cách trị ho ngứa cổ cho bà bầu

10+ cách trị ho ngứa cổ cho bà bầu đơn giản tại nhà

25/06/2024 257 lượt xem

Trong thời kỳ mang thai, cơ thể mẹ có nhiều biến đổi và trở nên nhạy cảm hơn với các tác nhân bên ngoài. Do đó, mẹ dễ gặp phải những triệu chứng khó chịu ảnh hưởng đến tâm trạng và chất lượng giấc ngủ, điển hình nhất là ho ngứa cổ. Nếu bạn đang loay hoay tìm cách trị ho ngứa cổ cho bà bầu hiệu quả, mà vẫn đảm bảo an toàn thì tham khảo thêm bài viết dưới đây nhé!

Nguyên nhân bà bầu bị ho ngứa cổ

Một số lý do chính dẫn đến ho ngứa cổ ở phụ nữ mang thai:

  • Thay đổi thời tiết: Nhiệt độ và độ ẩm có nhiều sự biến đổi trong giai đoạn chuyển mùa. Điều này có thể khiến niêm mạc cổ họng của bà bầu trở nên khô và nhạy cảm hơn, gây ra cảm giác ngứa ngáy và khởi phát cơn ho.
  • Suy giảm miễn dịch: Hệ thống miễn dịch của phụ nữ mang thai thường bị suy yếu nên cơ thể dễ bị tấn công bởi các virus và vi khuẩn gây bệnh. Phổ biến nhất là các bệnh liên quan đến đường hô hấp như: cảm cúm và viêm họng, dẫn đến triệu chứng ho ngứa cổ.
  • Trào ngược dạ dày: Thai nhi phát triển gây áp lực lên dạ dày. Đây là nguyên nhân khiến axit dạ dày trào ngược lên cổ họng gây kích thích và viêm nhiễm, tạo cảm giác ngứa, xuất hiện những cơn ho khan, ho có đờm.
  • Dị ứng: Mẹ bầu có thể nhạy cảm hơn với các tác nhân gây dị ứng như: phấn hoa, bụi, nấm mốc, lông thú cưng… Các chất này kích thích niêm mạc hô hấp, dẫn đến phản ứng ngứa cổ và ho kéo dài.
  • Sự phát triển của thai nhi: Tử cung mở rộng hơn tạo điều kiện cho em bé phát triển, nhưng đồng thời hạn chế không gian chuyển động bình thường của cơ hoành. Sự chèn ép này khiến việc thở trở nên khó khăn hơn, gây cảm giác khó chịu ở cổ họng dẫn đến ho. [1]The Uncomfortable Truth: How Coughing While Pregnant Can Cause Pain and Discomfort. Truy cập ngày 20/ 06/ … Continue reading
  • Lưu lượng máu tăng: Lưu lượng máu trong cơ thể mẹ tăng cao để đáp ứng đủ nhu cầu dưỡng chất của cả mẹ và bé. Điều này có thể làm căng các mạch máu trong niêm mạc cổ họng, niêm mạc mũi, khiến chúng nhạy cảm hơn, dẫn đến ngứa và ho.

10+ cách trị ho ngứa cổ cho bà bầu tại nhà

Dân gian truyền lại nhiều cách trị ho ngứa cổ cho bà bầu từ nguyên liệu tự nhiên. Những phương pháp này có thể dễ dàng thực hiện ngay tại nhà với các bước vô cùng đơn giản mà vẫn đảm bảo hiệu quả, an toàn cho sức khỏe của cả mẹ và bé. [2]12 home remedies for cough. Truy cập ngày 20/ 06/ 2024.
https://www.medicalnewstoday.com/articles/322394#natural-cough-remedies

Cách trị ho ngứa cổ cho bà bầu bằng gừng

Gừng nổi tiếng với tính kháng viêm, kháng khuẩn và làm dịu niêm mạc, đồng thời hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch. Vì vậy, loại dược liệu này được sử dụng phổ biến để cải thiện tình trạng ho ngứa cổ ở mẹ bầu.

