Chuột rút ở mẹ bầu là hiện tượng khá quen thuộc mà bất kỳ phụ nữ mang thai nào cũng từng gặp phải. Vậy chuột rút bụng khi mang thai tháng đầu thì sao? Có nguy hiểm không? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để có câu trả lời thích hợp nhé!
Chuột rút bụng là gì?
Chuột rút bụng là tình trạng cơ bụng bị co thắt đột ngột và gây đau nhức dữ dội ở vùng bụng. Cơn đau thường xuất hiện một cách bất ngờ và có thể kéo dài từ vài giây đến vài phút. Cảm giác này giống như một sợi dây chun bị kéo căng và rồi đột ngột bị buông ra.
Nguyên nhân gây chuột rút bụng phổ biến nhất là tập thể thao quá sức hoặc không khởi động đúng cách khiến cơ bắp dễ bị căng và gây chuột rút. Bên cạnh đó, mệt mỏi, mất nước, thiếu các chất dinh dưỡng hoặc một số bệnh lý như thận, tiểu đường, suy giáp… cũng là những yếu tố gây chuột rút bụng.
Chuột rút là một hiện tượng khá phổ biến ở phụ nữ mang thai. Hiện tượng này thường xảy ra ở phần bắp chân, bắp đùi, bàn chân hoặc tay… Đặc biệt, những cơn đau tại vùng bụng có kèm với cảm giác bồn chồn ở chân thường bắt gặp nhiều hơn cả.
Chuột rút bụng khi mang thai vào tháng đầu thường sẽ hết sau vài phút, đồng thời gây ra những cơn đau âm ỉ, thậm chí nặng hơn có thể xuất hiện những cơn co thắt vùng cơ bụng. Cơn đau co thắt đột ngột của chuột rút có thể gây ra sự khó chịu và lo lắng cho mẹ bầu. Mẹ cần cẩn trọng trong chế độ ăn uống, sinh hoạt để tránh khỏi cơn đau do tình trạng chuột rút gây ra. [1]Everything you need to know about cramping during pregnancy – Truy cập ngày 16/08/2024.
https://flo.health/pregnancy/pregnancy-health/complications/early-pregnancy-cramps
Nguyên nhân gây chuột rút ở bụng khi mang thai
Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây chuột rút bụng khi mang thai, có thể kể đến như:
- Tử cung giãn nở: Khi thai nhi lớn lên, tử cung sẽ giãn nở để tạo không gian cho bé phát triển. Điều này kéo theo việc các dây thần kinh và mạch máu bị chèn ép và gây ra chuột rút.
- Thay đổi hormone: Sự thay đổi hormone trong quá trình mang thai có thể ảnh hưởng đến sự co thắt của cơ bắp.
- Áp lực lên các cơ thân dưới: Thai nhi lớn dần lên, trọng lượng dồn hết vào thân dưới của mẹ, gây ra những áp lực lên các nhóm cơ chân, bắp chân, bàn chân, đùi và bụng.
- Thiếu các chất dinh dưỡng: Khi cơ thể mẹ thiếu hụt canxi, kali, magie sẽ ảnh hưởng đến cơ xương khớp, làm gia tăng khả năng bị chuột rút ở mẹ và kéo theo các vấn đề khác ở thai nhi.
- Mất nước: Việc mất nước do nôn mửa, đổ mồ hôi quá nhiều khiến vùng bụng bị kích thích mạnh, đây cũng là một yếu tố gây ra chuột rút.
Chuột rút bụng khi mang thai tháng đầu có nguy hiểm không?
Những cơn chuột rút bụng khi mang thai tháng đầu thường là hiện tượng báo hiệu cho việc trứng thụ tinh thành công và phôi bắt đầu làm tổ ở tử cung. Đây có thể xem là một niềm vui cho bố mẹ vì thai nhi phát triển bình thường và cơ thể mẹ cũng đang dần thích nghi với sự có mặt của con.
Lúc này, các cơ tử cung rất dễ bị co thắt nhẹ nếu gặp phải một áp lực nào đó. Ở tháng đầu tiên thai kỳ, cơ thể sẽ sản sinh một lượng lớn hormone và có thể khiến cơn đau do chuột rút bụng xảy ra thường xuyên hơn.
