Canxi hóa bánh nhau hay vôi hóa bánh rau là tình trạng thường gặp ở phụ nữ mang thai. Đặc biệt, ở giai đoạn cuối thai kỳ, hiện tượng này sẽ xuất hiện nhiều hơn. Nhiều mẹ bầu thắc mắc rằng bị canxi hóa độ 2 có nên uống canxi nữa không? Câu trả lời nằm ở bài viết dưới đây.
Canxi hóa bánh nhau là gì? Có mấy cấp độ
Bánh nhau (nhau thai) là bộ phận liên kết giữa thai nhi và cơ thể mẹ bầu, giúp trao đổi dưỡng chất, đảm bảo nuôi dưỡng bào thai phát triển khoẻ mạnh. Bên cạnh đó, bánh nhau còn giúp ngăn cản các độc tố, các vi khuẩn xâm nhập và bảo vệ an toàn tối đa cho thai nhi. [1]Calcified Placenta in Pregnancy: Everything You Should Know – Truy cập ngày: 31/07/2024.
https://flo.health/pregnancy/pregnancy-health/complications/calcified-placenta-in-pregnancy
Canxi hóa bánh nhau hay vôi hóa bánh rau xảy ra khi các cặn canxi nhỏ, tròn tích tụ trên nhau thai, khiến nhau thai dần dần bị hư hỏng. Quá trình này diễn ra tự nhiên khi mẹ bầu gần đến cuối thai kỳ.
Nhau thai vôi hóa là một trong những dấu hiệu cho thấy sự lớn lên của thai nhi. Thực tế, nếu lượng canxi tích tụ lại ở mức cho phép thì sẽ không ảnh hưởng tới chức năng của bánh nhau và thai nhi.
Các chuyên gia chỉ ra rằng, mức độ canxi hóa bánh nhau sẽ gia tăng lên theo tuổi thai. Tới giai đoạn cuối thai kỳ (>38 tuần), ước tính mẹ bầu sẽ bị canxi hoá cấp độ 3. Dựa trên siêu âm, vôi hóa bánh rau sẽ được chia thành các cấp độ:
- Độ 0: Tuổi thai khoảng 31 ± 1 tuần
- Độ 1: Tuổi thai khoảng 34 ± 3,2 tuần
- Độ 2: Tuổi thai khoảng 37,6 ± 2,7 tuần
- Độ 3: Tuổi thai khoảng 38,4 ± 2,2 tuần
Bị canxi hóa độ 2 có nên uống canxi nữa không?
Nếu mẹ bầu bị canxi hóa độ 2 có nên uống canxi nữa không? Canxi hóa bánh nhau có thể xảy ra khi mẹ bầu tiêu thụ quá nhiều thực phẩm giàu canxi trong thai kỳ. Bổ sung canxi là việc làm cần thiết để đảm bảo sự phát triển toàn diện của thai nhi cũng như hỗ trợ chắc khỏe xương. Tuy nhiên, nếu lạm dụng canxi có thể gây hiện tượng canxi bị lắng đọng trong bánh nhau.
Canxi hóa độ 2 cho thấy mức độ canxi trong bánh nhau đã tăng lên trong quá trình mang thai.
Trong trường hợp mẹ bị canxi hóa độ 2, việc bổ sung canxi nên được điều chỉnh cũng như kiểm soát chặt chẽ bởi các bác sĩ chuyên khoa. Mẹ cần được đánh giá lại lượng canxi cần thiết, từ đó bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định phù hợp, đảm bảo sự phát triển của thai nhi mà không gây thừa canxi. Chăm sóc sức khỏe của mẹ và thai nhi trong giai đoạn này là vô cùng quan trọng để đảm bảo mẹ có một thai kỳ an toàn, khỏe mạnh.
Canxi hóa nhau thai có nguy hiểm không?
Hầu hết các thai phụ khi biết mình bị canxi hóa nhau thai thì rất lo lắng, sợ nhau thai sẽ vôi hóa nhanh khiến cho dinh dưỡng qua nhau thai nuôi thai nhi sẽ chậm hơn. Tuy nhiên, đa số hiện tượng này không hề đáng ngại mà thậm chí khá phổ biến. Điều này chỉ phản ánh sự lớn lên của thai nhi chứ không có nghĩa là bánh nhau đang bị thoái hóa.
Tuy nhiên trong một số trường hợp, sự tích tụ canxi hóa bánh nhau có thể gây nguy hiểm, đó là:
- Lắng đọng canxi ở vùng nào thì sẽ gây xơ hóa nhau thai ở vùng đó, gây tắc nghẽn mạch máu trong bánh nhau.
- Nếu phát triển thành canxi hóa độ 3 từ những tuần thai sớm sẽ làm chậm quá trình dinh dưỡng truyền từ mẹ sang con, thai nhi hấp thụ ít chất dinh dưỡng hơn và gây suy dinh dưỡng bào thai.
- Nếu thai đã quá ngày sinh, đi kèm bánh nhau bị vôi hóa nhiều sẽ có nguy cơ bị suy thai cao do thiếu oxy trầm trọng. Các thai này sẽ có tỷ lệ tử vong cao gấp 3 lần so với thai nhi khác.