  • Bước 1: Chuẩn bị 2 nhánh gừng tươi, cạo vỏ, rửa sạch bằng nước.
  • Bước 2: Đập dập hoặc cắt gừng thành những lát mỏng. Sau đó, cho vào nồi chứa khoảng 150 ml nước.
  • Bước 3: Đun sôi khoảng 10 – 15 phút để tinh chất có trong gừng hòa tan vào nước.
  • Bước 4: Thêm một ít mật ong để tăng hương vị và bắt đầu thưởng thức khi trà còn ấm. Uống 2 – 3 lần mỗi ngày mang lại hiệu quả tốt nhất.
Gừng là nguyên liệu trị ho ngứa cổ hiệu quả
Gừng là nguyên liệu trị ho ngứa cổ hiệu quả

Sử dụng mật ong trị ho ngứa cổ

Theo nghiên cứu, mật ong có đặc tính chống viêm, kháng khuẩn, giúp chữa lành vết thương, làm giảm phản xạ ho và ngăn chặn các chất kích ứng xâm nhập vào đường hô hấp trên. Loại dược liệu này có giá thành phải chăng và tương đối an toàn nên thường được sử dụng như một cách trị ho ngứa cổ cho bà bầu.

  • Bước 1: Chuẩn bị một cốc nước ấm khoảng 40°C (không dùng nước quá nóng để tránh phá hủy các enzyme có lợi trong mật ong).
  • Bước 2: Thêm 1 – 2 thìa mật ong vào và khuấy đều cho tan.
  • Bước 3: Uống từ từ khi nước còn ấm, có thể uống 2 – 3 lần mỗi ngày, đặc biệt là vào buổi sáng và trước khi đi ngủ.

Dùng chanh đào trị ho ngứa cổ

Chanh đào chứa nhiều vitamin C, axit hữu cơ và tinh dầu, giúp kháng khuẩn, kháng viêm, tăng cường hệ miễn dịch và làm dịu niêm mạc cổ họng bị kích thích.

  • Bước 1: Chuẩn bị 1 – 2 quả chanh đào, rửa sạch, thái lát mỏng, rồi cho vào cốc chứa nước nóng.
  • Bước 2: Ngâm chanh trong nước nóng khoảng 5 – 10 phút.
  • Bước 3: Thêm mật ong vào và khuấy đều.
  • Bước 4: Uống từ từ khi trà còn ấm, có thể uống 2 – 3 lần mỗi ngày để tăng hiệu quả điều trị.

Cách trị ho ngứa cổ bằng lá hẹ hấp

Lá hẹ rất giàu các hoạt chất kháng khuẩn tự nhiên như: saponin, odorin. Chúng có khả năng ức chế vi khuẩn gây nhiễm trùng đường hô hấp, tiêu đờm, giảm ho hiệu quả. Dưới đây là cách trị ho ngứa cổ cho bà bầu bằng lá hẹ đơn giản, dễ dàng thực hiện tại nhà:

  • Bước 1: Rửa lá hẹ với nước sạch, đợi ráo nước rồi cắt thành từng khúc khoảng 2 – 3 cm.
  • Bước 2: Cho hẹ vào bát thủy tinh hoặc bát sứ chịu nhiệt, đậy kín bằng đĩa hoặc màng bọc thực phẩm.
  • Bước 3: Đặt bát vào nồi hấp và hấp cách thủy khoảng 15 –  20 phút cho đến khi lá hẹ chín mềm, tiết ra nước.
  • Bước 4: Để nguội rồi ăn trực tiếp.

Dùng dầu khuynh diệp trị ho ngứa cổ

Dầu khuynh diệp (hay còn gọi là dầu bạch đàn) giàu các hoạt chất như: flavonoids, tannins, sabinene, limonene… Tác dụng chính là kháng khuẩn, kháng viêm, làm thông thoáng đường hô hấp, đẩy lùi cơn ho.

