhân thiếu canxi do bệnh lý sẽ khó cải thiện hơn. Mẹ bầu cần đi khám để phát hiện ra những bất thường và kịp thời điều trị.
4 nguyên nhân khác gây tê tay ở phụ nữ mang thai
Ngoài thiếu canxi, bà bầu bị tê tay còn do nhiều nguyên nhân khác:
Cân nặng tăng
Vào giai đoạn sau của quá trình mang thai, mẹ bầu tăng cân rất nhanh. Cách mạch máu và hệ thần kinh của mẹ bị chèn ép. Các ngón tay, ngón chân và các dây thần kinh bị dồn nén khiến cho mẹ dễ bị tê bì tay chân. Hiện tượng tê bì tay ở mẹ bầu càng nghiêm trọng hơn vào những tháng cuối.
Bổ sung thiếu dưỡng chất
Chế độ dinh dưỡng cho phụ nữ có thai vô cùng quan trọng. Mẹ bầu bị tê tay cũng có thể do thiếu các vitamin và khoáng chất khác như sắt, magie, acid folic, vitamin B… Bổ sung không đủ dưỡng chất cần thiết khiến hệ miễn dịch của mẹ bị suy giảm. Hơn nữa, thể tích tuần hoàn của mẹ bầu tăng 30-50% so với bình thường. Nếu cơ thể thiếu các loại vitamin và khoáng chất này, lượng máu sẽ không đủ để nuôi thai nhi. Điều này làm cho hệ tuần hoàn lưu thông kém và khiến bà bầu bị tê mỏi chân tay.
Vận động ít
Vận động ít là lý do phổ biến gây tê tay ở phụ nữ mang thai. Cơ thể bị mệt mỏi và nặng nề khiến cho mẹ “lười” hoạt động hơn. Chính điều này khiến cho tuần hoàn mẹ lưu thông kém, máu sẽ khó di chuyển đến các ngón tay. Do đó, bà bầu sẽ bị tê bì tay nếu không thường xuyên hoạt động.
Nội tiết tố thay đổi
Nội tiết tố là yếu tố thay đổi lớn nhất của phụ nữ mang thai. Càng vào những tháng cuối thai kỳ, hormon relaxin càng được cơ thể tiết ra nhiều. Hormon này có công dụng thay đổi độ cứng của khung chậu và khớp để hỗ trợ cho việc sinh nở. Điều này lại tạo điều kiện cho thai nhi chèn ép vào các dây thần kinh và gây ra tê nhức tay chân.
Mẹ bầu cũng có thể bị tê tay do hội chứng ống cổ tay. Nội tiết tố bà bầu thay đổi, thể tích tuần hoàn tăng đến 30-50% tạo điều kiện cho dịch chất lỏng tích tụ ở cổ tay. Điều này gây chèn ép đến các dây thần kinh ngón tay, bàn tay và gây ra cảm giác ngứa ran và tê nhức tay ở mẹ bầu.
Bà bầu bị tê tay có nguy hiểm không?
Tê tay là hiện tượng sinh lý phổ biến ở mẹ bầu. Tuy tê tay không đáng lo nhưng lại gây ra nhiều bất tiện trong sinh hoạt. Triệu chứng này sẽ được cải thiện khi mẹ bầu thực hiện các biện pháp khắc phục.
Tê tay tuy không nguy hiểm nhưng nguyên nhân gây tê tay mới là điều đáng lo của mẹ bầu. Hiện tượng này có thể do một bệnh lý tiềm ẩn nào đó gây nên. Nếu mẹ có thêm triệu chứng bất thường khác thì nên đi khám để có hướng điều trị kịp thời.
Khắc phục hiện tượng tê tay do thiếu canxi
Tình trạng tê tay không gây nguy hiểm nhưng ảnh hưởng tới sinh hoạt của mẹ bầu rất nhiều. Những nguyên nhân sâu xa gây tê tay mới thực sự là nỗi lo của mẹ. Do đó, để cải thiện tình trạng tê tay, mẹ hãy khắc phục nguyên nhân gây ra bằng cách:
Bổ sung canxi bằng viên uống Aplicaps Menacal
Khi nhu cầu canxi của mẹ bầu tăng cao, lượng canxi từ thức ăn sẽ không đáp ứng đủ. Hơn nữa, tình trạng ốm nghén, ăn uống khó tiêu khiến mẹ “sợ hãi” và không ăn được nhiều. Canxi tự nhiên Aplicaps Menacal thực sự là vị cứu tinh của mẹ lúc này:
- Bổ sung canxi tự nhiên từ tảo biển và san hô: Giúp tăng hòa tan, tăng hấp thu canxi vào cơ thể.
