Đau răng, ê buốt khi đang cho con bú có thể gặp ở nhiều bà mẹ sau sinh. Tình trạng này do nhiều nguyên nhân gây ra và làm ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của mẹ. Vậy đó là những nguyên nhân gì? Aplicaps sẽ hướng dẫn bạn 5 mẹo chữa đau răng cho mẹ cho con bú hiệu quả nhất. Mời bạn đọc cùng theo dõi.
Nguyên nhân khiến mẹ sau sinh bị đau răng?
Nguyên nhân gây đau răng ở phụ nữ sau sinh bao gồm nguyên nhân sinh lý và bệnh lý. Cụ thể như sau:
- Thiếu canxi: Ở những tháng cuối thai kỳ, thai nhi cần lượng lớn canxi để phát triển hoàn thiện xương. Nếu không được cung cấp đầy đủ, em bé sẽ bòn rút canxi từ cơ thể mẹ. Do đó, đa phần sau sinh, các mẹ bị thiếu canxi nên dễ mắc các vấn đề về xương và răng. Răng yếu dễ bị vi khuẩn tấn công gây đau buốt. [1]Is breadfeeding weakening my teeth? Ngày truy cập: 20/11/2022.
https://www.parents.com/parenting/moms/is-breastfeeding-weakening-my-teeth/. - Chăm sóc răng miệng chưa hợp lý: Ít đánh răng, đánh răng không đúng cách, ăn nhiều đồ chua,… có thể làm tổn thương răng.
- Mọc răng khôn: Trường hợp này thường gặp ở các mẹ đang trong độ tuổi mọc răng khôn (dưới 25 tuổi). Các triệu chứng phổ biến như đau nhức, sưng vùng răng đang mọc, đôi khi kèm theo cơn sốt nhẹ.
- Sâu răng: Do chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt không khoa học tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển nhanh trong khoang miệng, làm tổn thương mô cứng ở răng và hình thành các lỗ nhỏ trên bề mặt răng.
- Viêm chân răng, viêm lợi, viêm nha chu: Các mảng bám và cao răng không được vệ sinh sạch sẽ nên vi khuẩn dễ phát triển trong khoang miệng. Lâu ngày mẹ có thể bị viêm chân răng với triệu chứng như chảy máu chân răng, đau nhức răng.
Đau răng khi cho con bú có nguy hiểm không?
Phụ nữ đang cho con bú bị đau răng ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày. Đau răng khiến cơ thể mẹ khó chịu, ăn uống trở nên khó khăn, dẫn đến bổ sung không đủ dinh dưỡng và ảnh hưởng đến chất lượng sữa. Em bé không đủ dinh dưỡng dễ bị chậm phát triển, người gầy gò, thiếu chất,…
Mẹ bị đau răng thường mệt mỏi, chán ăn, tâm trạng sa sút. Nhiều trường hợp mẹ phải dùng thuốc để điều trị đau răng. Tuy nhiên, nhiều loại thuốc có thể theo tuyến sữa và hấp thu vào cơ thể em bé, gây tác dụng không mong muốn.
Các trường hợp sâu răng hoặc viêm nướu tiến triển nặng làm tăng nguy cơ bị viêm tủy răng, áp xe răng hoặc viêm xương ổ răng. Nếu không được điều trị kịp thời, người mẹ thậm chí có thể bị mất răng hoàn toàn.
Mẹo chữa đau răng cho mẹ cho con bú
Thay vì uống thuốc điều trị đau răng, nhiều mẹ bắt đầu tìm hiểu những mẹo chữa ê buốt răng sau sinh bằng thảo dược tự nhiên. Mặc dù các biện pháp này không phải là cách làm hết nhức răng vĩnh viễn nhưng có thể giảm đau đáng kể cho người mẹ.
- Dùng tỏi chà xát lên răng: Tỏi có chứa florua và allicin. Chúng có thể làm giảm ố vàng răng, hỗ trợ bảo vệ răng khỏi vi khuẩn từ môi trường bên ngoài, đồng thời làm giảm cảm giác ê buốt. Mẹ chỉ cần lột vỏ tỏi, đập dập và chà xát lên răng khoảng 3 phút mỗi ngày thì sẽ dần thấy hiệu quả.
