Nguyên nhân bệnh còi xương ở trẻ và cách phòng ngừa

Nguyên nhân bệnh còi xương ở trẻ và cách phòng ngừa

21/10/2024 6 lượt xem

Bệnh còi xương có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến nhất là ở trẻ em. Hiểu rõ các nguyên nhân bệnh còi xương ở trẻ giúp bố mẹ có cách điều trị và phòng tránh hiệu quả. Trong bài sau, Menacal sẽ giúp bố mẹ tìm hiểu kỹ hơn những thông tin chi tiết về vấn đề này để xử lý đúng cách.

Tìm hiểu về bệnh còi xương

Bệnh còi xương là tình trạng xương bị mềm, yếu và dễ gãy hơn so với bình thường. Nguyên nhân là bởi cơ thể bị thiếu hụt chất dinh dưỡng hay bị rối loạn chuyển hóa vitamin D, canxi hay phốt pho.

Đối tượng dễ bị mắc bệnh là trẻ em ở những vùng thiếu ánh nắng mặt trời hoặc trẻ được bao bọc quá kỹ nên không được tắm nắng, gây ra tình trạng thiếu vitamin D. Bên cạnh đó, trẻ sinh non, sinh đôi hay sinh ba cũng dễ gặp tình trạng còi xương do con không được cung cấp đủ các chất dinh dưỡng như khi còn ở trong bụng mẹ. [1]Rickets. Truy cập ngày 17/10/2024.
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/rickets/symptoms-causes/syc-20351943

Bệnh còi xương chỉ hiện tượng xương bị mềm, yếu và dễ gãy hơn bình thường
Bệnh còi xương chỉ hiện tượng xương bị mềm, yếu và dễ gãy hơn bình thường

Nguyên nhân bệnh còi xương ở trẻ

Bệnh còi xương ở trẻ nhỏ là vấn đề khiến nhiều bậc phụ huynh phải đau đầu. Nguyên nhân bệnh còi xương ở trẻ thường gặp bao gồm:

Thiếu hụt vitamin D

Phần lớn các trường hợp bị còi xương ở trẻ nhỏ là do thiếu vitamin D. Vitamin D là loại vitamin tan trong chất béo và có trong các thực phẩm như gan, trứng, cá, sữa… Tuy nhiên nguồn cung cấp vitamin D chủ yếu là do cơ thể tổng hợp vitamin D từ ánh sáng mặt trời. 

Vitamin D có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của hệ xương và răng, giúp cơ thể hấp thụ được canxi và phốt pho. Khi cơ thể thiếu hụt vitamin D, hàm lượng canxi và phốt pho trong máu giảm xuống, khiến cho cơ thể phải lấy các dưỡng chất từ xương để phục vụ cho các hoạt động sống, từ đó gây ra tình trạng còi xương.

Trẻ nhỏ ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời bởi những nguyên nhân như nhà chật chội, thiếu ánh sáng, trẻ sinh vào mùa đông mặc nhiều quần áo, trẻ không được ra bên ngoài tắm nắng hay ở vùng cao có nhiều mây mù.. cũng sẽ khiến cho quá trình tự tổng hợp vitamin D của cơ thể bị ảnh hưởng và làm tăng nguy cơ bị còi xương.

Thiếu hụt vitamin D là nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ còi xương
Thiếu hụt vitamin D là nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ còi xương

Thiếu hụt canxi và phốt pho

Canxi và phốt pho là các khoáng chất rất cần thiết cho sự phát triển hệ xương của trẻ nhỏ, với 99% lượng canxi của cơ thể nằm ở xương và 85% lượng phốt pho của cơ thể tìm thấy trong xương. 

Canxi không chỉ hỗ trợ việc hình thành và bảo vệ hệ xương, răng của trẻ mà còn tham gia vào quá trình hoạt động của tế bào thần kinh, tế bào cơ bắp, hỗ trợ cho chức năng của tim cũng như giúp đào thải độc tố. Trong khi phốt pho là nguyên tố thiết yếu tham gia vào quá trình hình thành xương và răng, đồng thời tham gia vào quá trình trao đổi chất của cơ thể.

Thiếu hụt canxi và phốt pho cũng là nguyên nhân ra tình trạng bệnh còi xương ở trẻ nhỏ, khiến cho trẻ có thể bị chậm phát triển xương và răng, tăng nguy cơ bị chấn thương xương, suy dinh dưỡng, suy giảm miễn dịch, thiếu máu.

