chồng nghén thay vợ có thật không

[Góc tư vấn] Chồng nghén thay vợ có thật không?

01/08/2024 63 lượt xem

Trong thời gian mang thai, cả hai vợ chồng đều trải qua vô vàn cung bậc cảm xúc khác nhau. Nhiều người chồng chia sẻ rằng họ có dấu hiệu nghén tương tự như vợ của mình. Điều này nghe thật khó tin nhưng lại xuất hiện không ít trong thực tế. Vậy chồng nghén thay vợ có thật không? Cùng Menacal tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!

Chồng nghén thay vợ có thật không?

Chồng nghén thay vợ có thật không? Câu trả lời là CÓ. Đây được gọi là hội chứng Couvade – hiện tượng người chồng có những dấu hiệu tương tự như người vợ đang mang thai như: tăng cân, đau nhức và buồn nôn.

Hội chứng này chưa được xác định là một bệnh hay một tình trạng tâm lý. Chúng xuất hiện khá phổ biến, đặc biệt là đối với người lần đầu làm cha, những cặp vợ chồng từng phải đối diện với sảy thai hoặc gặp nhiều khó khăn trong quá trình thụ thai.

Theo thống kê trên 267 cặp vợ chồng tại thành phố New York, tỷ lệ chồng nghén thay vợ chiếm khoảng 20%. [1]Is Couvade Syndrome Real? Truy cập ngày 19/ 07/ 2024.
https://health.clevelandclinic.org/couvade-syndrome-sympathetic-pregnancy

Nguyên nhân của hiện tượng chồng nghén thay vợ

Nguyên nhân của hội chứng chồng nghén thay vợ vẫn chưa được xác định. Nhiều người cho rằng hiện tượng này có mối liên hệ mật thiết với các yếu tố sau:

  • Thay đổi tâm trạng: Người chồng lo lắng quá mức cho sức khỏe của mẹ và con, cảm thấy trách nhiệm nặng nề hơn khi đón thành viên mới trong gia đình. Trong nhiều trường hợp, người chồng bị ảnh hưởng trực tiếp và liên tục bởi cảm xúc tiêu cực của vợ, cảm thấy đồng cảm hơn với những khó khăn mà vợ phải trải qua. Những điều này góp phần làm xuất hiện các triệu chứng tương tự như mang thai.
  • Cảm giác bị bỏ rơi: Người thân trong gia đình đổ dồn mọi sự chú ý vào việc chăm sóc sức khỏe của mẹ và bé. Do đó, các ông bố đôi khi cảm thấy bị bỏ rơi, thậm chí ghen tị, lo sợ vị trí của mình trong lòng vợ có sự thay đổi, dẫn đến dấu hiệu nghén thay vợ.
  • Thay đổi nội tiết tố: Người chồng căng thẳng trong thời gian dài khiến hàm lượng testosterone trong cơ thể giảm. Đây có thể là nguyên nhân làm mất cân bằng nồng độ estrogen tạo ra các triệu chứng tương tự như mang thai. Ngoài ra, lo lắng, căng thẳng còn khiến cơ thể sản xuất nhiều cortisol, dẫn đến tăng prolactin gây ra ốm nghén và tình trạng căng tức ở ngực.
  • Thay đổi chế độ ăn: Chế độ ăn uống của phụ nữ mang thai có nhiều thay đổi để đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng cho cả mẹ và bé. Điều này có thể ảnh hưởng đến cả người chồng, làm tăng cảm giác thèm ăn, dẫn đến tăng cân và khó chịu đường tiêu hóa.
Chế độ ăn uống của vợ trong thời gian mang thai ảnh hưởng đến người chồng

Triệu chứng chồng nghén thay vợ

Người mắc hội chứng này sẽ phải trải qua những dấu hiệu tương tự như phụ nữ đang mang thai. Các triệu chứng vô cùng đa dạng, bao gồm:

  • Về mặt tinh thần: Lo lắng, trầm cảm, khó ngủ, bồn chồn, giảm ham muốn tình dục…
  • Về mặt thể chất: Buồn nôn, nôn, ợ nóng, đau hoặc chướng bụng, thay đổi khẩu vị, chuột rút ở chân, đau lưng, kích ứng bộ phận sinh dục hoặc tiết niệu, tăng cân hoặc giảm cân, giảm khả năng tập trung… [2]Is Couvade Syndrome (Sympathetic Pregnancy) Real? Truy cập ngày 19/ 07/ 2024.
    https://www.healthline.com/health/pregnancy/couvade-syndrome#symptoms

Cách điều trị hội chứng chồng nghén thay vợ

Hiện nay không có phương pháp điều trị cụ thể hội chứng chồng nghén thay vợ. Tuy nhiên, vẫn có nhiều cách giúp giảm bớt các triệu chứng, cải thiện thể chất và tinh thần của người chồng như:

  • Chuẩn bị tinh thần: Tham gia lớp học tiền sản, đọc sách, tham khảo kinh nghiệm của gia đình hoặc bạn bè để hiểu rõ hơn những thử thách trong quá trình mang thai. Từ đó, người chồng chuẩn bị được một tinh thần vững vàng để cùng vợ vượt qua khoảng thời gian nhạy cảm này.
  • Chế độ ăn uống khoa học: Cả hai vợ chồng đều cần ăn đủ chất, uống đủ nước, tránh xa thực phẩm giàu chất béo hoặc đường có hại. Chế độ ăn uống khoa học giúp ngăn ngừa tăng cân và các vấn đề liên quan đến đường tiêu hóa.
  • Luyện tập thể thao thường xuyên: Chồng nên dành thời gian nghỉ ngơi và luyện tập thể thao với cường độ phù hợp cùng vợ để cải thiện tâm trạng, giảm căng thẳng, mệt mỏi và hạn chế nguy cơ tăng cân.
  • Chia sẻ cảm xúc: Chồng nên thành thật chia sẻ những cảm xúc của mình với vợ, bạn bè và người thân. Đây là cách giúp giải tỏa lo lắng vô cùng hiệu quả, đặc biệt là khi các ông chồng bắt đầu một vai trò mới – vai trò của một người cha. Điều này còn giúp hạn chế nguy cơ bị trầm cảm.
  • Thường xuyên nói chuyện với em bé: Chồng có thể áp tai hoặc đặt bàn tay lên bụng vợ để cảm nhận những chuyển động nhỏ của em bé. Chuyên gia còn khuyến khích kể chuyện, đọc sách hoặc hát cho con nghe mỗi ngày. Phương pháp này giúp 2 cha con có sự tương tác qua lại và gắn kết với nhau hơn.
  • Tham khảo ý kiến chuyên gia: Bác sĩ có thể đề xuất một số loại thuốc giảm đau và thuốc khắc phục các vấn đề liên quan đến đường tiêu hóa tùy thuộc vào triệu chứng của từng người.

Đọc thêm: Bà bầu ăn không tiêu bị nôn phải làm sao

Bố giao tiếp với bé thường xuyên để tạo sự gắn kết ngay từ trong bụng mẹ
Bố giao tiếp với bé thường xuyên để tạo sự gắn kết ngay từ trong bụng mẹ

Một số câu hỏi thường gặp về hội chứng Couvade

Chúng ta đã có câu trả lời cho thắc mắc: “Chồng nghén thay vợ có thật không?”. Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp liên quan đến hội chứng này:

Hội chứng chồng nghén thay vợ bắt đầu khi nào?

Hội chứng chồng nghén thay vợ thường bắt đầu ở tam cá nguyệt thứ nhất với những dấu hiệu điển hình như: ốm nghén, mệt mỏi, kiệt sức… Nếu không kiểm soát tốt các triệu chứng này, chúng có thể ảnh hưởng xấu đến mối quan hệ vợ chồng, khiến cả hai người cảm thấy căng thẳng, lo lắng, trầm cảm.

Hội chứng chồng nghén thay vợ kéo dài bao lâu?

Hội chứng chồng nghén thay vợ thường biến mất sau tam cá nguyệt thứ nhất và hầu như không xuất hiện ở tam cá nguyệt thứ hai. Tuy nhiên, các triệu chứng có thể quay trở lại trong tam cá nguyệt thứ ba và tự biết mất hoàn toàn sau khi em bé chào đời. [3]Is Couvade Syndrome Real? Truy cập ngày 19/ 07/ 2024. https://health.clevelandclinic.org/couvade-syndrome-sympathetic-pregnancy

Hội chứng chồng nghén thay vợ thường xuất hiện ở ba tháng đầu thai kỳ

Mong rằng bài viết trên đã cung cấp đủ thông tin giúp bạn giải đáp thắc mắc “Chồng nghén thay vợ có thật không?”. Chúc gia đình bạn có một thai kỳ khỏe mạnh, hạnh phúc và ngập tràn niềm vui! Nếu có bất kỳ câu hỏi nào cần giải đáp, bạn có thể truy cập ngay vào website menacal.vn hoặc liên hệ tới hotline 1900 636 985 để nhận được tư vấn trực tiếp từ các chuyên gia.

References

References
1 Is Couvade Syndrome Real? Truy cập ngày 19/ 07/ 2024.
https://health.clevelandclinic.org/couvade-syndrome-sympathetic-pregnancy
2 Is Couvade Syndrome (Sympathetic Pregnancy) Real? Truy cập ngày 19/ 07/ 2024.
https://www.healthline.com/health/pregnancy/couvade-syndrome#symptoms
3 Is Couvade Syndrome Real? Truy cập ngày 19/ 07/ 2024. https://health.clevelandclinic.org/couvade-syndrome-sympathetic-pregnancy