nguyên nhân tiền sản giật

9 nguyên nhân tiền sản giật mà mẹ cần biết

01/08/2024 70 lượt xem

Tiền sản giật là một trong những tai biến sản khoa nghiêm trọng, gây nguy hiểm cho sức khỏe và tính mạng của cả mẹ và thai nhi. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về các nguyên nhân tiền sản giật và cơ chế hình thành của chúng.

Nguyên nhân tiền sản giật – Thiếu canxi

Thiếu canxi là một trong những nguyên nhân tiền sản giật phổ biến. Bởi khi mẹ có lượng canxi trong máu thấp sẽ dẫn đến hiện tượng huy động canxi từ xương; tuyến cận giáp tăng tiết hormone, kết hợp với renin kích thích tuyến thượng thận tăng tiết hệ angiotensin làm tăng quá trình tái hấp thu canxi và tăng huyết áp. Đồng thời, nồng độ ion Ca2+ nội bào cơ trơn thành mạch tăng lên gây co mạch.

Một nghiên cứu tại Anh năm 2011 cho thấy, bà bầu bổ sung đầy đủ canxi trong thai kỳ có thể làm giảm tới 82% nguy cơ tiền sản giật và 27% các vấn đề về răng ở trẻ. Chính vì vậy, việc bổ sung canxi đã trở thành nội dung bắt buộc trong quy trình chăm sóc sức khỏe phụ nữ mang thai của WHO. [1]Calcium Supplementation to Prevent Preeclampsia: Translating Guidelines into Practice in Low-Income Countries. Truy cập ngày 29/7/2024.
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4785477/

Thiếu canxi là nguyên nhân tiền sản giật hàng đầu
Thiếu canxi là nguyên nhân tiền sản giật hàng đầu

Thiếu máu cục bộ tử cung

Nhau thai là cơ quan kết nối giữa thai nhi và thành tử cung của mẹ. Nhau thai có chức năng dẫn chất dinh dưỡng và oxy từ mẹ vào con và dẫn các chất thải từ con trở lại mẹ.

Trong quá trình phát triển của thai nhi, nhau thai cần nguồn cung cấp máu nhiều và liên tục từ mẹ. Tuy nhiên, ở các trường hợp tiền sản giật, người ta nhận thấy rằng nhau thai không được cung cấp đủ lượng máu cần thiết . Nguyên nhân có thể là do nhau thai phát triển bất thường ở nửa đầu thai kỳ.

Lúc này, các tín hiệu hoặc các chất từ ​​nhau thai bị tổn thương sẽ ảnh hưởng đến mạch máu của mẹ, gây ra tình trạng tăng huyết áp.

Mẹ bị nhiễm trùng là nguyên nhân tiền sản giật

Nhiễm trùng ở mẹ đã được xác định là nguyên nhân gây ra tiền sản giật và sản giật kể từ đầu thế kỷ 20. Theo Albert Gynaekologie, “các chất độc” gây ra tiền sản giật là sản phẩm của các phản ứng viêm trong tử cung do tác động của vi khuẩn (viêm nội mạc tử cung do vi khuẩn tiềm ẩn). Tuy nhiên, quan điểm này còn gây nhiều tranh cãi bởi trong tiền sản giật và sản giật không có các đặc trưng của phản ứng viêm (ví dụ, sốt).

Tuy nhiên, quan điểm các vi sinh vật có thể là nguyên nhân hình thành tiền sản giật và sản giật đã được chứng minh thông qua một số nghiên cứu gần đây. Điển hình là nghiên cứu về mối quan hệ giữa tiền sản giật và bệnh nha chu, nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm SARS-CoV-2 hoặc rối loạn vi khuẩn đường ruột ở mẹ. [2]Acute Maternal Infection and Risk of Pre-Eclampsia: A Population-Based Case-Control Study. Truy cập ngày 29/7/2024.
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3760871/

Mẹ bị nhiễm trùng làm tăng nguy cơ tiền sản giật

Rối loạn chuyển hóa

Thuật ngữ “rối loạn chuyển hóa” dùng để chỉ một nhóm các bất thường về chuyển hóa, bao gồm béo phì trung tâm (béo bụng), kháng insulin, rối loạn lipid máu gây xơ vữa động mạch và tăng huyết áp. Hội chứng này có liên quan chặt chẽ đến tình trạng viêm toàn thân, stress oxy hóa và rối loạn chức năng nội mô, tất cả đều là những đặc điểm của tiền sản giật.

Kháng insulin dẫn đến viêm nội mạch và rối loạn chức năng tế bào nội mô, từ đó gây ra tiền sản giật. Tuy nhiên, kháng insulin không phải là điều kiện cần hoặc điều kiện đủ để tạo thành tiền sản giật. Do đó, vẫn chưa có lời giải thích cho vấn đề một số bệnh nhân kháng insulin bị tiền sản giật còn một số khác thì không.