Tuy nhiên, nếu chuột rút bụng xuất hiện với cường độ cao, đặc biệt khi kèm theo chảy máu âm đạo, đây có thể là dấu hiệu đáng báo động của việc sảy thai. Bởi khi có sự co thắt tử cung mạnh và liên tục, nó có thể ảnh hưởng đến sự bám dính của phôi thai vào thành tử cung, gây ra nguy cơ bong nhau và sảy thai. Một trong những dấu hiệu điển hình của sảy thai là chảy máu âm đạo.
Một số nguyên nhân nghiêm trọng gây đau, co thắt cơ bụng khi mang thai, bao gồm: [2]Pregnancy Cramps – Truy cập ngày: 16/08/2024.
https://americanpregnancy.org/healthy-pregnancy/pregnancy-concerns/cramping-during-pregnancy/
- Thai ngoài tử cung: Hiện tượng này xảy ra khi trứng đã thụ tinh và làm tổ bên ngoài tử cung. Thai ngoài tử cung có thể gây ra tình trạng chuột rút vô cùng đau đớn và là một tình trạng y tế nghiêm trọng cần được xử lý kịp thời.
- Sảy thai: Ra máu âm đạo kèm theo chuột rút nhẹ hoặc dữ dội có thể là dấu hiệu của sảy thai, tuy nhiên một số mẹ bầu gặp phải tình trạng này có thể may mắn tiếp tục có một thai kỳ khỏe mạnh. Nếu mẹ bị chuột rút nghiêm trọng và/hoặc chảy máu nhiều, hãy liên hệ với bác sĩ ngay.
- Tiền sản giật: Dấu hiệu đặc trưng là huyết áp cao và xuất hiện protein trong nước tiểu, nếu nghiêm trọng có thể gây đau dữ dội ở vùng bụng trên.
- Chuyển dạ sớm: Áp lực tăng, đau bụng và chuột rút có thể là dấu hiệu của chuyển dạ sớm nếu cổ tử cung của mẹ bắt đầu giãn ra trước tuần thứ 37.
- Nhiễm trùng đường tiết niệu: Đau bụng dưới và cảm giác đau rát khi đi tiểu có thể là biểu hiện của nhiễm trùng đường tiết niệu.
- Bong nhau thai: Tình trạng này xảy ra khi nhau thai bị tách ra khỏi tử cung trước khi em bé chào đời. Đây là tình trạng đe dọa tính mạng và có thể được báo hiệu bằng cơn đau quặn thắt không có dấu hiệu thuyên giảm. Nếu tình trạng này xảy ra, mẹ hãy liên hệ với bác sĩ ngay lập tức.
Cách giảm đau do chuột rút bụng tại nhà
Nếu mẹ bầu chỉ bị đau nhẹ và không có triệu chứng nghiêm trọng nào khác, hãy thử những mẹo sau đây để giảm đau do chuột rút bụng tại nhà: [3]Cramping during pregnancy – Truy cập ngày: 16/08/2024.
https://www.babycenter.com/pregnancy/your-body/cramps-during-pregnancy_204
- Thay đổi tư thế bằng cách di chuyển xung quanh hoặc thử nằm xuống.
- Cúi nhẹ người về phía trước để giảm đau.
- Thực hiện một số bài tập nhẹ nhàng dành riêng cho bà bầu để giúp giảm đau.
- Tắm bằng nước ấm hoặc chườm ấm lên vùng bụng bị đau.
- Uống nhiều nước.
Mong rằng bài viết trên mang lại cho mẹ những thông tin cần thiết liên quan đến chủ đề “Chuột rút bụng khi mang thai tháng đầu”. Nếu có bất kỳ câu hỏi nào, hãy truy cập ngay vào website Menacal.vn hoặc gọi điện đến số hotline 1900 636 985 để được tư vấn bởi các chuyên gia hàng đầu từ chúng tôi.
References
↑1 | Everything you need to know about cramping during pregnancy – Truy cập ngày 16/08/2024. https://flo.health/pregnancy/pregnancy-health/complications/early-pregnancy-cramps |
---|---|
↑2 | Pregnancy Cramps – Truy cập ngày: 16/08/2024. https://americanpregnancy.org/healthy-pregnancy/pregnancy-concerns/cramping-during-pregnancy/ |
↑3 | Cramping during pregnancy – Truy cập ngày: 16/08/2024. https://www.babycenter.com/pregnancy/your-body/cramps-during-pregnancy_204 |