- Kết hợp vitamin D3, K2 – là những “chuyến xe” đưa canxi hấp thu vào hệ xương.
- Kẽm, magie, selen: Bộ 3 tỷ lệ vàng giúp hoạt hóa các enzym để canxi dễ dàng được hấp thu hơn.
- Aplicaps Menacal được hàng chục ngàn mẹ bầu tin tưởng sử dụng và đánh giá giảm đau nhức mệt mỏi sau 2 tuần sử dụng.
- Nhập khẩu chính ngạch từ Châu Âu với quy trình kiểm định khắt khe và nghiêm ngặt. Sản phẩm đã nhận được một loạt các chứng nhận Quốc Tế như chứng nhận của Tổ Chức về sức khỏe Châu Âu (EU Health), chứng nhận GRAS của FDA, chứng nhận Organic cho quá trình khai thác và chế biến.
Bổ sung canxi từ thực phẩm
Thực phẩm là cách tốt nhất để bổ sung canxi cho cơ thể. Mẹ bầu có thể bổ sung canxi từ các loại viên uống nhưng thực phẩm mới là nguồn canxi được ưu tiên trong chế độ ăn hằng ngày. Ngoài canxi, nguồn dinh dưỡng trong thực phẩm rất quan trọng và cần thiết. Các thực phẩm giàu canxi cho bà bầu như hạnh nhân, các loại đậu, sữa, phô mai, rau có lá xanh đậm, cá, rong biển, bí đao,… Mẹ hãy xây dựng cho mình một thực đơn ăn uống khoa học và đầy đủ dinh dưỡng.
Biện pháp cơ năng cải thiện tình trạng tê tay ở mẹ bầu
Để cải thiện tình trạng tê tay nhanh chóng, mẹ có thể áp dụng một số biện pháp sau:
Tăng cường vận động
Mang thai khiến cơ thể của mẹ nặng nề và khó hoạt động hơn. Nhưng điều đó không có nghĩa là mẹ không nên vận động. Mẹ bầu vận động đúng cách mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Vận động giúp cho mạch máu lưu thông dễ dàng và cải thiện tình trạng tê tay ở mẹ bầu. Hơn nữa, vận động còn giúp mẹ ổn định cân nặng và cải thiện tâm trạng rất tốt.
Mẹ bầu có thể đi bộ hằng ngày hoặc thực hiện các động tác kéo giãn cơ nhẹ nhàng. Mẹ cũng có thể tham gia vào các lớp Yoga hoặc lớp Pilates dành cho bà bầu.
Massage tay
Massage tay giúp cho mạch máu được lưu thông tốt hơn. Mẹ cũng có thể sử dụng các loại tinh dầu tự nhiên như dầu tràm, dầu dừa,… để massage cùng. Để massage, mẹ hãy nhẹ nhàng xoa bóp nhẹ nhàng ở khu vực lòng bàn tay và mu bàn tay đến khi nóng lên. Phương pháp này tuy đơn giản nhưng khá hữu hiệu để “đánh bay” cơn tê tay tức thời.
Ngâm tay bằng nước ấm
Ngâm tay bằng nước ấm giúp kích thích lưu thông tuần hoàn đến 2 bàn tay. Đồng thời, cách làm này còn giữ ấm cơ thể và duy trì các chức năng của dây thần kinh. Do đó, tình trạng tê bì bàn tay được cải thiện rõ rệt.
Mẹ nên dành mỗi ngày khoảng 10-15 phút trước khi đi ngủ để ngâm tay. Ngoài ra, mẹ cũng có thể cho thêm muối hoặc các loại thảo dược vào nước ngâm cùng. Mẹ hãy áp dụng cách làm giảm tê nhức tay ở bà bầu hằng ngày để cải thiện tình trạng này.
Mong rằng qua bài viết “Bà bầu bị tê tay có phải thiếu canxi không” mẹ sẽ nắm được các biện pháp cải thiện tình trạng tê tay. Nếu mẹ cần tư vấn thêm về sức khỏe thai kỳ, hãy liên hệ đến tổng đài chăm sóc của Menacal theo số hotline 1900 636 985 hoặc truy cập tại ĐÂY.
References
↑1 | Hypocalcemic disorders. Truy cập ngày 10/10/2022. https://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/S1521690X18300745 |
---|---|
↑2 | Vitamin D and Intestinal Calcium Absorption. Truy cập ngày 10/10/2022. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3405161/ |
↑3 | Vitamin D: The “sunshine” vitamin. Truy cập ngày 10/10/2022. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3356951/ |