bà bầu ăn không tiêu bị nôn phải làm sao

Bà bầu ăn không tiêu bị nôn phải làm sao? 6 giải pháp cho mẹ bầu

11/07/2024 223 lượt xem

Một trong những vấn đề khó chịu thường gặp nhất khi mang thai là cảm giác khó tiêu, buồn nôn thường xuất hiện sau khi ăn. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến chế độ dinh dưỡng cũng như chất lượng cuộc sống của mẹ bầu. Vậy bà bầu ăn không tiêu bị nôn phải làm sao? Cùng Menacal tìm hiểu 6 giải pháp đơn giản mà cực kỳ hiệu quả trong bài viết dưới đây nhé!

Nguyên nhân bà bầu ăn không tiêu bị nôn

Nguyên nhân cụ thể khiến bà bầu ăn không tiêu bị nôn vẫn chưa được xác định. Một số yếu tố có mối liên hệ mật thiết với tình trạng này là:

Do thay đổi nội tiết

Nội tiết tố trong cơ thể phụ nữ mang thai có nhiều thay đổi làm chậm quá trình tiêu hóa thức ăn. Từ đó, triệu chứng ợ nóng, khó tiêu, trào ngược acid dạ dày xảy ra thường xuyên và gây nôn mửa. [1]Heartburn During Pregnancy: Causes and Treatment. Truy cập ngày 03/ 07/ 2024.
https://americanpregnancy.org/healthy-pregnancy/pregnancy-health-wellness/heartburn-during-pregnancy/

Do kích thước tử cung thay đổi

Thai nhi phát triển đồng nghĩa với việc tử cung mở rộng hơn. Đây có thể là nguyên nhân làm tắc nghẽn dạ dày, khiến axit dạ dày trào ngược lên thực quản gây nôn. Tình trạng này thường xuất hiện vào tam cá nguyệt thứ ba.

Do cơ thể sinh hơi

Lượng hơi trong dạ dày và ruột sản sinh nhiều hơn do sự thay đổi nồng độ hormone. Điều này gây căng tức, làm chậm quá trình tiêu hóa, mang lại cảm giác khó tiêu, buồn nôn và nôn.

Do táo bón

Táo bón khiến chất thải tích tụ trong dạ dày và ruột, làm cản trở quá trình tiêu hóa dẫn đến tức bụng, khó chịu và nôn. Mẹ bầu thường phải đối diện với tình trạng này trong thời gian dài do 2 nguyên nhân chính:

  • Thai nhi hấp thụ nước: Cơ thể người mẹ cung cấp nước cho thai nhi để bảo vệ và hỗ trợ sự phát triển. Điều này có thể khiến mẹ bị thiếu nước, dẫn đến phân khô và khó đi qua ruột.
  • Sử dụng viên uống sắt và canxi: Trong thời gian mang thai, mẹ cần bổ sung sắt và canxi để đảm bảo bé nhận đủ chất dinh dưỡng, phát triển toàn diện. Đây cũng là cách ngăn ngừa tình trạng thiếu máu, loãng xương ở mẹ bầu. Tuy nhiên, một số sản phẩm chứa sắt và canxi ở dạng khó hấp thu, nếu sử dụng trong thời gian dài có thể dẫn đến táo bón, khó tiêu, nôn. Vì vậy, mẹ bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ để lựa chọn viên uống phù hợp hạn chế tình trạng trên xảy ra. [2]Constipation during pregnancy | Pregnancy Birth and Baby. Truy cập ngày 03/ 07/ 2024.
    https://www.pregnancybirthbaby.org.au/constipation-during-pregnancy#
Phụ nữ mang thai thường bị táo bón
Phụ nữ mang thai thường bị táo bón

Do đái tháo đường thai kỳ

Lượng đường trong cơ thể tăng cao ảnh hưởng xấu đến khả năng tiêu hóa và xử lý thức ăn. Do đó, mẹ bầu bị đái tháo đường thai kỳ có thể thường xuyên cảm thấy khó tiêu và buồn nôn.

Một số thực phẩm gây đầy bụng

Bắp cải, hành, đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhiều đường tinh luyện, nước có gas… là những thực phẩm làm sản sinh hơi gây đầy bụng. Bà bầu ăn quá nhiều hoặc ăn nhanh có thể bị khó tiêu và nôn.

Do lười vận động

Vận động là cách giúp bộ máy tiêu hóa làm việc hiệu quả. Tuy nhiên, mang thai khiến mẹ gặp nhiều khó khăn trong quá trình di chuyển và luyện tập thể chất. Điều này làm tăng nguy cơ táo bón, chướng bụng, khó tiêu, trào ngược axit dạ dày, nôn.

Bà bầu ăn không tiêu bị nôn phải làm sao?