  • Bước 1: Đổ nước sôi vào một cái chậu nhỏ, thêm 3 – 5 giọt dầu khuynh diệp.
  • Bước 2: Cúi mặt xuống cách chậu nước khoảng 25 – 30 cm, đồng thời dùng một chiếc khăn lớn để trùm đầu.
  • Bước 3: Hít sâu và từ từ hơi nước chứa dầu khuynh diệp trong khoảng 10 – 15 phút.

Lá tía tô giúp trị ho ngứa cổ

Lá tía tô có tính ấm, vị cay, giúp giải cảm, chống viêm, cải thiện tình trạng ho ngứa cổ hiệu quả. Loại thảo dược quen thuộc này còn giàu chất kháng khuẩn và chống oxy hóa giúp giảm viêm nhiễm, làm dịu niêm mạc cổ họng.

  • Bước 1: Rửa sạch lá tía tô, để ráo và thái nhỏ.
  • Bước 2: Cho lá tía tô vào ấm hoặc cốc, sau đó đổ thêm nước sôi.
  • Bước 3: Đậy nắp và ủ trong khoảng 10 – 15 phút để lá tía tô tiết ra các chất có lợi.
  • Bước 4: Thêm một chút mật ong, sau đó uống từ từ ngay khi trà còn ấm, có thể uống 2 – 3 lần mỗi ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.

Chữa ho ngứa cổ cho bà bầu bằng tỏi

Tỏi giàu allicin có đặc tính kháng nhiều loại vi khuẩn gây nhiễm trùng đường hô hấp. Các hợp chất sulfur hữu cơ trong tỏi (ví dụ: diallyl disulfide và s-allyl cysteine) có khả năng giảm viêm và làm dịu niêm mạc bị kích thích trong cổ họng. Vì vậy, tỏi thường được sử dụng như một cách trị ho ngứa cổ cho bà bầu.

  • Bước 1: Bóc vỏ, rửa sạch, thái lát hoặc đập dập tỏi.
  • Bước 2: Đun sôi nước, sau đó thả tỏi vào và đun nhỏ lửa thêm khoảng 10 – 15 phút.
  • Bước 3: Tắt bếp, để nước nguội bớt, có thể thêm một ít mật ong hoặc chanh làm tăng hương vị và hiệu quả chữa ho.
  • Bước 4: Uống trà tỏi khi còn ấm, uống từ từ để nước trà thấm vào cổ họng.
Tỏi giúp giảm viêm, đẩy lùi ho ngứa cổ ở bà bầu
Tỏi giúp giảm viêm, đẩy lùi ho ngứa cổ ở bà bầu

Cách trị ho ngứa cổ cho bà bầu bằng lê hấp đường phèn

Lê có tính mát, giúp giữ ẩm cho cổ họng và làm giảm cảm giác khô rát do ho. Ngoài ra, lê giàu vitamin C và các chất chống oxy hóa khác, giúp tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ quá trình lành vết thương. Khi kết hợp với đường phèn có vị ngọt thanh, làm dịu cổ họng và hạn chế cảm giác kích ứng, ta có được vị thuốc dân gian giúp trị ho ngứa cổ an toàn mà hiệu quả.

  • Bước 1: Rửa sạch lê, dùng dao cắt phần đầu quả lê và giữ lại làm nắp.
  • Bước 2: Dùng thìa lấy lõi và hạt bên trong quả lê ra, tạo một khoảng trống đủ rộng.
  • Bước 3: Cho 2 – 3 thìa đường phèn vào khoảng trống trên.
  • Bước 4: Đậy lại phần nắp quả lê, sau đó đặt quả lê vào bát nhỏ rồi hấp cách thủy khoảng 30 – 40 phút.
  • Bước 5: Để nguội bớt rồi ăn trực tiếp lê hấp đường phèn.

