Gãy xương bàn chân là chấn thương phổ biến có thể gây ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt hàng ngày. Vậy gãy xương bàn chân bao lâu thì lành? Bài viết này sẽ cung cấp thông tin chi tiết về thời gian lành xương, những biến chứng có thể xảy ra và các lưu ý cần thiết trong quá trình hồi phục.
Gãy xương bàn chân bao lâu thì lành?
Gãy xương bàn chân bao lâu thì lành? Tùy thuộc vào tình trạng của mỗi người thì thời gian xương bàn chân lành lại sẽ khác nhau.
Thời gian lành xương trung bình
Thời gian để xương bàn chân lành tùy thuộc vào các yếu tố như mức độ tổn thương và phương pháp điều trị.
Thông thường nếu như gãy xương nhẹ (nứt xương hoặc gãy không di lệch) thì thời gian hồi phục trung bình sẽ rơi vào khoảng 6-8 tuần, trong đó xương sẽ tự tái tạo và phục hồi dưới sự bảo vệ của giày nẹp hoặc bó bột. [1]Metatarsal fractures – Truy cập ngày 23/11/2024.
https://patient.info/foot-care/heel-and-foot-pain-plantar-fasciitis/metatarsal-fractures#how-long-does-a-metatarsal-fracture-take-to-heal
Bên cạnh đó nếu xương bị gãy nghiêm trọng (di lệch hoặc cần phẫu thuật) thì quá trình phục hồi sẽ kéo dài hơn, thường từ 10-12 tuần. Đặc biệt khi bệnh nhân cần vật lý trị liệu hoặc can thiệp điều chỉnh sau phẫu thuật thì sẽ cần thêm nhiều thời gian hơn.
Tuy nhiên, không phải tất cả các trường hợp gãy xương đều giống nhau và tốc độ hồi phục còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau.
Yếu tố ảnh hưởng đến thời gian lành xương
Ngoài mức độ tổn thương và phương pháp điều trị, một số yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến thời gian lành xương như:
- Độ tuổi: Trẻ em và thanh thiếu niên do có khả năng tái tạo xương tốt hơn nên sẽ có tốc độ phục hồi nhanh hơn so với người trưởng thành và người lớn tuổi.
- Tình trạng sức khỏe: Những bệnh nhân mắc bệnh loãng xương, đái tháo đường, hoặc các bệnh lý mạn tính thường có khả năng lành xương chậm hơn.
- Chăm sóc và điều trị: Việc tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ, thực hiện vật lý trị liệu, kết hợp với chế độ dinh dưỡng phù hợp sẽ hỗ trợ quá trình hồi phục nhanh hơn.
- Thói quen sinh hoạt: Các thói quen không lành mạnh như hút thuốc lá và dùng rượu bia làm giảm khả năng tái tạo mô xương, khiến thời gian lành kéo dài.
Những biến chứng có thể xảy ra khi gãy chân
Ngoài vấn đề gãy xương bàn chân bao lâu thì lành, nhiều người cũng thắc mắc về những biến chứng có thể xảy ra nếu bị gãy xương bàn chân. Nếu không được điều trị hoặc chăm sóc đúng cách, gãy xương bàn chân có thể gây ra những biến chứng như: [2]How Long Does a Broken Foot Take to Heal? – Truy cập ngày … Continue reading
- Viêm nhiễm: Gãy xương hở hoặc không vệ sinh đúng cách trong quá trình điều trị dễ dẫn đến nhiễm trùng, làm phức tạp thêm tình trạng bệnh.
- Xương không liền hoặc liền sai vị trí: Gây biến dạng bàn chân và ảnh hưởng đến chức năng đi lại, có thể cần phẫu thuật chỉnh hình bổ sung.
- Tổn thương dây thần kinh hoặc mạch máu: Các dây thần kinh và mạch máu lân cận có thể bị rách, dẫn đến tê liệt hoặc máu khó lưu thông, từ đó có khả năng gây gãy xương hoặc tử vong.
- Thoái hóa khớp: Biến chứng lâu dài khi sụn khớp bị tổn thương hoặc xương không liền đúng cách, làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp bàn chân.
- Khả năng vận động: Có thể mất đi khả năng vận động trong quá trình chữa lành (điều trị bằng phương pháp vật lý trị liệu).