Tiểu đường thai kỳ, béo phì

Cơ chế của tiền sản giật do tiểu đường thai kỳ, béo phì đến nay vẫn chưa được làm rõ. Tuy nhiên, một nghiên cứu trên 647.392 phụ nữ có thai cho thấy, những trường hợp mẹ bị tiểu đường thai kỳ có nguy cơ tiền sản giật cao hơn và việc sử dụng insulin và metformin trong các trường hợp này có thể làm giảm nguy cơ tiền sản giật. [3]Gestational Diabetes Mellitus and Preeclampsia: Correlation and Influencing Factors.Truy cập ngày 29/7/2024.
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC8889031/

Béo phì và tiểu đường thai kỳ làm tăng nguy cơ tiền sản giật
Béo phì và tiểu đường thai kỳ làm tăng nguy cơ tiền sản giật

Rối loạn hô hấp khi ngủ

Rối loạn hô hấp khi ngủ bao gồm các triệu chứng: ngưng thở khi ngủ, ngáy ngủ, các đợt thiếu oxy định kỳ, ngưng thở trung ương và giảm thở khi ngủ. Điều này có thể dẫn đến lượng oxy trong máu giảm đột ngột, gây tăng áp cho hệ tuần hoàn và tim gây biến đột quỵ, suy tim, nhồi máu cơ tim…

Hội chứng ngừng thở khi ngủ có thể trở nên nặng hơn trong 3 tháng cuối thai kỳ, làm tăng nguy cơ tăng huyết áp, tiền sản giật. Mối liên quan giữa rối loạn giấc ngủ và tiền sản giật được giải thích bằng các cơ chế viêm nội mạch và rối loạn chức năng tế bào nội mô.

Thai trứng là nguyên nhân tiền sản giật

Thai trứng hay chửa trứng là một bệnh lý xảy ra do sự phát triển bất thường của gai rau.

Cơ chế gây ra tiền sản giật từ thai trứng được giải thích bằng việc sản sinh quá mức sFlt-1. Cụ thể, ở những mẹ bầu bị thai trứng, các nhung mao màng đệm trong mô răng hàm bị phù nề hoặc trương nước và thường không có mạch máu hoặc có mật độ mạch máu giảm rõ rệt. Những thay đổi mao mạch nhung mao này có thể dẫn đến sản xuất quá mức sFlt-1. Khi sFlt1 tăng sẽ làm cản trở sự phát triển của nội mạch, giảm tưới máu đến nhau thai, gây ra các tiền sản giật.

Hình ảnh tử cung bình thường và ở người bị thai trứng

Một số bệnh lý của thai nhi

Các bệnh lý thai nhi cụ thể liên quan đến sự phát triển của tiền sản giật bao gồm:

  • Hội chứng gương ở thai phụ (mirror syndrome)
  • Hội chứng tam bội
  • Các biến chứng đặc biệt của thai kỳ đa thai (hội chứng truyền máu song thai hoặc thai giới hạn tăng trưởng chọn lọc)

Bệnh tự miễn

Theo các quan điểm truyền thống thì tiền sản giật không được coi là một rối loạn tự miễn dịch. Tuy nhiên, các nghiên cứu về cơ chế tự miễn dịch của tiền sản giật đã được thực hiện trong nhiều thế kỷ. Bởi vì thực tế cho thấy, bệnh nhân mắc các bệnh tự miễn dịch toàn thân như lupus ban đỏ hệ thống (SLE) hoặc hội chứng kháng phospholipid (APS) có nguy cơ mắc tiền sản giật cao hơn ở người bình thường

Bên cạnh đó, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng các kháng thể tự miễn như anti-β2 glycoprotein-I (ab2GPI), anticardiolipin (aCL), thuốc chống đông lupus (LA) và đặc biệt là kháng thể liên kết với thụ thể angiotensin II loại I (AT1-AA) có liên quan đến tiền sản giật với cơ chế chưa được giải thích rõ.

Bệnh Lupus ban đỏ hệ thống
Bệnh Lupus ban đỏ hệ thống

Tổng kết lại, ta thấy rằng tiền sản giật có thể chia thành 2 loại là: tiền sản giật khởi phát sớm và tiền sản giật khởi phát muộn (xác định bằng tuổi thai tại thời điểm chẩn đoán).

Tiền sản giật khởi phát sớm có liên quan đến các vấn đề về nhau thai. Trong khi đó, tiền sản giật khởi phát muộn liên quan đến sự không tương thích giữa nhu cầu tưới máu của mẹ và của thai nhi và tiền sử mắc bệnh tim mạch của mẹ.

Do đó, trong chẩn đoán và điều trị tiền sản giật trước hết cần phải xác định nguyên nhân của rối loạn chức năng mạch máu. Từ đó có những dự đoán toàn diện và các biện pháp phòng ngừa phù hợp.

Trong bài viết trên, Menacal đã tổng kết 9 nguyên nhân tiền sản giật và cơ chế của chúng. Nếu mẹ có bất kỳ thắc mắc nào về bài viết, hãy liên hệ ngay tới hotline 1900.636.985 để được các chuyên gia của chúng tôi giải đáp nhé!

References

References
1 Calcium Supplementation to Prevent Preeclampsia: Translating Guidelines into Practice in Low-Income Countries. Truy cập ngày 29/7/2024.
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4785477/
2 Acute Maternal Infection and Risk of Pre-Eclampsia: A Population-Based Case-Control Study. Truy cập ngày 29/7/2024.
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3760871/
3 Gestational Diabetes Mellitus and Preeclampsia: Correlation and Influencing Factors.Truy cập ngày 29/7/2024.
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC8889031/