Hình ảnh gãy xương cẳng chân: Nhận biết và cách chăm sóc

Hình ảnh gãy xương cẳng chân: Nhận biết và cách chăm sóc

08/10/2024 21 lượt xem

Gãy xương cẳng chân là chấn thương phổ biến và ảnh hưởng nghiêm trọng tới khả năng vận động của người bệnh. Việc nhận biết sớm các dấu hiệu gãy xương cẳng chân là rất quan trọng để tiến hành điều trị kịp thời, hiệu quả. Trong bài sau, Menacal sẽ giúp bạn quan sát hình ảnh gãy xương cẳng chân với các dấu hiệu rõ ràng.

Tổng quan về gãy xương cẳng chân

Tìm hiểu về tình trạng gãy xương cẳng chân sẽ mang lại cái nhìn rõ nét hơn về cách điều trị và phục hồi sau chấn thương. 

Định nghĩa gãy xương cẳng chân

Xương cẳng chân gồm có 2 xương là xương chày và xương mác. Trong đó xương chày lớn hơn và chịu lực tỳ nén lớn của cơ thể. 

Hiện tượng gãy xương cẳng chân thường gặp trong các chấn thương trực tiếp hay gián tiếp, gây ra tình trạng gãy 1 xương hoặc cả 2 xương. Xương cẳng chân rất dễ bị gãy hở do xương nằm sát với da.

Gãy xương cẳng chân có thể do nguyên nhân trực tiếp hay gián tiếp gây ra
Gãy xương cẳng chân có thể do nguyên nhân trực tiếp hay gián tiếp gây ra

Nguyên nhân gây gãy xương cẳng chân

Có nhiều nguyên nhân gây gãy xương cẳng chân, trong đó các nguyên nhân phổ biến gồm có: [1]Tibia and Fibula Fracture. Truy cập ngày 26/9/2024.
https://www.nicolaportinaro.com/tibia-fibula-fracture/

  • Gãy xương do tai nạn giao thông.
  • Gãy xương do tai nạn lao động.
  • Gãy xương gặp trong thể thao.
  • Gãy xương do bệnh lý (bị viêm xương tủy xương, ung thư xương..)

Hình ảnh gãy xương cẳng chân: Nhận biết rõ ràng

Quan sát hình ảnh gãy xương cẳng chân và các dấu hiệu nhận biết giúp bác sĩ có chẩn đoán chính xác và đưa ra phương án điều trị phù hợp. Có hai trường hợp gãy xương cẳng chân như sau:

  • Trường hợp gãy kín: Quan sát thấy bên chân bị gãy bị biến dạng, lệch trục, bị ngắn hơn bên chân lành. Điểm gãy xương cẳng chân có tình trạng sưng nề, bầm tím, chạm vào thấy gồ lên và có tiếng lạo xạo. Khi cử động, bệnh nhân có cảm giác đau nhói làm cho khả năng vận động của bên chân gãy giảm đi hay mất hoàn toàn.
Hình ảnh gãy xương cẳng chân kín gây sưng nề, bầm tím tại bên chân bị gãy
Hình ảnh gãy xương cẳng chân kín gây sưng nề, bầm tím tại bên chân bị gãy
  • Trường hợp gãy hở: Có thể quan sát dễ dàng xương bị gãy lộ qua da, bị chảy máu.. Tuy nhiên gãy xương hở có nguy cơ cao bị nhiễm trùng và bị mất máu nên cần được sở cứu nhanh chóng để tránh tình trạng người bệnh bị sốc.
Hình ảnh gãy xương cẳng chân hở với đoạn xương lộ ra ngoài và bị chảy máu
Hình ảnh gãy xương cẳng chân hở với đoạn xương lộ ra ngoài và bị chảy máu

Chẩn đoán gãy xương cẳng chân

Để quan sát hình ảnh gãy xương cẳng chân và đưa ra các chẩn đoán chính xác về chấn thương, các bác sĩ sẽ cần thực hiện kiểm tra, khám sức khỏe và xét nghiệm hình ảnh. Người bệnh sẽ cần thực hiện ít nhất một trong các xét nghiệm hình ảnh sau đây để chụp vết thương gãy xương của mình: [2]Tibia and Fibula Fracture. Truy cập ngày 26/9/2024.
https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/25043-tibia-and-fibula-fracture

  • Chụp X-quang: Tiến hành chụp X-quang giúp bác sĩ xác định xương nào ở cẳng chân của người bệnh bị gãy và biết được mức độ di lệch của xương.
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI): Trường hợp cần chụp cộng hưởng từ hiếm khi xảy ra nhưng bác sĩ có thể sử dụng phương pháp này để có được hình ảnh đầy đủ về tổn thương ở xương và các khu vực xung quanh. Điều này sẽ giúp xác định cơ và mô liên kết của người bệnh bị ảnh hưởng thế nào bởi chấn thương.
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT): Thực hiện chụp CT sẽ cung cấp cho bác sĩ hình ảnh chi tiết về xương và mô xung quanh hơn so với chụp X-quang.