- Nhai lá trà xanh: Các thành phần như axit tannic, catechin trong trà xanh có thể giúp lớp men bảo vệ răng thêm chắc khỏe, đồng thời giảm ê buốt hiệu quả. Mỗi ngày 2 – 3 lần, mẹ lấy vài lá trà xanh, nhai trong miệng khoảng 5 phút.
- Chườm đá lạnh: Đây chỉ là phương pháp giảm đau, chống sưng nướu tạm thời nhưng khá hiệu quả và dễ thực hiện. Đá lạnh như một tác nhân làm tê liệt tạm thời vùng mô tổn thương, giảm cảm giác đau. Mẹ chỉ cần bọc miếng đá vào tấm vải sạch rồi chườm vào bên má, nơi có vị trí răng đau. Mỗi ngày mẹ thực hiện 3 – 4 lần, mỗi lần 15 phút.
- Súc miệng nước muối giảm đau răng: Nước muối có tính kháng khuẩn mạnh, ức chế hoạt động của vi khuẩn và làm sạch mảng bám trên răng. Súc miệng hàng ngày có thể phòng ngừa sâu răng, áp xe răng hoặc sưng phần chân răng. Mẹ chỉ cần bỏ một thìa cà phê muối vào cốc nước ấm, hòa tan và súc miệng 2 – 3 ngụm, mỗi lần 30s. Hoặc mẹ có thể mua nước súc miệng pha sẵn cũng đem lại hiệu quả tương tự. [2]Tootache Home Remedies. Ngày truy cập: 20/11/2022.
https://www.webmd.com/oral-health/home-remedies-toothache.
- Dùng ruột nha đam: Nha đam có tính dịu nhẹ, tiêu diệt vi khuẩn và cấp ẩm tốt. Mẹ bỏ vỏ nha đam, lấy phần ruột đem xay nhuyễn, sau đó bôi gel nha đam lên chỗ bị đau răng. Mỗi ngày mẹ thực hiện 3 lần, mỗi lần khoảng 20 phút rồi súc miệng lại bằng nước.
Với những mẹo chữa đau răng cho mẹ cho con bú trên đây, mẹ sẽ cảm thấy thoải mái hơn với những cơn đau răng, ê buốt hàng ngày. Nhưng để điều trị tận gốc, mẹ nên đến cơ sở nha khoa uy tín để được khám và điều trị sớm. Ngoài ra, mẹ cần vệ sinh răng miệng đúng cách và đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ để nâng cao sức khỏe răng miệng.
Một số câu hỏi thường gặp
Nhiều vấn đề răng miệng khác cũng được nhiều mẹ sau sinh quan tâm. Ví dụ như nhổ răng sâu, lấy tủy, thuốc giảm đau răng,… Dưới đây là một số thông tin cần thiết mẹ có thể tham khảo.
Đang cho con bú có nhổ răng sâu được không?
Mẹ đang cho con bú có thể nhổ răng sâu được nhưng với điều kiện:
- Sức khỏe ổn định.
- Không mắc các bệnh răng miệng như viêm nướu, viêm miệng, viêm cuống răng.
- Mẹ không mắc các bệnh lý khác như: Tim mạch, tiểu đường, tâm thần, động kinh.
Trong quá trình nhổ răng, mẹ cần phải dùng thuốc giảm đau, chống viêm hoặc một lượng nhỏ thuốc tê. Nếu thuốc sử dụng với liều cao, chúng có thể thông qua sữa mẹ mà ảnh hưởng đến em bé. Tuy nhiên, thực tế, nhổ răng sâu thường sử dụng những loại thuốc này ở dùng liều thấp nên thường không tác động đến mẹ hoặc bé. Nhưng để đảm bảo an toàn cho sự phát triển của trẻ, các chuyên gia khuyên mẹ chỉ nên cho bé bú sau 8 tiếng nhổ răng.
