Tiền sản giật là một biến chứng nguy hiểm của thai kỳ, đe dọa sức khỏe cũng như tính mạng của cả mẹ và thai nhi. Việc thực hiện xét nghiệm tiền sản giật là vô cùng cần thiết giúp phòng ngừa và can thiệp kịp thời để triệu chứng bệnh không tiến triển nghiêm trọng. Cùng Menacal tìm hiểu về các xét nghiệm được chuyên gia khuyến nghị trong bài viết dưới đây nhé!
Mẹ nên xét nghiệm tiền sản giật khi nào?
Tiền sản giật là tình trạng huyết áp cao dai dẳng, xuất hiện chủ yếu vào thời kỳ mang thai hoặc hậu sản. Căn bệnh này thường phát triển sau tuần thứ 20 của thai kỳ. Nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời, nhiều biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra như:
- Đối với sản phụ: Tổn thương các cơ quan đặc biệt là não, thận và gan; sản giật – co giật nghiêm trọng; hội chứng HELLP – tan máu, số lượng tiểu cầu thấp và men gan tăng; tử vong…
- Đối với thai nhi: Không nhận đủ máu dẫn đến kém phát triển, thai chết lưu. [1]Preeclampsia During Pregnancy. Truy cập ngày 24/ 07/ 2024.
https://americanpregnancy.org/healthy-pregnancy/pregnancy-complications/preeclampsia/
Thời điểm xét nghiệm tầm soát tiền sản giật hiệu quả nhất là khi thai nhi được 11 tuần đến 13 tuần 6 ngày tuổi. Các bác sĩ thực hiện phương pháp thăm khám cần thiết, không xâm lấn, an toàn tuyệt đối đối với sức khỏe của cả mẹ và bé.
Qua đó, bác sĩ xác định sản phụ có có thuộc nhóm nguy cơ cao mắc bệnh này hay không. Nếu có, mẹ sẽ nhận được tư vấn về liệu trình phòng ngừa phù hợp. Nếu thuộc nhóm nguy cơ thấp, mẹ vẫn phải thăm khám định kỳ đều đặn vì bệnh tiền sản giật vẫn có khả năng xuất hiện.
Những đối tượng nên làm xét nghiệm tiền sản giật bao gồm:
- Mang thai lần đầu.
- Tiền sử tăng huyết áp thai kỳ hoặc tiền sản giật trong những lần mang thai trước.
- Người thân trong gia đình từng bị tiền sản giật.
- Đa thai (sinh đôi, sinh ba…).
- Phụ nữ mang thai quá sớm (dưới 20 tuổi) hoặc quá muộn (trên 40 tuổi).
- Tiền sử bị huyết áp cao hoặc bệnh thận trước khi mang thai.
- Thừa cân hoặc béo phì (chỉ số khối cơ thể BMI từ 30 trở lên).
Kết luận: Xét nghiệm tiền sản giật là vô cùng quan trọng trong thời kỳ mang thai, giúp nhận diện sớm các dấu hiệu bất thường. Từ đó, bác sĩ kịp thời đưa ra phương án điều trị tiền sản giật phù hợp ngăn chặn bệnh tiến triển và hạn chế các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Đọc thêm: 8 Bí Quyết Phòng Ngừa Tiền Sản Giật Mẹ Bầu Cần Biết
Tiêu chuẩn chẩn đoán tiền sản giật
Tiêu chuẩn chẩn đoán tiền sản giật được thể hiện chi tiết trong bảng sau: [2]Preeclampsia and Eclampsia – Gynecology and Obstetrics – MSD Manual Professional Edition. Truy cập ngày 24/ 07/ … Continue reading
Huyết áp |
|
Và | |
Protein niệu |
|
Trong trường hợp không phát hiện protein niệu, tiền sản giật được chẩn đoán khi tăng huyết áp mới khởi phát kèm theo một trong các dấu hiệu mới khởi phát sau: | |
Giảm tiểu cầu | Số lượng tiểu cầu < 100.000/ µL. |
Suy thận |
|
Suy tế bào gan | Nồng độ men aminotransferase tăng hơn 2 lần bình thường. |
Phù phổi | |
Rối loạn thị giác | |
Đau dữ dội, dai dẳng ở vùng thượng vị hoặc hạ sườn phải mà không đáp ứng với thuốc. | |
Đau đầu mới khởi phát không đáp ứng với thuốc và không phát hiện được nguyên nhân bằng các chẩn đoán thay thế. |
Đọc thêm: 9 nguyên nhân tiền sản giật mà mẹ cần biết
Các xét nghiệm chẩn đoán tiền sản giật
Sau khi phát hiện huyết áp thai phụ trên 140/90 mmHg, bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán tiền sản giật sau:
Xét nghiệm máu
Mục đích chính của xét nghiệm máu là đo nồng độ PIGF và sFlt1. Đây là hai yếu tố quan trọng trong quá trình tạo mạch máu của nhau thai. PIGF có xu hướng tăng ở tam cá nguyệt thứ nhất và thứ hai, giảm ở tam cá nguyệt thứ ba. Trong khi đó, sFlt1 ổn định ở hai quý đầu và tăng đều ở quý cuối cùng. Đối với những người có nguy cơ cao bị tiền sản giật, nồng độ PIGF sẽ giảm và sFlt1 lại tăng nhiều trong suốt thai kỳ.