Vậy bà bầu ăn không tiêu bị nôn phải làm sao? Có nhiều giải pháp đơn giản giúp cải thiện thiện tình trạng này. Dưới đây là một số gợi ý cụ thể mà bạn có thể tham khảo và áp dụng: [3]Indigestion and heartburn in pregnancy – NHS. Truy cập ngày 03/ 07/ 2024.
https://www.nhs.uk/pregnancy/related-conditions/common-symptoms/indigestion-and-heartburn/

Uống đủ 8 -12 cốc nước mỗi ngày

Uống đủ 8 – 12 cốc nước mỗi ngày là cách hỗ trợ quá trình tiêu hóa diễn ra hiệu quả hơn và cải thiện chức năng của ruột. Bổ sung đủ nước cho cơ thể còn giúp làm mềm phân, ngăn ngừa tình trạng táo bón. Từ đó, các triệu chứng như: khó tiêu, buồn nôn và nôn sau khi ăn giảm dần.

Đọc thêm: HỎI ĐÁP: Uống nước gì tốt cho bà bầu 3 tháng đầu?

Bà bầu uống đủ nước để ngăn ngừa táo bón
Bà bầu uống đủ nước để ngăn ngừa táo bón

Thay đổi thói quen ăn uống

Thói quen ăn uống tác động không nhỏ đến khả năng tiêu hóa thức ăn của cơ thể. Bà bầu ăn không tiêu bị nôn nên lưu ý những vấn đề sau:

  • Chia nhỏ bữa ăn: Mẹ chia nhỏ thành 5 – 6 bữa ăn mỗi ngày thay vì 3 bữa lớn như bình thường. Đây là cách giảm áp lực lên dạ dày, giúp việc tiêu hóa diễn ra dễ dàng hơn mà vẫn đảm bảo đủ chất dinh dưỡng cho cả mẹ và bé.
  • Ăn chậm nhai kỹ: Ăn chậm nhai kỹ giúp thức ăn được nghiền nhỏ và thấm đều dịch tiêu hóa. Từ đó, quá trình tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng được cải thiện, giảm tình trạng khó tiêu, buồn nôn và nôn ở mẹ bầu.
  • Không ăn trước khi đi ngủ 1 – 2 giờ: Nếu nằm ngủ ngay sau khi ăn, dạ dày hoạt động không hiệu quả khiến việc tiêu hóa gặp nhiều khó khăn gây chướng bụng, khó tiêu. Dịch dạ dày có thể trào ngược lên thực quản dẫn đến buồn nôn, nôn. Vì vậy, mẹ bầu không nên ăn trước khi đi ngủ 1 – 2 giờ.

Chườm đá

Nhiệt độ lạnh làm giảm co thắt dạ dày, đẩy lùi tình trạng đầy bụng, buồn nôn, mang lại cho bạn cảm giác thoải mái, dễ chịu nhanh chóng. Mẹ bầu chỉ cần sử dụng một chiếc khăn mềm và mỏng, bọc đá, đắp nhẹ lên bụng trong khoảng 10 – 15 phút. Phương pháp này có thể thực hiện ngay khi cảm thấy chướng bụng, không tiêu bị nôn.

Ngủ nghiêng bên trái

Các chuyên gia khuyến khích phụ nữ mang thai nên ngủ nghiêng bên trái. Tư thế này làm giảm áp lực lên dạ dày, giúp thức ăn di chuyển dễ dàng trong hệ tiêu hóa và ngăn chặn tình trạng trào ngược acid lên thực quản.

Ngoài ra, ngủ nghiêng bên trái còn thúc đẩy lưu lượng máu mang oxy và các chất dinh dưỡng di chuyển trở lại tim, phổi, đặc biệt là nhau thai.

Ngủ nghiêng bên trái giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn
Ngủ nghiêng bên trái giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn

Ăn, uống các thực phẩm hỗ trợ tiêu hóa

Bà bầu ăn không tiêu bị nôn nên bổ sung thêm các thực phẩm sau trong thực đơn hàng ngày:

