dấu hiệu thiếu canxi ở bà bầu

Nhận biết 6 dấu hiệu thiếu canxi ở bà bầu và cách khắc phục

06/06/2024 190 lượt xem

Canxi là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển toàn diện của thai nhi. Làm thế nào để mẹ bầu nhận ra cơ thể mình đang thiếu canxi chỉ bằng mắt thường? Hãy cùng Menacal tìm hiểu các dấu hiệu thiếu canxi ở bà bầu để mẹ có một thai kỳ thật thành công và khỏe mạnh nhé !

Canxi là dưỡng chất cần thiết cho cơ thể mẹ và thai nhi
Canxi là dưỡng chất cần thiết cho cơ thể mẹ và thai nhi

1. Tại sao bà bầu lại bị thiếu canxi

Canxi là nguyên tố cần thiết để hình thành và phát triển hệ xương, răng, hệ thần kinh, tim và cơ bắp của thai nhi. Ít ai biết rằng, nguồn canxi cung cấp cho thai nhi được lấy từ máu của mẹ. Nếu canxi trong máu của mẹ không đủ sẽ được lấy trực tiếp từ xương. Nhu cầu canxi của thai nhi tăng cao trong suốt thai kỳ, đặc biệt là vào 3 tháng cuối. So với người khỏe mạnh bình thường, bà bầu cần bổ sung thêm 300mg canxi mỗi ngày trong suốt thai kỳ. Có nghĩa hàm lượng canxi mẹ cần bổ sung là khoảng 1000 – 1300 mg/ngày.

Theo thống kê, chỉ có khoảng 30% phụ nữ mang thai đáp ứng đủ nhu cầu canxi khuyến nghị mỗi ngày thông qua chế độ ăn uống. Bởi để đáp ứng đủ nhu cầu canxi thì mẹ bầu cần tiêu thụ một lượng lớn các thực phẩm này, điều này không dễ dàng để thực hiện.

Bên cạnh đó, rất nhiều mẹ bầu đã sử dụng viên uống bổ sung canxi nhưng vẫn không đủ nhu cầu. Lý do là bởi những viên uống này có hàm lượng canxi không phù hợp hoặc khó hấp thu. Theo Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (NIH), canxi bổ sung được hấp thu tốt nhất khi không quá 500 mg canxi nguyên tố được bổ sung một lần. Bên cạnh đó, canxi dạng citrate, gluconate hoặc lactate (các loại canxi hữu cơ) sẽ dễ hấp thu hơn so với carbonate.[1] Calcium – Ngày truy cập: 25/05.
https://ods.od.nih.gov/factsheets/Calcium-Consumer/

Việc lựa chọn loại canxi phù hợp và sử dụng đúng cách là rất quan trọng để đảm bảo hiệu quả hấp thu.

Ngoài ra, còn một số yếu tố khác cũng có thể làm tăng nguy cơ thiếu canxi ở bà bầu như:

  • Tiền sử loãng xương
  • Mang thai nhiều lần
  • Chế độ ăn ít vận động
  • Uống nhiều cà phê, nước ngọt có ga
  • Hút thuốc lá

Bà bầu nếu như bị thiếu canxi sẽ để lại rất nhiều hậu quả nghiêm trọng. Đối với cơ thể mẹ bị thiếu canxi sẽ làm tăng nguy cơ tiền sản giật, cao huyết áp, chuột rút và co giật, loãng xương sau sinh, răng bị vàng yếu. Ngoài ra còn ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ xương, răng, tim, hệ thần kinh và cơ bắp của thai nhi. Đặc biệt làm tăng nguy cơ trẻ bị sinh non và nhẹ cân, thậm chí là có nguy cơ tử vong nếu tình trạng thiếu canxi trầm trọng kéo dài.

Mẹ cần nắm rõ những triệu chứng thiếu canxi ở bà bầu để có những biện pháp xử lý kịp thời, tránh được những hậu quả nghiêm trọng trên.

Đọc thêm: Bà bầu uống sắt và canxi vào tháng thứ mấy của thai kỳ?

Mẹ cần nắm rõ các biểu hiện thiếu canxi để có thai kỳ khỏe mạnh
Mẹ cần nắm rõ các biểu hiện thiếu canxi để có thai kỳ khỏe mạnh

2. 6 dấu hiệu thiếu canxi ở bà bầu

Vậy thì những biểu hiện thiếu canxi ở bà bầu là gì? Làm thế nào để phát hiện cơ thể mẹ đang bị thiếu canxi bằng mắt thường?

Đau lưng là dấu hiệu thiếu canxi ở bà bầu

Dấu hiệu thiếu canxi ở bà bầu đầu tiên là đau lưng. Như chúng ta đã biết, canxi là yếu tố quan trọng giúp cho xương chắc khỏe. Khi cơ thể mẹ không đủ canxi để cung cấp cho thai nhi, canxi sẽ được rút trực tiếp từ xương của mẹ. Đây chính là nguyên nhân khiến cho mẹ bị đau lưng và tăng nguy cơ bị loãng xương sớm.