Đang cho con bú có lấy tủy răng được không?
Mẹ đang cho con bú có thể lấy tủy răng. Thông thường, phương pháp lấy tủy chỉ được chỉ định khi mẹ bị viêm tủy nặng, có nguy cơ lan sang các răng lân cận. Thuốc được sử dụng khi lấy tủy thường không ảnh hưởng đến chất lượng sữa của mẹ.
Thuốc giảm đau cho người đang cho con bú
Thuốc giảm đau được xem là an toàn với mẹ cho con bú hiện nay là paracetamol. Các thuốc khác như Ibuprofen, Dicloprofen cũng có thể được cân nhắc để sử dụng.
Việc sử dụng các loại thuốc giảm đau khi đang cho con bú đều cần sự hướng dẫn của bác sĩ hoặc dược sĩ. Nếu mẹ tự ý sử dụng thuốc có thể dẫn đến những tác dụng phụ nghiêm trọng như ảnh hưởng đến phát triển thần kinh của trẻ, ngộ độc thuốc, trẻ bị suy hô hấp,…
Mẹ cho con bú chăm sóc răng cần lưu ý điều gì?
Chăm sóc răng miệng sau khi sinh là thói quen tốt, giúp bảo vệ sức khỏe mẹ và em bé. Mẹ nên lưu ý một số điều như sau:
- Vệ sinh răng miệng hàng ngày: Mỗi ngày mẹ cần đánh răng ít nhất 2 lần, sau bữa ăn để loại bỏ mảng bám, thức ăn thừa, ngăn ngừa cơ hội cho vi khuẩn phát triển.
- Súc miệng bằng nước muối pha loãng. Sau khi đánh răng, mẹ nên dùng nước muối pha loãng để vệ sinh lại. Ngoài ra, mẹ cũng có thể sử dụng các loại nước súc miệng đóng chai sẵn hoặc nước ấm.
- Không tự ý dùng thuốc giảm đau mà không có sự cho phép của bác sĩ: Các thuốc sử dụng trong thời gian cho con bú có thể qua tuyến sữa và ảnh hưởng đến thai nhi nên mẹ cần hết sức cẩn thận.
- Ăn uống khoa học, cân bằng dinh dưỡng. Đặc biệt, trong thời gian cho con bú, mẹ cần bổ sung đủ canxi để răng thêm chắc khỏe. Mẹ có thể tham khảo sản phẩm bổ sung canxi Aplicaps Menacal – Canxi tự nhiên D3K2, hấp thu tối ưu canxi, không nóng không táo.
- Đi khám nha khoa nếu có dấu hiệu bất thường: Mẹ nên đi khám răng định kỳ mỗi 6 tháng. Nếu răng xuất hiện cảm giác đau buốt trong thời gian dài thì mẹ nên tìm đến sự giúp đỡ của bác sĩ. [3]Why teeth pain during pregnancy is a thing – What you can do about it? Ngày truy cập: 20/11/2022.
https://www.healthline.com/health/pregnancy/pregnancy-teeth-pain#treatments.
Như vậy, bài viết đã cung cấp những mẹo chữa răng cho mẹ cho con bú hết sức hữu ích. Chắc chắn đây sẽ là thông tin rất nhiều mẹ cần để chăm sóc răng miệng tốt hơn sau sinh nở. Nếu mẹ cần thêm các thông tin về sức khỏe trước và sau sinh, mẹ có thể truy cập tại ĐÂY hoặc liên hệ hotline 1900 636 985!
References
↑1 | Is breadfeeding weakening my teeth? Ngày truy cập: 20/11/2022. https://www.parents.com/parenting/moms/is-breastfeeding-weakening-my-teeth/ |
---|---|
↑2 | Tootache Home Remedies. Ngày truy cập: 20/11/2022. https://www.webmd.com/oral-health/home-remedies-toothache |
↑3 | Why teeth pain during pregnancy is a thing – What you can do about it? Ngày truy cập: 20/11/2022. https://www.healthline.com/health/pregnancy/pregnancy-teeth-pain#treatments |