Xương chày là xương lớn ở cẳng chân, có vai trò quan trọng trong việc giữ thăng bằng và đi lại. Bị gãy xương sẽ ảnh hưởng tới cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Vậy khi bị gãy xương chày bao lâu thì lành? Bạn hãy đọc ngay bài viết sau của Menacal để trả lời câu hỏi này.
Thời gian gãy xương chày bao lâu thì lành?
Hiện tượng gãy xương chày không hiếm gặp và nằm trong số những trường hợp bị gãy xương chân phổ biến. Vậy khi gãy xương chày bao lâu thì lành?
Thời gian lành vết gãy xương chày sẽ tùy thuộc vào từng trường hợp gãy xương nhẹ hay nặng và tùy vào cơ địa của mỗi người, cụ thể: [1]Tibia Fracture Treatment and Recovery. Truy cập ngày 2/3/2025.
https://www.orthovirginia.com/blog/tibia-fracture-treatment-and-recovery/
- Gãy xương chày đơn giản: Thời gian hồi phục xương gãy cần từ 6-12 tuần.
- Gãy xương chày phức tạp hoặc có phẫu thuật: Thời gian làm lành xương gãy cần từ 3-6 tháng.
- Trường hợp đặc biệt (gãy hở, chậm liền xương) Thời gian xương lành lại có thể kéo dài hơn 6 tháng.

Các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian hồi phục xương chày
Thời gian hồi phục xương chày sẽ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như sau:
Mức độ nghiêm trọng của chấn thương xương
Xương chày có thể gãy ở nhiều mức độ và tình trạng cụ thể khác nhau, có trường hợp bị gãy kín, gãy hở, gãy di lệch hay gãy không di lệch… với mỗi kiểu gãy xương khác nhau thì thời gian lành xương cũng khác nhau.
Những trường hợp gãy xương chày nhẹ và không bị tổn thương tới nhiều mô mềm, dây chằng hay khớp thì thời gian hồi phục sẽ sớm hơn so với tình huống gãy xương nặng, dập nát xương.

Vị trí gãy
Vị trí gãy xương cũng là yếu tố tác động tới thời gian liền xương. Ví dụ bị gãy xương ở đầu trên xương chày, thân xương hay đầu dưới xương chày đều cần khoảng thời gian khác nhau để lành lại và cử động bình thường.
Nhiều trường hợp người bệnh cũng thắc mắc nếu gãy xương mâm chày bao lâu thì lành. Bạn cần đi khám để biết thời gian lành xương cụ thể và phương án điều trị từ bác sĩ.
Phương pháp điều trị
Lựa chọn phương pháp điều trị gãy xương khác nhau như bó bột, phẫu thuật (đinh, nẹp vít,…) cũng ảnh hưởng tới thời gian xương lành lại. Người bệnh cần chú ý xem cách điều trị đang thực hiện có hiệu quả không.
Lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp sẽ giúp thời gian lành xương rút ngắn hơn, mức độ phục hồi xương cũng tốt hơn và hỗ trợ quá trình phục hồi chức năng đi lại sau này.

