Bị tiền sản giật nên ăn gì? 6 loại thực phẩm tốt cho phụ nữ tiền sản giật

Bị tiền sản giật nên ăn gì? 6 loại thực phẩm tốt cho phụ nữ tiền sản giật

06/08/2024 80 lượt xem

Đối với phụ nữ mang thai, đặc biệt thai phụ bị tiền sản giật, việc cung cấp dinh dưỡng hợp lý là vô cùng quan trọng. Nhưng cung cấp như thế nào cho đúng, đủ lại càng quan trọng hơn. Vậy bị tiền sản giật nên ăn gì? Mỗi bữa nên cung cấp cho cơ thể lượng dinh dưỡng bao nhiêu là đủ? Hãy để Menacal giải đáp thắc mắc này giúp bạn nhé!

Tổng quan về tiền sản giật

Tiền sản giật là một hội chứng bệnh lý thai nghén và thường xuất hiện trong nửa cuối của thai kỳ. Đặc trưng của bệnh lý này là tình trạng tăng huyết áp, protein trong nước tiểu và có thể kèm theo các rối loạn ở nhiều cơ quan khác trong cơ thể.

Các triệu chứng thường gặp của tiền sản giật bao gồm: tăng huyết áp đột ngột, đau đầu dữ dội, mờ mắt, nhạy cảm với ánh sáng, đau bụng trên, buồn nôn, nôn, giảm lượng nước tiểu… Tuy nhiên không phải tất cả phụ nữ mang thai bị tiền sản giật đều phải có đầy đủ các triệu chứng này.

Tiền sản giật nếu như không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và bé, có thể kể đến như: sinh non, nhau bong non, suy thai, tiền sản giật nặng, sản giật, thậm chí dẫn đến tử vong. [1]Pre-Eclampsia – Truy cập ngày: 31/07/2024.
https://www.healthlinkbc.ca/pregnancy-parenting/pregnancy/risks-and-complications-during-pregnancy/pre-eclampsia

Đọc thêm: 

9 nguyên nhân tiền sản giật mà mẹ cần biết

Nguyên tắc chung và phác đồ điều trị tiền sản giật

Tất tần tật những điều mẹ cần biết về xét nghiệm tiền sản giật

Phụ nữ bị tiền sản giật nên ăn gì?
Phụ nữ bị tiền sản giật nên ăn gì?

Chế độ dinh dưỡng đối với thai phụ bị tiền sản giật

Mẹ bầu cần nắm rõ chỉ số về nhu cầu năng lượng của cơ thể để có thể phục hồi và duy trì sức khỏe cơ thể tốt nhất. Cụ thể:

Nhu cầu năng lượng:

  • Ba tháng đầu thai kỳ: E = 30 – 35 kcal/kg/ngày + 50kcal; giai đoạn này thai nhi còn nhỏ và mẹ bầu thường bị ốm nghén, chán ăn, nên nhu cầu năng lượng không tăng quá nhiều so với trước khi mang thai.
  • Ba tháng giữa thai kỳ: E = 30 – 35 kcal/kg/ngày + 250kcal; đây là giai đoạn thai nhi phát triển khá nhanh.
  • Ba tháng cuối thai kỳ: E = 30 – 35 kcal/kg/ngày + 450kcal, giai đoạn thai nhi phát triển mạnh mẽ nhất.

Trong đó, tỉ lệ % các dưỡng chất trên tổng năng lượng như sau:

  • Carbohydrate: 55 – 60%
  • Protein: 15 – 20% (với protein động vật > 50%)
  • Chất béo: 20 – 25% (ưu tiên chất béo không bão hòa đơn và đa)

Bên cạnh đó:

  • Tăng cường thêm chất xơ: 25-30g/ngày
  • Muối: < 6g/ngày. Lưu ý: 2 – 3 g/ngày ở giai đoạn cuối thai kỳ
  • Bổ sung đủ các vitamin và các vi chất cần thiết
  • Lượng nước không quá 1 lít/ngày.

Bị tiền sản giật nên ăn gì?

Vậy mẹ bầu bị tiền sản giật nên ăn gì? Dưới đây là một số loại thực phẩm rất tốt cho người bị tiền giật, mẹ hãy tham khảo nhé.

Thực phẩm giàu canxi

Canxi giúp ổn định huyết áp, giảm co thắt mạch máu và góp phần bảo vệ thận. Hơn nữa, canxi còn có tác dụng phòng ngừa bệnh tiền sản giật rất hiệu quả. Các thực phẩm giàu canxi mà mẹ bầu không nên bỏ qua là:

  • Sữa và các sản phẩm từ sữa: Sữa, sữa chua, phô mai là những nguồn cung cấp canxi dồi dào và rất dễ hấp thu.
  • Hải sản: Tôm, cua, cá nhỏ xương mềm cung cấp canxi và nhiều dưỡng chất khác.
  • Rau lá xanh đậm: Cải xoăn, rau bina, cải thìa chứa nhiều canxi và vitamin K, giúp tăng cường hấp thu canxi.
  • Đậu và hạt: Đậu nành, đậu đen, hạnh nhân, hạt chia là nguồn cung cấp canxi thực vật cô cùng tốt.
  • Các loại rau củ màu cam: Cà rốt, bí đỏ không chỉ giàu beta-caroten mà còn chứa hàm lượng canxi đáng kể.
Bổ sung các thực phẩm giàu canxi cho người bị tiền sản giật
Bổ sung các thực phẩm giàu canxi cho người bị tiền sản giật

