Nắm rõ những dấu hiệu tăng chiều cao của trẻ ở tuổi dậy thì sẽ giúp bố mẹ có các biện pháp giúp con tăng chiều cao hiệu quả và an toàn. Bài viết dưới đây của Menacal sẽ giúp bố mẹ tìm hiểu những thông tin để giúp trẻ phát triển chiều cao vượt trội ở tuổi dậy thì.
9 dấu hiệu tăng chiều cao ở trẻ em
Khi cơ thể trẻ phát triển nhanh chóng, bé sẽ cần được cung cấp nhiều năng lượng hơn. Dưới đây là những dấu hiệu tăng chiều cao ở trẻ em bố mẹ cần biết để xây dựng chế độ sinh hoạt hợp lý cho con.
Quần áo trở nên ngắn hơn
Một trong những dấu hiệu đang tăng chiều cao của trẻ khá rõ ràng là quần áo của con đang trở nên ngắn hơn khi trẻ cao lên. Điều này cho thấy trẻ không chỉ tăng cân mà còn đang phát triển chiều cao, khiến những bộ quần áo trước đó không còn mặc vừa. Đây là lúc bố mẹ cần thay mới tủ quần áo cho con để trẻ thoải mái vận động hơn trong giai đoạn này.
Dấu hiệu tăng chiều cao – Trẻ ăn nhiều hơn, nhanh cảm thấy đói
Khi trẻ bắt đầu bước vào giai đoạn tăng trưởng chiều cao, nhu cầu về năng lượng của cơ thể sẽ tăng cao, khiến cho con cảm thấy nhanh bị đói và ăn nhiều hơn. Bố mẹ cần nhận biết sớm điều này để xây dựng kế hoạch dinh dưỡng phù hợp cho trẻ. [1]6 Signs Your Kid is Having a Growth Spurt. Truy cập ngày 29/12/2024.
https://www.nutritionnews.abbott/pregnancy-childhood/kids-growth/6-signs-your-kid-is-having-a-growth-spurt/
Trẻ lười vận động, thường cảm thấy uể oải
Khi trẻ thấy đói và ăn quá nhiều, việc tiêu hóa không kịp có thể làm giảm thể lực của trẻ. Điều này dẫn tới tình trạng trẻ lười biếng, mệt mỏi và cảm thấy uể oải, không thích vận động. Bố mẹ không cần lo lắng bởi đây là biểu hiện bình thường, chỉ cần đảm bảo cung cấp đủ các dưỡng chất cần thiết và để trẻ ngủ đủ giấc trong ngày.
Trẻ ngủ nhiều hơn
Thêm một dấu hiệu của tăng chiều cao ở trẻ đang trong tuổi dậy thì là biểu hiện trẻ ngủ nhiều hơn. Khi trẻ ở trong trạng thái ngủ sâu, tuyến yên sẽ tiết ra hormone tăng trưởng GH cao hơn gấp nhiều lần so với ban ngày và kích thích sự phát triển chiều cao tối ưu.
Trẻ tăng cân nhanh
Khi trẻ bắt đầu tăng chiều cao, dấu hiệu bố mẹ cũng dễ nhận thấy là sự tăng cân nhanh chóng. Điều này không chỉ do trẻ bắt đầu ăn nhiều hơn trong tuổi dậy thì mà còn cho thấy kết quả của quá trình phát triển mạnh mẽ của cơ thể, đòi hỏi cung cấp thêm nhiều năng lượng hỗ trợ. Sự tăng cân của trẻ là bình thường, phản ánh sự phát triển của hệ xương và cơ bắp.
Trẻ bị đau nhức khắp cơ thể
Chiều cao của trẻ tăng nhanh hơn do sự phát triển cơ bắp sẽ khiến con có nguy cơ bị đau nhức toàn bộ cơ thể. Cũng có trường hợp hiếm gặp trẻ bị chuột rút ban đêm khi đang ngủ và điều này xảy ra khi cơ thể đang sản sinh mạnh mẽ hormone tăng trưởng.
Bàn chân to hơn, giày dép nhanh chật
Dấu hiệu tăng chiều cao của trẻ trong độ tuổi dậy thì tiếp theo là bàn chân của trẻ sẽ to nhanh hơn và đi giày dép nhanh chật hơn. Các ngón chân của trẻ có thể phồng lên qua lớp giày vải thể thao và giày có nguy cơ bị rách bất cứ lúc nào. Bố mẹ cần mua giày mới cho trẻ sau mỗi 4 tháng hoặc lâu hơn khi trẻ đang trong giai đoạn tăng trưởng ở tuổi dậy thì.