Xét nghiệm máu còn đưa ra những kết quả khác như: creatinin huyết thanh, men gan, số lượng tiểu cầu. Sự thay đổi của các thông số này cũng giúp bác sĩ kết luận sản phụ có mắc tiền sản giật hay không.
Xét nghiệm nước tiểu
Như đã nói ở trên, protein niệu là một dấu ấn sinh học quan trọng trong việc sàng lọc nguy cơ tiền sản giật. Mỗi cơ sở y tế lại có quy trình xét nghiệm nước tiểu khác nhau. Hầu hết bác sĩ sẽ sử dụng que thử nhanh trước tiên. Nếu dương tính, sản phụ cần cung cấp toàn bộ nước tiểu trong vòng 24 giờ để xác định chính xác lượng protein trong nước tiểu.
Ngoài ra, bác sĩ có thể xác định tỷ lệ protein/ creatinin bằng cách sử dụng các mẫu nước tiểu lấy ngẫu nhiên. [3]Preeclampsia Tests. Truy cập ngày 24/ 07/ 2024.
https://preeclampsia.org/preeclampsia-tests
Siêu âm thai
Thông qua siêu âm, chuyên gia sẽ đo trở kháng động mạch tử cung. Chỉ số này có xu hướng tăng trong trường hợp thai phụ bị tiền sản giật. Siêu âm định kỳ còn giúp theo dõi sự phát triển của em bé và phát hiện kịp thời những dấu hiệu bất thường khác.
Đo sức khỏe thai nhi
Đo sức khỏe là hình thức kiểm tra nhịp tim của thai nhi trong quá trình vận động. Xét nghiệm này giúp xác định em bé có nhận đủ oxy và các chất dinh dưỡng thiết yếu hay không. Từ đó, bác sĩ kết hợp với dữ liệu siêu âm để tạo thành trắc đồ sinh lý học giúp kiểm tra chuyển động, khả năng hô hấp của bé cũng như lượng nước ối của sản phụ.
Trong một số trường hợp, chuyên gia sẽ yêu cầu thực hiện thêm các xét nghiệm khác như: kiểm tra chức năng đông máu, bicarbonat (dự trữ kiềm) và điện giải đồ.
Một số câu hỏi về xét nghiệm tiền sản giật
Tỷ lệ mắc tiền sản giật – sản giật ở Việt Nam rất cao, chiếm khoảng 4 – 5% tổng số phụ nữ mang thai. Hiện nay, nhiều sản phụ đã nhận thức được tầm quan trọng của xét nghiệm tiền sản giật và đưa ra những câu hỏi liên quan đến vấn đề này như:
Xét nghiệm tiền sản giật hết bao nhiêu tiền?
Chi phí xét nghiệm ở mỗi cơ sở y tế là khác nhau, dao động trong khoảng 500.000 – 1.500.000 VNĐ. Mời bạn tham khảo chi phí xét nghiệm tiền sản giật tại một số bệnh viện nổi tiếng:
- Bệnh viện Thu Cúc: 700.000 VNĐ.
- Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC: 1.200.000 VNĐ.
- Bệnh viện Quốc tế Dolife: 500.000 – 800.000 VNĐ.
- Bệnh viện Việt Đức: 500.000 VNĐ.
Xét nghiệm tiền sản giật có phải nhịn ăn không?
Việc ăn uống không ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm tiền sản giật. Vì vậy, sản phụ không cần nhịn ăn trước khi thực hiện các xét nghiệm này.
Xét nghiệm tiền sản giật bao lâu có kết quả?
Thời gian trả kết quả tùy thuộc vào quy trình làm việc của từng cơ sở y tế. Thông thường, sản phụ có thể nhận được thông báo kết quả xét nghiệm tiền sản giật sau 1 – 2 ngày.
Mong rằng bài viết trên đã cung cấp đủ thông tin để bạn hiểu rõ hơn về mục đích và thời điểm xét nghiệm tiền sản giật. Để tìm hiểu thêm thông tin liên quan đến sức khỏe trong thời kỳ mang thai, mời bạn truy cập vào website menacal.vn của chúng tôi hoặc liên hệ trực tiếp hotline 1900 636 985 để nhận được tư vấn từ các chuyên gia.
References
↑1 | Preeclampsia During Pregnancy. Truy cập ngày 24/ 07/ 2024. https://americanpregnancy.org/healthy-pregnancy/pregnancy-complications/preeclampsia/ |
---|---|
↑2 | Preeclampsia and Eclampsia – Gynecology and Obstetrics – MSD Manual Professional Edition. Truy cập ngày 24/ 07/ 2024. https://www.msdmanuals.com/professional/gynecology-and-obstetrics/antenatal-complications/preeclampsia-and-eclampsia |
↑3 | Preeclampsia Tests. Truy cập ngày 24/ 07/ 2024. https://preeclampsia.org/preeclampsia-tests |