Cơn đau thường xuất hiện ở vùng thắt lưng hoặc lan ra hai bên hông. Mẹ sẽ bị đau âm ỉ hoặc nhói buốt, tăng nặng khi vận động, thay đổi tư thế hoặc ho, hắt hơi.[2] Signs and Symptoms of Calcium Deficiency – Ngày truy cập: 25/05/2024.
https://www.health.com/calcium-deficiency-symptoms-7976013

Đau nhức cơ bắp, vọp bẻ, chuột rút

Bên cạnh vai trò giúp chắc khỏe xương, canxi cũng giúp co cơ và giãn cơ. Khi thiếu canxi, các tín hiệu truyền dẫn thần kinh đến cơ bắp bị gián đoạn, dẫn đến co thắt cơ không tự chủ, gây ra các cơn đau nhức, vọp bẻ và chuột rút.

Cơn đau thường xuất hiện ở các cơ bắp lớn như bắp chân, đùi, lưng, cánh tay,… Nó có thể âm ỉ, nhói buốt hoặc lan ra các vùng xung quanh. Bên cạnh đó là cảm giác co thắt đột ngột, dữ dội ở một nhóm cơ hay còn gọi là vọp bẻ, thường xảy ra vào ban đêm hoặc khi tập luyện. Chuột rút thường xảy ra tại các cơ bắp ở chân một cách đột ngột và không tự chủ.

Đau nhức cơ bắp là triệu chứng thiếu canxi ở bà bầu
Đau nhức cơ bắp là triệu chứng thiếu canxi ở bà bầu

Răng vàng, dễ lung lay

Thành phần chính cấu tạo nên men răng và ngà răng là canxi. Khi thiếu canxi, men răng và ngà răng trở nên yếu ớt, dễ bị bào mòn bởi axit và vi khuẩn, dẫn đến tình trạng răng ố vàng, xỉn màu. Thiếu canxi cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của xương hàm, nơi nâng đỡ răng. Khi xương hàm yếu, răng dễ bị lung lay, thậm chí rụng sớm.

Móng tay giòn, dễ gãy

Dấu hiệu thiếu canxi ở bà bầu tiếp theo đó là móng tay giòn và dễ gãy. Bởi canxi là một trong những khoáng chất cấu tạo nên keratin – protein chính tạo nên móng tay. Khi thiếu canxi, móng tay trở nên yếu ớt, dễ gãy, xước và nứt nẻ.

Ngoài ra, móng tay yếu cũng có thể do các nguyên nhân khác như thiếu hụt vitamin và khoáng chất, tiếp xúc nhiều với hóa chất hoặc một số bệnh lý về móng.

Dấu hiệu thiếu canxi ở bà bầu – Chân tay tê mỏi

Canxi đóng vai trò quan trọng trong việc truyền dẫn tín hiệu thần kinh. Khi thiếu canxi, các tín hiệu thần kinh bị gián đoạn, dẫn đến tình trạng tê mỏi, ngứa ran ở các đầu ngón tay, ngón chân, hoặc lan rộng ra cả bàn tay, bàn chân. Thiếu canxi cũng ảnh hưởng đến việc lưu thông máu, khiến máu lưu thông đến các chi kém hơn,  dẫn đến tình trạng tê mỏi chân tay. Tình trạng này thường xảy ra vào ban đêm hoặc khi ngồi lâu một chỗ.

Co giật các cơ mặt và bàn tay

Tương tự như trên, khi thiếu canxi, các tín hiệu thần kinh bị gián đoạn sẽ dẫn đến co cơ không tự chủ, gây ra các cơn co giật. Co giật cơ mặt và bàn tay là một trong những biểu hiện của thiếu canxi, đặc biệt là ở trẻ em và phụ nữ mang thai. Tình trạng này thường xảy ra khi cơ thể bị thiếu canxi nghiêm trọng. Ngoài ra cũng cần lưu ý đến các yếu tố khác như quá mệt mỏi căng thẳng, thiếu hụt vitamin và khoáng chất, tác dụng phụ của thuốc hoặc những bệnh lý liên quan. [3] What happens when calcium levels are low? – Ngày truy cập: 25/05/2024.
https://www.medicalnewstoday.com/articles/321865

3. Bổ sung canxi đúng cách cho mẹ bầu như thế nào?

Từ những biểu hiện thiếu canxi ở bà bầu kể trên mẹ đã có thể hiểu được phần nào về cơ thể của mình, từ đó tìm cách bổ sung canxi phù hợp. Có 2 nguồn để bổ sung canxi cho bà bầu đó là từ thực phẩm giàu canxi và từ các viên uống bổ sung.