Các khớp lớn hơn là dấu hiệu tăng chiều cao ở trẻ
Hệ xương khớp của trẻ phát triển mạnh mẽ trong độ tuổi dậy thì khiến cho các khớp cũng phát triển lớn hơn. Lúc này, đầu gối, khuỷu tay, vai và xương bả vai của trẻ sẽ có thể bị đau và nhô ra khỏi quần, áo. [2]15 Signs of a growth spurt in the teenager. Truy cập ngày 29/12/2024.
https://thenourishedchild.com/13-signs-teen-growth-spurt/
Tỷ lệ cơ thể thay đổi
Tỷ lệ cơ thể của trẻ cũng có sự thay đổi khi con bước vào giai đoạn tăng chiều cao. Khi trẻ cao lên, cơ thể sẽ tự điều chỉnh lại tỷ lệ để cân đối hơn, trong đó xương tay và xương chân của trẻ là các vị trí tăng trưởng mạnh mẽ nhất. Trẻ sẽ có thân hình mảnh mai, thon gọn hơn và tay dài, chân dài hơn so với trước, con trai sẽ có vai rộng hơn và con gái sẽ có hông rộng hơn.
Cách theo dõi sự phát triển chiều cao ở trẻ
Theo dõi sự phát triển chiều cao của trẻ sẽ giúp bố mẹ biết được chiều cao của con tăng lên như thế nào. Cách theo dõi sự phát triển chiều cao của trẻ như sau.
Tìm một điểm đối chiếu
Để theo dõi sự phát triển chiều cao, trẻ có thể tự chọn một điểm không cao lên để so sánh. Có thể lựa chọn một vật bất động ví dụ như mép dưới của biển hiệu gắn ở trên tường, hoặc so sánh với người không cao thêm như bố hoặc mẹ để làm điểm đối chiếu. Khi trẻ càng tiến gần mức so sánh ngang tầm mắt, đầu sắp đụng trần nhà hoặc chạm tới vai của bố hoặc mẹ thì điều này cho thấy chiều cao của trẻ đang ngày một tăng.
Đánh dấu mức tăng chiều cao
Bố mẹ có thể theo dõi sự tăng chiều cao của trẻ bằng cách đánh dấu mức tăng chiều cao cho con. Cách làm rất đơn giản, chỉ cần kẻ các vạch trên tường bằng bút mực hoặc bút dạ và ghi lại ngày tháng (với tên và tuổi của trẻ nếu mẹ muốn). Nếu không thích đánh dấu lên tường, bố mẹ có thể lấy thước dây đo khoảng cách từ sàn tới điểm đánh dấu và ghi vào trong sổ cùng với các thông tin liên quan tới trẻ.
Các phương pháp dự đoán chiều cao tối đa của trẻ
Chiều cao của trẻ luôn là vấn đề các bậc phụ huynh quan tâm. Bố mẹ có thể tham khảo các phương pháp dự đoán chiều cao tối đa của trẻ ở độ tuổi trưởng thành như dưới đây.
Phương pháp Gray (dựa vào chiều cao của bố mẹ)
Phương pháp dự đoán chiều cao của trẻ dựa vào chiều cao trung bình của bố mẹ Gray được áp dụng cho trẻ chưa chào đời và trẻ đến 4 tuổi. Bố mẹ có thể xác định chiều cao của trẻ theo phương pháp này bằng cách:
- Chiều cao khi trưởng thành của bé gái = [(Chiều cao của bố + chiều cao của mẹ) – 13cm)] / 2.
- Chiều cao khi trưởng thành của bé trai = [(Chiều cao của bố + chiều cao của mẹ)+ 13cm)] / 2.
Sai số là +/- 10.2 cm.
Ví dụ: Người bố cao 180cm và mẹ cao 160cm thì chiều cao dự đoán của trẻ sẽ như sau:
- Chiều cao khi trưởng thành của bé gái = [(180 + 160) – 13)] / 2 = 163,5 (cm).
- Chiều cao khi trưởng thành của bé trai =[(180 + 160) + 13)] / 2 = 176,5 (cm).
Phương pháp “hai năm nhân hai”
Phương pháp “hai năm nhân hai” có thể dự đoán chiều cao của trẻ 2 tuổi. Mặc dù không có nghiên cứu xác định về mức độ chính xác nhưng phương pháp này đã được sử dụng trong thời gian dài. Bố mẹ có thể xác định chiều cao của trẻ theo phương pháp này bằng cách:
- Chiều cao khi trưởng thành của trẻ = Chiều cao khi trẻ 2 tuổi x 2
Ví dụ: Bé gái có chiều cao 86cm khi được 2 tuổi thì chiều cao khi trưởng thành sẽ là: 86 x 2 = 172 (cm).
Dựa vào chiều cao khi sinh
Phương pháp dự đoán chiều cao của trẻ dựa vào chiều cao khi sinh sẽ được tiến hành dựa vào chiều cao của trẻ từ khi mới sinh và áp dụng với trẻ sinh đủ tháng, không phù hợp với trường hợp trẻ sinh non. Công thức cụ thể được tính như sau:
- Chiều cao khi trưởng thành của bé gái = Chiều cao khi sinh/ 0,3109.
- Chiều cao khi trưởng thành của bé trai = Chiều cao khi sinh/0,2949.