Bệnh còi xương nguyên nhân do thiếu hụt canxi và phốt pho gây ra thường do chế độ dinh dưỡng của trẻ thiếu cả vitamin D, canxi và tỷ lệ phốt pho thấp. Chế độ ăn nhiều phytat (thường có trong tinh bột), oxalat (tìm thấy nhiều trong rau củ) và nhiều chất xơ cũng sẽ giảm sự hấp thu canxi của cơ thể. Trẻ nhỏ gặp các vấn đề tiêu hóa cũng là nguyên nhân làm giảm khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của cơ thể, giảm hấp thu canxi và phốt pho.

Yếu tố di truyền và môi trường sống

Những yếu tố về di truyền và môi trường sống cũng là nguyên nhân bệnh còi xương cần lưu ý:

  • Di truyền: Di truyền cũng là yếu tố gây ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ. Một số trường hợp trẻ bị còi xương có thể xảy ra do sự rối loạn di truyền, tuy nhiên điều này rất hiếm gặp. Ví dụ, bệnh còi xương do giảm phosphat huyết làm cho nồng độ phosphat trong máu và xương giảm xuống, gây ra tình trạng xương mềm, yếu hơn.
  • Môi trường sống và điều kiện kinh tế: Môi trường sống kém, thiếu vệ sinh, nguồn nước ô nhiễm, điều kiện kinh tế khó khăn.. Cũng có thể gây ra nhiều tác động tới sức khỏe và sự phát triển của trẻ nhỏ. Trẻ sống trong môi trường không lành mạnh dễ mắc các bệnh lý nhiễm trùng, còi xương, suy dinh dưỡng.
  • Chế độ ăn kém dinh dưỡng: Trẻ thiếu sữa mẹ, ăn bột quá nhiều hoặc trong bột có chứa nhiều acid phytic sẽ cản trở sự hấp thụ canxi của cơ thể..
Trẻ có chế độ dinh dưỡng nghèo nàn, thiếu chất dễ bị còi xương
Trẻ có chế độ dinh dưỡng nghèo nàn, thiếu chất dễ bị còi xương

Sinh non hoặc thiếu cân

Nhiều trẻ bị sinh non, nhẹ cân khi sinh cũng là đối tượng dễ bị còi xương. Trẻ sinh non có nguy cơ bị còi xương do con chưa tích tụ đủ lượng vitamin D như khi còn trong bụng mẹ. Trong khi trẻ nhẹ cân, có cân nặng lúc sinh dưới 2.500gr có nguy cơ còi xương cao hơn những trẻ bình thường bởi cơ thể của con không dự trữ đủ muối khoáng và canxi trong thời kỳ bào thai, hệ thống men tham gia chuyển hóa vitamin D còn yếu kém. [2]Rickets. Truy cập ngày 17/10/2024.
https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/22459-rickets

Phòng ngừa bệnh còi xương ở trẻ

Dưới đây là một số biện pháp mà bố mẹ có thể tham khảo và áp dụng ngay để phòng ngừa bệnh còi xương cho bé:

Bổ sung canxi và vitamin D hợp lý

Canxi và vitamin D là các dưỡng chất rất quan trọng với cơ thể, đặc biệt góp phần xây dựng xương, giúp cho xương khớp khỏe mạnh và tăng cường sức khỏe lâu dài. Bố mẹ nên tăng thêm các loại thực phẩm giàu canxi và vitamin D cho trẻ như: [3]What to Know About Rickets. Truy cập ngày 17/10/2024.
https://www.webmd.com/children/what-to-know-rickets