Những lưu ý khi phục hồi sau gãy xương bàn chân
Kế hoạch phục hồi chức năng
Quá trình phục hồi chức năng sau gãy xương bàn chân được chia làm các giai đoạn cụ thể như sau: [3]Foot fracture – 3 weeks in a boot – Truy cập ngày … Continue reading
Giai đoạn | Mục tiêu | Hoạt động phục hồi |
0-3 tuần | Bảo vệ xương và giảm đau |
|
3-6 tuần | Tăng khả năng chịu lực và lưu thông máu |
|
6-12 tuần | Phục hồi chức năng đi lại và cải thiện linh hoạt |
|
12 tuần trở đi | Hoàn thiện phục hồi chức năng và tăng cường sức bền |
|
Chăm sóc tại nhà trong quá trình hồi phục
Trong quá trình hồi phục, người bệnh cần được nghỉ ngơi đúng cách và tránh vận động mạnh hoặc gây áp lực lên chân bị thương, đặc biệt trong những tuần đầu tiên. Việc vội vàng sử dụng chân có thể khiến xương bị di lệch hoặc tổn thương nhiều hơn.
Bên cạnh đó, hãy sử dụng các dụng cụ hỗ trợ trong quá trình này như:
- Nạng: Cần lựa chọn nạng có chiều cao phù hợp sao cho tay cầm ngang với hông. Khi di chuyển, bước chân lành lên trước sau đó mới chuyển nạng và chân bị thương cùng lúc.
- Giày bảo vệ: Được thiết kế để cố định xương và bảo vệ bàn chân khỏi va chạm trong quá trình phục hồi.
Chế độ dinh dưỡng
Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc tái tạo và phục hồi xương.
Các loại thực phẩm mà bệnh nhân gãy xương chân nên lựa chọn là:
- Giàu canxi: Sữa, sữa chua, phô mai, cải bó xôi…
- Giàu magie: Hạt điều, đậu, chuối…
- Giàu kẽm: Hải sản, hạt bí, thịt bò…
- Vitamin D: Cá hồi, lòng đỏ trứng… kết hợp với tắm nắng mỗi buổi sáng.
Ngược lại, những thực phẩm nên tránh là:
- Chất kích thích: Thuốc lá, rượu bia sẽ làm giảm khả năng hấp thụ canxi và cản trở quá trình lành xương.
- Đồ ăn dầu mỡ, ngọt: Làm tăng nguy cơ viêm nhiễm và ảnh hưởng đến sức khỏe tổng quát của bệnh nhân.
Như vậy, bài viết đã giúp đọc giả trả lời câu hỏi “Gãy xương bàn chân bao lâu thì lành?” và một số vấn đề cần lưu ý xung quanh chủ đề này. Hãy gọi ngay vào số hotline 1900636985 hoặc truy cập website Menacal.vn để nhận được tư vấn kịp thời nếu có bất kỳ câu hỏi nào về các vấn đề sức khỏe.
References
↑1 | Metatarsal fractures – Truy cập ngày 23/11/2024. https://patient.info/foot-care/heel-and-foot-pain-plantar-fasciitis/metatarsal-fractures#how-long-does-a-metatarsal-fracture-take-to-heal |
---|---|
↑2 | How Long Does a Broken Foot Take to Heal? – Truy cập ngày 23/11/2024 https://www.verywellhealth.com/broken-foot-5214438#:~:text=Nh%E1%BB%AFng%20bi%E1%BA%BFn%20ch%E1%BB%A9ng%20c%C3%B3%20th%E1%BB%83%20x%E1%BA%A3y%20ra%20khi%20g%C3%A3y%20ch%C3%A2n |
↑3 | Foot fracture – 3 weeks in a boot – Truy cập ngày 23/11/2024 https://www.fracturecare.co.uk/care-plans/foot/metatarsal-fracture-to-foot/generic-foot-fracture-3-weeks-boot-no-fu/#:~:text=g%C3%AC%20mong%20%C4%91%E1%BB%A3i-,Tu%E1%BA%A7n,%C2%A0%20K%E1%BA%BF%20ho%E1%BA%A1ch%20ph%E1%BB%A5c%20h%E1%BB%93i%20ch%E1%BB%A9c%20n%C4%83ng,-0%2D3 |