Điều trị gãy xương cẳng chân

Tùy vào mức độ chấn thương mà các bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị gãy xương cẳng chân phù hợp, sử dụng phương pháp điều trị bảo tồn hay điều trị phẫu thuật.

Điều trị bảo tồn (không phẫu thuật)

Điều trị bảo tồn là phương pháp điều trị nội khoa, sử dụng các loại thuốc giảm đau và bó bột cố định phần xương bị gãy, không can thiệp ngoại khoa. Phương pháp này được áp dụng trong một số trường hợp như: Chấn thương gãy kín, ít bị di lệch, đối với người già…

Thời gian cho việc điều trị cần từ 6-8 tuần, trong đó thực hiện bó bột đùi bàn chân (4-6 tuần), sau đó thay bột dưới gối (2 tuần).

Điều trị bảo tồn với phương pháp bó bột cố định xương gãy
Điều trị bảo tồn với phương pháp bó bột cố định xương gãy

Điều trị phẫu thuật

Sau khi đã có hình ảnh gãy xương cẳng chân và đưa ra phương án điều trị chi tiết, với các trường hợp nặng, người bệnh có thể cần phải điều trị phẫu thuật. Chỉ định thực hiện phẫu thuật có thể được khuyến nghị cho một số loại gãy xương, bao gồm:

  • Gãy xương hở có vết thương cần theo dõi.
  • Các vết gãy xương không lành lại với phương pháp điều trị không phẫu thuật.
  • Gãy xương có nhiều mảnh xương làm cho xương không ở đúng vị trí.

Phương pháp phẫu thuật được đề xuất như sau: [3]Tibia (Shinbone) Shaft Fractures. Truy cập ngày 26/9/2024.
https://orthoinfo.aaos.org/en/diseases–conditions/tibia-shinbone-shaft-fractures/

  • Đóng đinh nội tủy: Đây là phương pháp mà hầu hết các bác sĩ phẫu thuật sử dụng để điều trị tình trạng gãy xương chày. Bác sĩ sẽ đưa đinh thép vào bên trong xương chày, đi qua chỗ gãy để cố định xương, dùng vít để cố định hai đầu. Trường hợp đóng đinh nội tủy không khuyến khích thực hiện ở các trường hợp gãy xương ở trẻ em và thanh thiếu niên vì cần phải cẩn thận tránh va chạm vào đĩa tăng trưởng của xương.
  • Dùng nẹp và vít: Trong quá trình phẫu thuật, các mảnh xương sẽ được định vị lại ở vị trí bình thường, liên kết với nhau bởi nẹp và vít gắn vào bề mặt ngoài của xương. Sử dụng phương pháp này khi không thể thực hiện đóng đinh nội tủy, ví dụ như các trường hợp vết gãy xương lan tới khớp gối hay mắt cá chân.
  • Dùng khung cố định bên ngoài: Trong trường hợp này, đinh và vít kim loại sẽ được đặt vào vị trí xương ở trên và dưới phần xương bị gãy, được gắn vào một thanh ở bên ngoài da. Đây là một khung cố định xương giúp ổn định xương đúng vị trí để xương lành lại bình thường.

Cách chăm sóc sau khi gãy xương cẳng chân 

Thực hiện chăm sóc sau khi gãy xương cẳng chân đúng cách sẽ giúp quá trình liền xương diễn ra nhanh chóng, hỗ trợ sự hồi phục tối ưu.

Chăm sóc tại nhà

Để đảm bảo quá trình xương liền lại nhanh và hạn chế nguy cơ bị biến chứng, dưới đây là một số điều người bệnh cần lưu ý:

  • Giữ vệ sinh thân thể: Chú ý giữ gìn vệ sinh sạch sẽ để tránh làm vết thương nhiễm trùng. Trong đó, người bệnh cần giữ phần bó bột khô ráo, tránh để dính nước hay bụi bẩn. Thường xuyên vệ sinh và lau sạch đầu chỉ, kể cả phần không bó bột. Không dùng que hay các vật nhọn luồn vào trong phần bó bột. Ngoài ra, cần thường xuyên vệ sinh thân thể, tắm rửa và thay quần áo.
  • Cố định và kê cao chi: Trong từ 24-72 giờ sau khi bó bột, người bệnh hay có cảm giác căng tức, khó chịu ở vùng bó bột. Lúc này cần thực hiện kê cao chi đang bị thương hay nằm nghiêng với chân cao hơn nhằm giảm áp lực lên vết thương, giúp máu tuần hoàn dễ dàng. 
  • Khi bột đã cứng, người bệnh có thể đi lại trên bột với nạng, ngồi xe lăn hay nhờ sự trợ giúp của người thân để tránh bị té ngã.