  • Cá hồi: Là loại cá béo giàu acid béo Omega-3 và chứa hàm lượng canxi, vitamin D dồi dào, giúp trẻ phát triển trí não, hệ thần kinh, đồng thời đẩy lùi chứng mất tập trung, tăng cường thị lực, giúp bé phát triển chiều cao và cân nặng.
  • Sữa chua: Sữa chua là thực phẩm có chứa hàm lượng protein và lợi khuẩn tốt. Một khẩu phần sữa chua thông thường có tới 200mg canxi, là nguồn cung cấp dinh dưỡng quan trọng cùng các loại dưỡng chất cần thiết khác cho bé như vitamin A, vitamin D, phốt pho, kali, vitamin B12, vitamin B2.
  • Sữa: Là lựa chọn giúp bổ sung canxi và vitamin D tuyệt vời phù hợp cho trẻ. Sữa có chứa nguồn canxi tự nhiên cùng với magie và các loại khoáng chất khác.
  • Trứng: Trứng là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, không chỉ bổ sung canxi mà còn giàu vitamin D, giúp đáp ứng tới 6% nhu cầu vitamin D hàng ngày.
  • Rau chân vịt: Nếu trẻ không thích uống sữa, mẹ có thể thêm rau chân vịt vào khẩu phần ăn của con. Một bát rau chân vịt nấu chín chứa tới 25% hàm lượng canxi khuyến nghị trong ngày, cùng với hàm lượng sắt, vitamin A và chất xơ phong phú.
Tăng cường thêm cho trẻ nhiều thực phẩm giàu canxi và vitamin D hàng ngày
Tăng cường thêm cho trẻ nhiều thực phẩm giàu canxi và vitamin D hàng ngày

Bên cạnh việc bổ sung vitamin D và canxi qua chế độ dinh dưỡng, bố mẹ nên kết hợp cho con tắm nắng đúng cách để cơ thể trẻ tổng hợp vitamin D hiệu quả. Thời gian tắm nắng lý tưởng cho trẻ khoảng từ 15-30 phút trong khung giờ 9 giờ sáng tới 3 giờ chiều. Khi tắm nắng, cần lưu ý bảo vệ da cho trẻ với kem chống nắng và che chắn cẩn thận để bảo vệ làn da nhạy cảm của con.

Trong trường hợp chế độ ăn của con không đáp ứng đủ nhu cầu về canxi cần thiết, bố mẹ hãy dùng thêm thực phẩm bổ sung cho con. Một trong số những sản phẩm bổ sung canxi được yêu thích cho trẻ nhỏ hiện nay là Canxi EU tảo biển Menacal. Sản phẩm cung cấp canxi từ tảo biển kết hợp cùng vitamin D3K2, hỗ trợ hấp thụ canxi và giúp hệ xương chắc khỏe. Sản phẩm là lựa chọn tuyệt vời dành cho trẻ trong giai đoạn phát triển.

Canxi EU Menacal chiết xuất từ tảo biển đỏ tự nhiên
Canxi EU Menacal chiết xuất từ tảo biển đỏ tự nhiên

Xây dựng chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng

Theo Viện Dinh Dưỡng, việc xây dựng chế độ dinh dưỡng cho trẻ còi xương cần đảm bảo cung cấp đủ 4 nhóm chất chính gồm có: Tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Trẻ cần được bổ sung nhóm vi chất giúp xương phát triển như canxi, vitamin D, phốt pho, kẽm, sắt. 

Mỗi bữa ăn của con cần được tăng cường chất béo từ dầu hay mỡ bởi chất béo đóng vai trò hấp thu vitamin D rất tốt. Chú ý hàm lượng vi chất trẻ cần khoảng 400-600 IU vitamin D và khoảng 700-1.000 mg canxi mỗi ngày. 

Mẹ cần tránh cho trẻ dùng các món thức ăn nhanh, đồ ngọt, đồ uống có gas bởi đây là những thực phẩm làm giảm khả năng hấp thu canxi và gây ra các bệnh lý khác có thể gặp phải ở trẻ nhỏ.

Khám sức khỏe định kỳ

Đưa trẻ đi thăm khám sức khỏe định kỳ sẽ giúp mẹ theo sát tình trạng sức khỏe của con và phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường nếu có. Nếu trẻ có triệu chứng thiếu hụt vitamin, khoáng chất, mẹ có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý và khoa học cho trẻ.

Bài viết trên đã cung cấp những là những thông tin cần thiết giúp bố mẹ hiểu được nguyên nhân bệnh còi xương thông tin liên quan tới vấn đề này. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, bố mẹ hãy truy cập vào hotline 1900 636 985, hay truy cập website menacal.vn để biết thông nhiều thông tin hơn.

References

References
1 Rickets. Truy cập ngày 17/10/2024.
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/rickets/symptoms-causes/syc-20351943
2 Rickets. Truy cập ngày 17/10/2024.
https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/22459-rickets
3 What to Know About Rickets. Truy cập ngày 17/10/2024.
https://www.webmd.com/children/what-to-know-rickets