Bổ sung qua thực phẩm

Một số thực phẩm, rau và hoa quả giàu canxi phù hợp với mẹ bầu và rất phổ biến hiện nay như:

  • Sữa và các chế phẩm từ sữa: Sữa, phô mai, sữa chua là nguồn cung cấp canxi dồi dào và dễ hấp thu cho mẹ bầu.
  • Rau xanh đậm: Rau bina, cải xoăn, bông cải xanh, súp lơ xanh,… chứa hàm lượng canxi cao cùng nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể.
  • Cá và hải sản: Cá hồi, cá thu, tôm, cua,… cung cấp canxi và vitamin D giúp cơ thể hấp thu canxi tốt hơn.
  • Các loại đậu: Đậu đen, đậu xanh, đậu lăng,… là nguồn thực phẩm giàu canxi và protein tốt cho mẹ bầu.
  • Hạt và quả hạch: Hạnh nhân, óc chó, hạt chia, mè đen,… chứa lượng canxi và chất béo tốt dồi dào.
  • Hoa quả: cam, dâu tằm, sung, chà là… là lựa chọn tuyệt vời để bổ sung canxi và các vitamin cho mẹ bầu.
Thực phẩm giàu canxi phù hợp cho mẹ bầu
Thực phẩm giàu canxi phù hợp cho mẹ bầu

Thực phẩm là nguồn canxi dễ sử dụng và dễ kiếm nhất. Tuy nhiên cơ thể mẹ chỉ có thể hấp thu tối đa 20% canxi từ các loại thực phẩm, vậy nên rất khó để đáp ứng đủ nhu cầu canxi cho mẹ nếu chỉ dùng các thực phẩm giàu canxi kể trên. Chính vì vậy, mẹ bầu cần kết hợp thêm các viên uống bổ sung canxi.[4] Calcium – Ngày truy cập: 25/05/2024.
https://nutritionsource.hsph.harvard.edu/calcium/

Bổ sung qua TPCN

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều sản phẩm thực phẩm chức năng bổ sung canxi. Tuy nhiên để lựa chọn được sản phẩm tốt và chất lượng không phải điều dễ dàng. Có 4 tiêu chí để lựa chọn sản phẩm phù hợp đó là:

  • An toàn: sản phẩm phải đạt các tiêu chuẩn về chất lượng và không gây ảnh hưởng đến mẹ và thai nhi
  • Dễ hấp thu: canxi dễ hấp thu thường ở dưới dạng muối hữu cơ hoặc canxi tảo biển.
  • Hàm lượng vừa phải: hàm lượng quá ít sẽ không cung cấp đủ nhu cầu cho mẹ, dư thừa canxi sẽ để lại hậu quả liên quan đến thận – tiết niệu.
  • Thương hiệu uy tín: sản phẩm phải có nguồn gốc rõ ràng, đến từ các thương hiệu uy tín và đã được chứng minh bởi các chuyên gia và được nhiều người tin tưởng lựa chọn.

Canxi tảo biển Menacal – lựa chọn tuyệt vời cho mẹ bầu

Canxi tảo biển Menacal là sản phẩm đáp ứng đủ 4 tiêu chí trên. Sản phẩm đã vượt qua các tiêu chí về kiểm định an toàn và chất lượng của Tổ chức sức khỏe châu Âu nên mẹ bầu hoàn toàn có thể yên tâm lựa chọn.

Menacal với thành phần an toàn từ tảo biển đỏ và san hô kết hợp bộ đôi D3 – K2 và các khoáng chất kẽm, magie, selen giúp tăng khả năng hấp thu canxi và không gây ra các rối loạn đường tiêu hóa. Đặc biệt Menacal mang lại hiệu quả rất nhanh, chỉ với 2 tuần sử dụng đã giúp mẹ bầu giảm các triệu chứng đau nhức, tê mỏi xương khớp, chuột rút. Hiệu quả này đã được kiểm chứng bởi các chuyên gia và từ phản hồi của những người sử dụng trước đó.

Menacal là một lựa chọn tuyệt vời để bổ sung canxi cho mẹ bầu
 Menacal là một lựa chọn tuyệt vời để bổ sung canxi cho mẹ bầu

Các mẹ đã nắm rõ các dấu hiệu thiếu canxi ở bà bầu rồi đúng không? Hi vọng rằng qua bài viết trên đây mẹ sẽ lựa chọn được những thực phẩm, sản phẩm bổ sung canxi chất lượng và phù hợp với mình. Hãy liên hệ qua hotline 1900 636 985 hoặc để lại thông tin trên website menacal.vn để được tư vấn kịp thời mẹ nhé. Menacal chúc mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh!

References

References
1 Calcium – Ngày truy cập: 25/05.
https://ods.od.nih.gov/factsheets/Calcium-Consumer/
2 Signs and Symptoms of Calcium Deficiency – Ngày truy cập: 25/05/2024.
https://www.health.com/calcium-deficiency-symptoms-7976013
3 What happens when calcium levels are low? – Ngày truy cập: 25/05/2024.
https://www.medicalnewstoday.com/articles/321865
4 Calcium – Ngày truy cập: 25/05/2024.
https://nutritionsource.hsph.harvard.edu/calcium/