Quá trình tập đi sau khi bị gãy xương bàn chân đóng vai trò quan trọng trong việc phục hồi chức năng của xương chân. Bài viết sau đây của Menacal sẽ giúp bạn tìm hiểu bị gãy xương bàn chân có đi được không và cách hỗ trợ quá trình hồi phục hiệu quả để tránh các di chứng có thể gặp phải khi tập vận động.
Nguyên nhân gây gãy xương bàn chân
Chấn thương trực tiếp hay chấn thương ở bàn chân là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng gãy xương bàn chân. Những chấn thương này có thể do bị vấp ngã, loạng choạng hay ngã tạo thành. Các nguyên nhân khác gồm có:
- Bị đập hay làm rơi vật nặng vào bàn chân.
- Các hoạt động gây tác động mạnh như chạy nhảy.
- Gặp tai nạn.
- Chấn thương do vật cùn.
- Sử dụng bàn chân nhiều quá mức đặc biệt ở các bộ môn tác động mạnh (như bóng đá, bóng rổ, khiêu vũ, chạy bộ..) có thể gây ra các vết nứt nhỏ ở xương bàn chân và vết nứt lớn dần theo thời gian, tăng nguy cơ bị gãy xương.
Bên cạnh đó, các yếu tố làm tăng nguy cơ bị gãy xương bàn chân chân bao gồm: [1]Broken foot. Truy cập ngày 01/12/2024.
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/broken-foot/symptoms-causes/syc-20355492
- Tham gia các môn thể thao và hoạt động có tác động mạnh.
- Đi giày không hỗ trợ.
- Bị thiếu hụt vitamin D.
- Có bàn chân như bàn chân phẳng hoặc vòm bàn chân cao.
- Bị loãng xương hay bị giảm mật độ xương.
Gãy xương bàn chân có đi được không?
Nhiều người cũng băn khoăn khi bị gãy xương bàn chân có đi được không? Thông thường, người bị gãy xương bàn chân không thể đi lại ngay sau khi bị gãy xương. Khi xương bắt đầu liền lại và hồi phục hoàn toàn thì người bệnh có thể sử dụng nạng chống và tập đi lại nhẹ nhàng, tuy nhiên cần tránh tác động nhiều lực lên chân bị thương.
Thời gian để tình trạng gãy xương bàn chân được cải thiện còn phụ thuộc vào mức độ gãy xương, vị trí gãy xương cụ thể trên chân, phương pháp khắc phục xương bị gãy, cách chăm sóc vết thương, tuổi tác..
Nếu cố gắng tập đi sớm khi bị gãy xương, người bệnh có thể làm tổn thương thêm phần xương bị gãy và gây ra các biến chứng nguy hiểm. [2]Broken Foot (Fractured Foot). Ngày truy cập: 03/12/2024.
https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/broken-foot-fractured-foot
Biến chứng có thể gặp phải khi cố gắng đi lại quá sớm
Gãy xương bàn chân là chấn thương có thể gặp phải trong đời sống hàng ngày, nếu chủ quan không điều trị đúng cách hoặc không cẩn trọng trong quá trình phục hồi có thể gây ra các biến chứng vĩnh viễn.
- Xương lệch hay không liền đúng vị trí: Tình trạng xương bị lệch, biến dạng so với xương bình thường là biến chứng dễ xảy ra ở bệnh nhân bị gãy xương bất động không tốt, làm chậm quá trình phục hồi chấn thương.
- Bị tổn thương xung quanh vùng bị gãy: Các mô mềm (da, cơ, dây thần kinh, mạch máu, dây chằng) có thể bị tổn thương nhiều hơn nếu như người bệnh nôn nóng tập đi lại quá sớm.
- Sưng viêm và chảy máu tái phát: Tập đi lại quá sớm sẽ tạo ra áp lực tới phần xương bị gãy, khiến các mạch máu dưới da vỡ ra, gây sưng tấy và chảy máu tái phát, ảnh hưởng nghiêm trọng tới quá trình điều trị gãy xương.
- Đau kéo dài hoặc đau mãn tính: Cố tập đi sớm khi bị gãy xương có thể gây đau nhiều hơn và tình trạng này có thể biến chuyển thành bị đau mãn tính do bàn chân phải chịu lực quá sớm.
Gãy xương bàn chân bao lâu thì đi lại được?