  • Nước ép cà rốt: Thức uống này có khả năng kích thích dịch vị, tăng cường tiêu hóa, làm mềm phân và ngăn ngừa táo bón. Vì vậy, nước ép cà rốt là sự lựa chọn lý tưởng cho phụ nữ mang thai bị đầy bụng, buồn nôn.
  • Nước chanh ấm: Uống một cốc nước chanh ấm vào mỗi buổi sáng giúp cơ thể sản xuất nhiều enzyme tiêu hóa hơn.
  • Sữa chua: Sữa chua nổi tiếng là thực phẩm giàu probiotic và vi khuẩn có lợi cho đường ruột, giảm nguy cơ táo bón.
  • Thực phẩm giàu chất xơ: Bà bầu ăn không tiêu bị nôn nên bổ sung thêm nhiều chất xơ có trong rau xanh (rau chân vịt, cải cúc, bông cải xanh…), trái cây (táo, lê, chuối…), ngũ cốc nguyên hạt (gạo lứt, yến mạch…). Chất xơ có khả năng thúc đẩy thức ăn di chuyển qua hệ tiêu hóa, hạn chế tình trạng đầy bụng, táo bón.
  • Một số loại thảo dược: Gừng, bạc hà, cam thảo… là những thảo dược có công dụng làm dịu dạ dày và hỗ trợ tiêu hóa. Mẹ bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ để sử dụng chúng an toàn, hiệu quả.

Tránh những loại thực phẩm khó tiêu

Bầu bầu không tiêu bị nôn nên hạn chế những thực phẩm sau:

  • Thực phẩm giàu đường tinh luyện: Bánh kẹo, kem và các sản phẩm chứa nhiều đường khác có thể làm tăng sản xuất axit dạ dày, gây đầy bụng và khó chịu.
  • Thực phẩm gây bí hơi: Như đã nói ở trên, bắp cải, hành, đồ ăn nhiều dầu mỡ, nước có gas… là những thực phẩm làm sản sinh hơi trong dạ dày. Nếu ăn quá nhiều, mẹ bầu có thể bị khó tiêu, buồn nôn.
  • Thức ăn lên men: Một số thực phẩm lên men như: dưa cải, kim chi chứa nhiều acid, đặc biệt là acid lactic, khiến dịch dạ dày tăng cao. Điều này có thể mang lại cảm giác khó chịu và tăng nguy cơ trào dịch dạ dày gây nôn.
  • Kẹo cao su: Khi nhai kẹo cao su, một lượng khí lớn vô tình bị nuốt vào dạ dày dẫn đến chướng bụng, khó tiêu.
Ăn quá nhiều kim chi làm tăng nguy cơ trào dịch dạ dày
Ăn quá nhiều kim chi làm tăng nguy cơ trào dịch dạ dày

Bà bầu ăn không tiêu bị nôn có nguy hiểm không?

Bà bầu ăn không tiêu bị nôn là bình thường và có thể gặp phải ở bất kỳ thời điểm nào của thai kỳ. Tình trạng này chủ yếu khiến mẹ khó chịu, gặp khó khăn trong việc ăn uống hàng ngày. Tuy nhiên, nếu xảy ra trong thời gian quá dài, mẹ bầu sẽ phải đối diện với những tình huống nguy hiểm như sau:

  • Thiếu chất dinh dưỡng: Khó tiêu, buồn nôn khiến mẹ chán ăn, không ăn uống đầy đủ, dẫn đến thiếu chất. Mẹ bị mệt mỏi, suy nhược, giảm khả năng miễn dịch. Trong khi đó, thai nhi có thể phát triển không toàn diện, cân nặng thấp khi sinh và đối diện với nhiều vấn đề sức khỏe khác.
  • Mất điện giải: Buồn nôn và nôn liên tục là nguyên nhân khiến cơ thể mẹ mất nước cũng như các chất điện giải. Từ đó, mẹ bầu có nguy cơ cao bị chóng mặt, hạ huyết áp, nhịp tim nhanh, rối loạn hoạt động cơ và thần kinh gây chuột rút. Đặc biệt, thai nhi có thể bị sinh non.

Vì vậy, bà bầu ăn không tiêu bị nôn trong thời gian dài kèm hiện tượng chán ăn, mệt lả, không tăng cân đúng mức cần đi khám bác sĩ để có phương án điều trị phù hợp.

Mong rằng bài viết trên giúp bạn giải đáp thắc mắc: “Bà bầu ăn không tiêu bị nôn phải làm sao?” và có giải pháp cải thiện hiệu quả. Để cập nhật thêm những thông tin liên quan đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi, mời bạn truy cập vào website menacal.vn hoặc liên hệ tới hotline 1900 636 985 để nhận được tư vấn từ các chuyên gia.

References

References
1 Heartburn During Pregnancy: Causes and Treatment. Truy cập ngày 03/ 07/ 2024.
https://americanpregnancy.org/healthy-pregnancy/pregnancy-health-wellness/heartburn-during-pregnancy/
2 Constipation during pregnancy | Pregnancy Birth and Baby. Truy cập ngày 03/ 07/ 2024.
https://www.pregnancybirthbaby.org.au/constipation-during-pregnancy#
3 Indigestion and heartburn in pregnancy – NHS. Truy cập ngày 03/ 07/ 2024.
https://www.nhs.uk/pregnancy/related-conditions/common-symptoms/indigestion-and-heartburn/