Chế độ dinh dưỡng

Thực hiện một chế độ dinh dưỡng đủ chất sẽ giúp xương gãy hồi phục nhanh hơn, đặc biệt cần bổ sung các thực phẩm giàu canxi, vitamin D, magie giúp tăng cường sức khỏe xương khớp, duy trì mật độ xương. Một số thực phẩm người bệnh bị gãy xương cẳng chân nên ăn gồm:

  • Thực phẩm nhiều canxi: Rau bina, măng tây, cải xoăn, cải bắp, củ cải, cá hồi, rong biển, cần tây, hạnh nhân..
  • Thực phẩm giàu magie: Thịt, đậu tương, bơ, cá thu, lạc, rau ngót, cá chép, chuối, rau mồng tơi, khoai lang, cải xanh..
  • Thực phẩm giàu kẽm: Hải sản, cá biển, khoai tây, trứng, ngũ cốc, cà rốt, hàu, trai, đào..
  • Bổ sung thêm các thực phẩm giàu vitamin đặc biệt là vitamin B6 và vitamin B12 giúp tăng cường sức đề kháng, duy trì sức khỏe tốt để cơ thể hồi phục các tổn thương xương khớp tốt hơn.
Bổ sung các thực phẩm giàu canxi tăng cường sức khỏe xương khớp
Bổ sung các thực phẩm giàu canxi tăng cường sức khỏe xương khớp

Tập vật lý trị liệu

Tập vật lý trị liệu có tác dụng rất tốt trong việc phục hồi vận động. Các vi trò của tập vật lý trị liệu gồm: [4]Rehabilitation Following a tibia and fibula fracture. Truy cập ngày 26/9/2024.
https://www.cetilar.com/en/rehabilitation-following-a-tibia-and-fibula-fracture/

  • Hỗ trợ giảm đau hiệu quả, giúp người bệnh giảm việc sử dụng thuốc điều trị gây bất lợi cho sức khỏe.
  • Cải thiện và phục hồi chức năng vận động sau khi bị chấn thương, sau khi phẫu thuật để người bệnh sớm trở lại cuộc sống bình thường.
  • Giúp phòng ngừa nhiều vấn đề sức khỏe liên quan tới tuổi tác.

Gợi ý một số bài vật lý trị liệu cho người gãy xương cẳng chân:

Bài tập vận động khớp

Khớp bị bất động quá lâu làm các cơ co ngắn lại và gây ra tình trạng cứng khớp, co rút bao khớp, bao hoạt dịch tăng sản mỡ, gây mỏng sụn. Tập cử động khớp giúp dịch khớp ra vào, nuôi dưỡng khớp, phục hồi chức năng sau khi gãy xương.

Người bệnh tập vận động khớp sau khi bó bột hay từ ngày thứ 3 sau phẫu thuật. Luyện bài tập co duỗi khớp trong 10-15 phút/lần, ngày từ 4-6 lần với tốc độ 45 giây/lần co duỗi.

Bài tập căng cơ chân

Bó bột lâu ngày có thể khiến các cơ bị co cứng, gây khó khăn, đau đớn khi  kéo căng cơ chân. Tuy nhiên đây là bài tập người bệnh bị gãy xương cẳng chân không nên bỏ qua nếu muốn phục hồi vận động nhanh hơn.

Để duỗi gân khoeo, người bệnh cần ngồi thẳng, duỗi chân ra phía trước. Tiếp tục dùng bàn tay nắm vào các ngón chân và khi tập cần đảm bảo đang uốn cong hông chứ không hạ thấp lưng. Giữ tư thế trong 20 giây và từ từ trở lại vị trí ban đầu.

Bài viết trên đã cung cấp những thông tin về hình ảnh gãy xương cẳng chân, các phương pháp điều trị phù hợp và chăm sóc sức khỏe tại nhà thế nào để hỗ trợ phục hồi hiệu quả. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy truy cập vào website Menacal.vn hoặc gọi tới số hotline 1900 636 985 để được tư vấn kịp thời!

References

References
1 Tibia and Fibula Fracture. Truy cập ngày 26/9/2024.
https://www.nicolaportinaro.com/tibia-fibula-fracture/
2 Tibia and Fibula Fracture. Truy cập ngày 26/9/2024.
https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/25043-tibia-and-fibula-fracture
3 Tibia (Shinbone) Shaft Fractures. Truy cập ngày 26/9/2024.
https://orthoinfo.aaos.org/en/diseases–conditions/tibia-shinbone-shaft-fractures/
4 Rehabilitation Following a tibia and fibula fracture. Truy cập ngày 26/9/2024.
https://www.cetilar.com/en/rehabilitation-following-a-tibia-and-fibula-fracture/