Sau khi đã biết bị gãy xương bàn chân có đi được không, thời gian để người bệnh bị gãy xương tập đi trở lại cũng là điều mà nhiều người thắc mắc. Thông thường thời gian để người bị gãy xương bàn chân tập đi trở lại sẽ phụ thuộc vào mức độ gãy xương và phương pháp điều trị gãy xương, cụ thể:
- Gãy xương nhẹ: Người bệnh có thể tập đi trở lại sau khoảng từ 4-6 tuần.
- Gãy xương nặng: Người bệnh có thể tập đi trở lại sau khoảng 8-12 tuần, thậm chí lâu hơn.
Trong quá trình điều trị, người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ về thời gian tập đi trở lại để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, tránh gây ảnh hưởng tới quá trình hồi phục của xương. Người bệnh cũng có thể tập luyện dựa theo hướng dẫn của bác sĩ để giúp xương chắc khỏe, cải thiện dáng đi và phòng tránh chân bị thành tật sau này.
Để tình trạng gãy xương được cải thiện và quá trình tập luyện đi lại dễ dàng hơn, người bệnh cần lưu ý một số điều sau đây:
- Trong giai đoạn đầu phục hồi xương, người bệnh không nên đặt trọng lượng cơ thể lên bàn chân và cần dùng xe tập đi hay nạng chống để vết gãy ở bàn chân lành lại.
- Sau giai đoạn đầu không chịu lực, người bệnh sẽ dần tăng trọng lượng mà cơ thể có thể chịu được lên bàn chân và có thể cần đi giày hoặc ủng chuyên dụng.
Làm gì để hỗ trợ quá trình hồi phục nhanh chóng?
Gãy xương bàn chân có thể do bất cứ nguyên nhân nào gây ra, từ việc tham gia các môn thể theo, bị chấn thương khi đang làm việc hay bị tai nạn. Để thúc đẩy quá trình tái tạo xương nhanh chóng, dưới đây là một số điều bạn cần lưu ý: [3]A Comprehensive Guide to Healing from a Foot Fracture. Truy cập ngày 01/12/2024.
https://tohealthyfeet.com/blog/A+Comprehensive+Guide+to+Healing+from+a+Foot+Fracture/158
- Tránh đè nặng lên chân hay bàn chân bị gãy xương. Nếu liên tục gây áp lực lên chỗ xương gãy thì chấn thương này sẽ tiếp tục bị tổn thương và làm chậm quá trình hồi phục.
- Người bệnh có thể cần phải bó bột hay đi giày bảo vệ chân để giữ cho các khớp bàn chân không cử động.
- Thực hiện chườm đá lạnh có thể giảm đau và giảm sưng trong vài ngày đầu bị gãy xương.
- Đảm bảo chế độ ăn của người bị gãy xương bàn chân với các thực phẩm giàu canxi và các dưỡng chất khác có lợi cho sự tái tạo xương.
- Hút thuốc làm ức chế quá trình lưu thông máu, do đó người bị gãy xương nên tránh hút thuốc trong khoảng thời gian này.
- Với những người gãy xương bị bệnh tiểu đường, quá trình lành bệnh chậm hơn thường là một trong những biến chứng có thể gặp phải. Lúc này, việc duy trì lượng trường trong máu ở mức ổn định sẽ cải thiện tình trạng này.
- Thực hiện các bài tập vật lý trị liệu giúp tăng cường sức mạnh cho cơ, phục hồi gân và dây chằng để giữ xương cố định cũng như giúp người bệnh có thể sử dụng bàn chân và chân linh hoạt hơn.
Hy vọng những thông tin trong bài trên đã giúp bạn trả lời câu hỏi “Gãy xương bàn chân có đi được không?” và các vấn đề liên quan. Nếu có các thắc mắc khác, bạn hãy truy cập vào website menacal.vn để biết thêm thông tin chi tiết. Bạn cũng có thể liên hệ tới hotline 1900 636 985 để nhận được tư vấn từ các chuyên gia.
References
↑1 | Broken foot. Truy cập ngày 01/12/2024. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/broken-foot/symptoms-causes/syc-20355492 |
---|---|
↑2 | Broken Foot (Fractured Foot). Ngày truy cập: 03/12/2024. https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/broken-foot-fractured-foot |
↑3 | A Comprehensive Guide to Healing from a Foot Fracture. Truy cập ngày 01/12/2024. https://tohealthyfeet.com/blog/A+Comprehensive+Guide+to+Healing+from+a+Foot+Fracture/158 |