- Nếu kéo dài đến tuần thứ 42, tốc độ vôi hóa bánh rau còn diễn ra nhanh hơn gây giảm lượng máu tập trung ở bánh nhau và ảnh hưởng đến trao đổi oxy. Tình trạng này nếu kéo dài lâu sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ do não bị thiếu oxy, cũng có thể gây ra suy thai, thai chết trong quá trình chuyển dạ hoặc ngay sau sinh vài tiếng. [2]Calcification of Placenta in Pregnancy – Truy cập ngày: 31/07/2024.
https://parenting.firstcry.com/articles/calcification-of-placenta-in-pregnancy/
Với tất cả mẹ bầu, kể cả chẩn đoán có vôi hóa hay không vôi hóa bánh nhau thì thai phụ cũng nên đi khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ. Nếu thai nhi đã đủ ngày đủ tháng mà thai phụ vẫn chưa có dấu hiệu trở dạ, bác sĩ sẽ có những can thiệp kịp thời để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.
Canxi hóa nhau thai khi nào là sớm? – Nguyên nhân
Canxi hóa nhau thai sớm là khi tình trạng vôi hóa nhau thai xảy ra trước tuần thai thứ 36, có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm cho mẹ và em bé.
Nguyên nhân gây canxi hóa nhau thai sớm
Hiện nay chưa thể xác định chính xác nguyên nhân gây vôi hóa bánh rau sớm, tuy nhiên các yếu tố sau đây có thể góp phần làm tăng nguy cơ canxi hóa nhau thai sớm:
- Tuổi mẹ lớn
- Bệnh lý nền như tiểu đường thai kỳ, cao huyết áp mãn tính, tiền sản giật
- Nhiễm trùng
- Mang đa thai
- Rối loạn đông máu
- Hút thuốc hoặc sử dụng các chất kích thích
- Chế độ ăn uống không hợp lý. [3]Calcified Placenta in Pregnancy: Everything You Should Know – Truy cập ngày: 31/07/2024.
https://flo.health/pregnancy/pregnancy-health/complications/calcified-placenta-in-pregnancy
Những hậu quả của canxi hóa nhau thai sớm.
Canxi hóa nhau thai sớm có thể gây ra một số vấn đề như:
- Nhau thai bị canxi hóa sớm có thể không cung cấp đủ oxy và chất dinh dưỡng cho thai nhi, dẫn đến suy thai.
- Bé có thể không tăng cân đủ hoặc chậm lớn so với tuổi thai.
- Sinh non
- Tử vong bào thai ở những trường hợp vôi hóa nặng
5 cách để hạn chế tình trạng canxi hóa nhau thai sớm
Vì nguyên nhân gây vôi hóa sớm vẫn chưa được xác định rõ ràng nên không có biện pháp nào chắc chắn có hiệu quả ngăn ngừa tình trạng canxi hóa nhau thai sớm. Tuy nhiên, có một số điều mẹ có thể làm để có một thai kỳ và ca sinh nở khỏe mạnh:
- Khám thai định kỳ: đi khám thai đều đặn để bác sĩ theo dõi sự phát triển của thai nhi và tình trạng của nhau thai.
- Kiểm soát các bệnh lý nền: Nếu bạn mắc các bệnh lý như tiểu đường, cao huyết áp, cần tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ.
- Chế độ ăn uống lành mạnh: Ăn uống đủ chất, tránh các thực phẩm không tốt cho sức khỏe, giảm lượng muối trong thực phẩm.
- Không hút thuốc, không sử dụng chất kích thích.
- Nghỉ ngơi hợp lý và tránh làm việc quá sức. [4]Placental calcification (ageing of the placenta) – Truy cập ngày: 31/07/2024.
https://www.babycenter.in/a25015099/placental-calcification-ageing-of-the-placenta
Mong rằng bài viết trên đã cung cấp thông tin giúp bạn giải đáp thắc mắc “canxi hóa độ 2 có nên uống canxi nữa không?”. Bạn đọc nếu có bất kỳ thắc mắc nào về chủ đề này vui lòng truy cập website Menacal.vn hoặc liên hệ hotline 1900 636 985 để nhận được tư vấn kịp thời từ các chuyên gia của chúng tôi.
References
↑1 | Calcified Placenta in Pregnancy: Everything You Should Know – Truy cập ngày: 31/07/2024. https://flo.health/pregnancy/pregnancy-health/complications/calcified-placenta-in-pregnancy |
---|---|
↑2 | Calcification of Placenta in Pregnancy – Truy cập ngày: 31/07/2024. https://parenting.firstcry.com/articles/calcification-of-placenta-in-pregnancy/ |
↑3 | Calcified Placenta in Pregnancy: Everything You Should Know – Truy cập ngày: 31/07/2024. https://flo.health/pregnancy/pregnancy-health/complications/calcified-placenta-in-pregnancy |
↑4 | Placental calcification (ageing of the placenta) – Truy cập ngày: 31/07/2024. https://www.babycenter.in/a25015099/placental-calcification-ageing-of-the-placenta |