Tuổi tác
Tuổi tác càng cao thì tốc độ hồi phục vết thương càng lâu, do cấu trúc xương của người trưởng thành đã hoàn thiện. Những người trẻ thường lành xương nhanh hơn người lớn tuổi vì cấu trúc xương chưa hoàn thiện và vẫn đang trong giai đoạn phát triển. [2]Why Older Bones Are so Difficult to Heal. Truy cập ngày 2/3/2025.
https://fracturehealing.ca/why-older-bones-are-so-difficult-to-heal/
Sức khỏe tổng thể
Những người bị bệnh mãn tính như tiểu đường, loãng xương có thể làm chậm quá trình lành xương. Việc sử dụng các loại thuốc như corticosteroid và các chất ức chế miễn dịch khác cũng ảnh hưởng tới quá trình liền xương.
Chế độ dinh dưỡng
Những người bệnh có chế độ dinh dưỡng phù hợp, bổ sung đủ chất cho cơ thể và hệ xương khớp sẽ giúp rút ngắn thời gian làm lành vết xương gãy. Nhưng nếu chế độ ăn nghèo nàn dinh dưỡng hay bị thiếu hụt các chất cần thiết cho sức khỏe xương khớp như canxi hay vitamin D sẽ khiến xương khớp lâu lành hơn.
Thói quen sinh hoạt
Thói quen sinh hoạt như hút thuốc lá cũng có thể làm chậm quá trình lành xương, bởi hút thuốc sẽ làm co mạch máu, giảm lưu thông máu cũng như tác động tới quá trình hình thành xương mới.
6 sai lầm khiến xương chày lâu lành hơn
Xương chày có thể lâu lành hơn nếu như người bệnh mắc phải những sai lầm sau đây:
Tự ý tháo nẹp/bó bột quá sớm
Khi tự ý tháo nẹp/bó bột quá sớm thì có thể xương chưa liền hẳn, khả năng chịu lực của xương chưa đảm bảo, tổn thương ở xương chưa lành sẽ khiến người bệnh có nguy cơ bị gãy xương trở lại hoặc tác động tới vết thương mới lành.
Không bổ sung đủ canxi & vitamin D
Cơ thể không bổ sung đủ canxi và vitamin D sẽ khiến quá trình chữa lành xương bị gãy có thể gián đoạn, khiến cho xương chậm liền hơn. Do đó, người bị gãy xương cần bổ sung đủ vi chất cơ thể cần khoảng 1.000 – 1.200mg canxi để đảm bảo sự chắc khỏe của hệ xương.[3]Unique Benefits Of Calcium & Vitamin-D Supplementation While Healing A Fracture. Truy cập ngày 2/3/2025.
https://www.crortho.com/wound-care/benefits-calcium-vitamin-d-while-healing-a-fracture/

Ít vận động, sợ đau nên không tập phục hồi
Sau khi xương lành lại, người bệnh cần tập vật lý trị liệu và vận động nhẹ nhàng giúp cơ và chức năng vận động sớm hồi phục. Nhiều người bệnh ít vận động, sợ đau nên không tập phục hồi sẽ khiến cho cơ yếu, cơ thể mất cân bằng.
Tăng cân quá nhanh khi chưa đi lại được
Thừa cân béo phì sẽ khiến cho hàm lượng chất béo trong cơ thể tăng cao, kích thích quá trình viêm. Bên cạnh đó, việc lên cân quá nhanh khi cơ thể chưa phục hồi, người bệnh chưa đi lại được sẽ gây áp lực lớn lên xương, gây đau và khó khăn trong quá trình tập vận động.
Không theo dõi dấu hiệu nhiễm trùng sau phẫu thuật
Nhiễm trùng sau phẫu thuật là tình trạng không hiếm gặp và có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng tới sức khỏe nếu người bệnh không theo dõi sát sao. Một số triệu chứng nhiễm trùng có thể gặp phải như sưng, nóng đỏ, đau xung quanh vùng tổn thương, khiến khớp khó cử động, tạo ổ mủ gây viêm..

Lạm dụng thuốc giảm đau
Một trong những sai lầm làm cho xương lâu lành là lạm dụng thuốc giảm đau, ví dụ như nhóm thuốc giảm đau opioid có thể ảnh hưởng tới quá trình lành lại của xương, lạm dụng thuốc corticosteroid có thể làm tăng tình trạng loãng xương và các vấn đề liên quan tới xương khớp..
Trên đây là một số thông tin giúp bạn giải đáp được vấn đề về thời gian gãy xương chày bao lâu thì lành và một số sai lầm cần tránh trong quá trình hồi phục xương gãy. Nếu bạn cần biết thêm các thông tin chi tiết khác hoặc cần giải đáp các vấn đề liên quan, đừng ngần ngại mà hãy truy cập ngay vào website menacal.vn hay liên hệ tới đường dây nóng 1900 636 985.
References
↑1 | Tibia Fracture Treatment and Recovery. Truy cập ngày 2/3/2025. https://www.orthovirginia.com/blog/tibia-fracture-treatment-and-recovery/ |
---|---|
↑2 | Why Older Bones Are so Difficult to Heal. Truy cập ngày 2/3/2025. https://fracturehealing.ca/why-older-bones-are-so-difficult-to-heal/ |
↑3 | Unique Benefits Of Calcium & Vitamin-D Supplementation While Healing A Fracture. Truy cập ngày 2/3/2025. https://www.crortho.com/wound-care/benefits-calcium-vitamin-d-while-healing-a-fracture/ |