Thực phẩm giàu chất xơ

Chế độ ăn nhiều chất xơ được khuyến nghị cho phụ nữ mang thai và những người có nguy cơ tiền sản giật. Mục tiêu hấp thụ chất xơ là 25 – 30 g/ngày để giảm nguy cơ. Chất xơ trong chế độ ăn có thể được tìm thấy trong yến mạch, ngũ cốc ăn sáng, bánh mì và mì ống nguyên cám, khoai tây (còn vỏ), khoai lang. Các nguồn khác bao gồm đậu, đậu Hà Lan, trái cây, rau và hạt như hạt lanh và hạt chia…

Thực phẩm giàu omega 3

Omega-3 – một loại axit béo không bão hòa, đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể đối với phụ nữ mang thai, nhất là những người đang đối mặt với nguy cơ tiền sản giật. [2]Dietary factors that affect the risk of pre-eclampsia – Truy cập ngày: 31/07/2024.
https://nutrition.bmj.com/content/5/1/118

Những thực phẩm giàu Omega-3 mẹ bầu nên bổ sung như:

  • Cá béo: Cá ngừ, cá hồi, cá trích, cá thu, cá mòi… là những nguồn cung cấp Omega-3 EPA và DHA dồi dào nhất.
  • Hải sản: Hàu, tôm, mực cũng chứa một lượng Omega-3 nhất định.
  • Hạt và dầu hạt: Hạt lanh, hạt chia, hạt óc chó, dầu hạt lanh, dầu hạt chia.
  • Đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành: sữa đậu nành, đậu phụ…

Thực phẩm giàu selen

Selen là chất thiết yếu để tạo thành selenocysteine, một thành phần của các selenoprotein chức năng có khả năng phòng ngừa tiền sản giật. Tình trạng selen không đủ cũng có thể gây ra tình trạng tăng huyết áp ở tiền sản giật. Do đó, mẹ hãy nạp đủ lượng selen cho cơ thể qua các thực phẩm như: thịt nội tạng, cá ngừ, một số hải sản có vỏ, trứng, ngũ cốc…

Thực phẩm giàu vitamin D

Vitamin D chống lại tiền sản giật thông qua việc điều chỉnh phản ứng viêm, thúc đẩy sự hình thành các mạch máu mới và làm giảm huyết áp. Một số bằng chứng cho thấy việc bổ sung vitamin D trong thai kỳ làm giảm nguy cơ tiền sản giật.

Theo khuyến cáo của Cơ quan Y tế Công cộng Anh và Viện Y học , phụ nữ mang thai nên bổ sung 10-25 μg/ngày  (400-1000 IU) lượng vitamin D để giảm nguy cơ thiếu hụt. Vitamin D có nhiều trong cá béo, trứng, nấm… hoặc mẹ có thể bổ sung thông qua các viên uống.

Men vi sinh (Prebiotic và Probiotic)

Sự khác biệt đã được quan sát thấy giữa hệ vi khuẩn đường ruột của phụ nữ tiền sản giật và phụ nữ huyết áp bình thường. Với những người bị tiền sản giật, tỷ lệ vi khuẩn gây bệnh tương đối cao hơn và ít vi khuẩn probiotic hơn. Probiotic có thể hỗ trợ giảm viêm và cũng đã được chứng minh là có tác dụng hạ huyết áp khi dùng cùng với các sản phẩm từ sữa (hoạt động như prebiotic).

Chính vì thế, men vi sinh cũng được khuyến cáo nên sử dụng ở phụ nữ có thai bị tiền sản giật. [3]PRE-ECLAMPSIA AND DIET – Truy cập ngày: 31/07/2024.
https://mynutriweb.com/pre-eclampsia-and-diet/

Men vi sinh có nhiều trong các sản phẩm từ sữa

Bị tiền sản giật kiêng ăn gì?

Bên cạnh những loại thực phẩm tốt cho người bị tiền sản giật, mẹ bầu cũng nên lưu ý và hạn chế sử dụng những thứ sau:

  • Thực phẩm chế biến sẵn: Đồ hộp, xúc xích, thịt nguội, đồ ăn nhanh…
  • Thực phẩm giàu natri: Đồ ăn nhanh, đồ ăn đóng hộp, đồ ăn vặt đóng gói, nước tương, bột ngọt…
  • Đồ uống có ga, nước ngọt: Các loại nước ngọt có ga, nước tăng lực…
  • Cà phê, trà đặc: Các loại đồ uống chứa caffeine.
  • Rượu bia: Hoàn toàn tránh.
  • Thực phẩm giàu chất béo bão hòa và trans fat: Thịt mỡ, da gà, đồ chiên rán…
  • Thực phẩm cay nóng: Tiêu, ớt…
  • Trái cây sấy khô: Trái cây sấy có đường.

Mong rằng bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết xung quanh chủ đề “bị tiền sản giật nên ăn gì”. Nếu có bất kỳ câu hỏi nào xin vui lòng truy cập website Menacal.vn hoặc liên hệ tới số hotline 1900 636 985 để nhận được tư vấn phù hợp nhất mẹ nhé!

References

References
1 Pre-Eclampsia – Truy cập ngày: 31/07/2024.
https://www.healthlinkbc.ca/pregnancy-parenting/pregnancy/risks-and-complications-during-pregnancy/pre-eclampsia
2 Dietary factors that affect the risk of pre-eclampsia – Truy cập ngày: 31/07/2024.
https://nutrition.bmj.com/content/5/1/118
3 PRE-ECLAMPSIA AND DIET – Truy cập ngày: 31/07/2024.
https://mynutriweb.com/pre-eclampsia-and-diet/