Sai số là +/- 5 cm.
Ví dụ: Bé gái sinh ra có chiều cao 50cm thì chiều cao khi trưởng thành sẽ là: 50/0,3109 = 160,8 (cm).
Phương pháp đường cong (biểu đồ tăng trưởng)
Đo chiều cao theo phương pháp đường cong sẽ dựa vào biểu đồ chiều cao tiêu chuẩn để theo dõi sự phát triển của trẻ. Bố mẹ có thể dự đoán chiều cao của trẻ bằng cách đo chiều cao của con ở thời điểm hiện tại, sau đó đối chiếu với biểu đồ tăng trưởng. Từ vị trí đó vẽ một đường thẳng song song với chiều cao tiêu chuẩn cho đến tuổi trưởng thành để dự đoán chiều cao trong tương lai.
Cách tăng chiều cao cho trẻ ba mẹ cần biết
Nếu bố mẹ muốn trẻ tăng chiều cao nhanh chóng và khỏe mạnh, hãy lưu ý một số những điều sau đây:
Lưu ý đến giấc ngủ của trẻ
Giấc ngủ là yếu tố góp phần quan trọng đối với sự phát triển của trẻ em. Trẻ cần được đi ngủ sớm để tối ưu hóa việc tiết hormone tăng trưởng GH. Nội tiết tố tăng trưởng sẽ tiết ra lúc 12 giờ đêm khi trẻ ngủ sâu và đây là thời điểm lý tưởng để cơ thể trẻ phát triển và phục hồi năng lượng sau một ngày dài học tập và hoạt động.
Bên cạnh đó, bố mẹ cũng cần đảm bảo trẻ ngủ đủ giấc, trẻ em từ 6-13 tuổi ngủ từ 9-11 giờ mỗi đêm. Thanh thiếu niên từ 14-17 tuổi cần ngủ từ 8-10 giờ mỗi đêm. [3]What factors influence a person’s height?. Truy cập ngày 29/12/2024.
https://www.medicalnewstoday.com/articles/327514
Chế độ dinh dưỡng lành mạnh
Thực hiện một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, cân đối, giàu vitamin và khoáng chất sẽ cung cấp cho trẻ những dưỡng chất cần thiết để tối ưu hóa quá trình tăng chiều cao. Bố mẹ hãy thêm vào chế độ ăn của trẻ các thực phẩm giàu canxi để xương chắc khỏe, bổ sung thêm vitamin D, kẽm, niacin để hỗ trợ sự phát triển và tăng trưởng của cơ thể.
Khuyến khích trẻ tập thể dục, chơi thể thao
Cơ thể cần được vận động nhiều hơn để tăng trưởng và phát triển tốt nhất trong giai đoạn dậy thì. Bố mẹ hãy để con tập trung vào các bài tập aerobic và rèn sức bền, bởi trẻ có sức khỏe tốt sẽ tạo điều kiện để cơ thể cao lớn hơn.
Các động tác kéo giãn cơ thể cũng tốt nhưng không có tác dụng lâu dài, thay vào đó, trẻ nên được tập trung tập luyện tăng cường sức khỏe và giúp thân hình cân đối, để tăng chiều cao tự nhiên tối đa trong khả năng cho phép.
Tập luyện ít nhất 60 phút mỗi ngày sẽ giúp trẻ có thân hình dẻo dai, cân đối ngay cả khi không phát triển chiều cao. Bố mẹ có thể tìm kiếm các bài tập trên mạng internet cho con. [4]How to Know if You Are Growing Taller. Truy cập ngày 29/12/2024.
https://www.wikihow.com/Know-if-You-Are-Growing-Taller
Hy vọng những thông tin trên đã giúp bố mẹ nhận biết được những dấu hiệu tăng chiều cao của trẻ ở độ tuổi dậy thì để từ đó biết cách hỗ trợ trẻ phát triển cao lớn hơn trong giai đoạn này. Bố mẹ hãy truy cập ngay vào website menacal.vn để biết thêm các thông tin chi tiết về sự phát triển chiều cao của trẻ trong độ tuổi dậy thì và liên hệ tới hotline 1900 636 985 nếu có bất cứ thắc mắc nào cần sự tư vấn từ các chuyên gia.
References
↑1 | 6 Signs Your Kid is Having a Growth Spurt. Truy cập ngày 29/12/2024. https://www.nutritionnews.abbott/pregnancy-childhood/kids-growth/6-signs-your-kid-is-having-a-growth-spurt/ |
---|---|
↑2 | 15 Signs of a growth spurt in the teenager. Truy cập ngày 29/12/2024. https://thenourishedchild.com/13-signs-teen-growth-spurt/ |
↑3 | What factors influence a person’s height?. Truy cập ngày 29/12/2024. https://www.medicalnewstoday.com/articles/327514 |
↑4 | How to Know if You Are Growing Taller. Truy cập ngày 29/12/2024. https://www.wikihow.com/Know-if-You-Are-Growing-Taller |