Cam nướng trị ho ngứa cổ cho bà bầu

Cam giàu vitamin C giúp giảm viêm và sưng tấy trong cổ họng, từ đó hạn chế triệu chứng ho. Loại quả này còn chứa axit citric và bioflavonoids có khả năng làm loãng chất nhầy, loại bỏ đờm và làm sạch đường hô hấp. Cam nướng là sự lựa chọn hoàn hảo cho bà bầu bị ho ngứa cổ, đặc biệt là vào những ngày lạnh.

  • Bước 1: Rửa sạch quả cam, sau đó dùng khăn lau khô.
  • Bước 2: Nướng cam bằng lò nướng hoặc bằng bếp gas, cho đến khi vỏ cam nứt ra và có mùi thơm lan tỏa.
  • Bước 3: Để nguội bớt, bóc vỏ và bắt đầu thưởng thức.

Chữa ho bằng lá diếp cá

Lá diếp cá chứa tinh dầu giàu các hợp chất như: decanoyl acetaldehyd và methyl – n – nonyl ketone giúp tiêu diệt vi khuẩn gây ho và làm giảm viêm nhiễm trong đường hô hấp. Các chất oxy hóa có trong thảo dược còn bảo vệ các tế bào và cải thiện hệ miễn dịch. Dưới đây là cách trị ho ngứa cổ cho bà bầu đơn giản bằng lá diếp cá:

  • Bước 1: Ngâm lá diếp cá trong nước muối, sau đó rửa sạch để loại bỏ bụi bẩn và tạp chất.
  • Bước 2: Cho lá diếp cá vào máy xay sinh tố cùng với 200 ml nước ấm, xay nhuyễn đến khi tạo thành hỗn hợp mịn.
  • Bước 3: Dùng rây hoặc vải mỏng để chắt lấy phần nước cốt, bỏ bã.
  • Bước 4: Có thể thêm một chút muối để tăng hương vị, uống 2 – 3 lần mỗi ngày.
Lá diếp cá mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt là trị ho
Lá diếp cá mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt là trị ho

Trị ho ngứa cổ bằng tinh bột nghệ

Hoạt chất quan trọng nhất trong tinh bột nghệ là curcumin có đặc tính chống viêm, kháng khuẩn mạnh mẽ, giúp giảm sưng tấy đường hô hấp và ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây ho.

  • Bước 1: Cho 1 – 2 thìa tinh bột nghệ vào nước ấm, khuấy đều đến khi không còn vón cục.
  • Bước 2: Thêm mật ong vào để tăng hương vị và tiếp tục khuấy đều.
  • Bước 3: Uống từ từ, tốt nhất là vào buổi sáng khi bụng đói hoặc trước khi đi ngủ.

Cách trị ho ngứa cổ cho bà bầu bằng nước muối

Nước muối có khả năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn và virus gây viêm nhiễm đường hô hấp, làm sạch cổ họng, giữ ẩm để giảm khô rát.

  • Bước 1: Cho muối vào nước ấm, khuấy đều đến khi muối tan hoàn toàn.
  • Bước 2: Nhấp một ngụm nước muối và ngậm trong miệng, súc miệng kỹ khoảng 30 giây.
  • Bước 3: Nhổ nước muối ra và lặp lại quá trình này cho đến khi sử dụng hết lượng nước muối đã chuẩn bị.
  • Bước 4: Thực hiện súc miệng 2 – 3 lần mỗi ngày, đặc biệt là sau khi ăn và trước khi đi ngủ để đạt hiệu quả tốt nhất.

Mẹ bầu bị ho ngứa cổ cần đi khám khi nào?

Thông thường, ho ngứa cổ không phải lại triệu chứng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ và bé. Tuy nhiên, mẹ bầu cần đi khám bác sĩ nếu xuất hiện các dấu hiệu sau:

  • Ho kéo dài và nặng hơn, không cải thiện sau khi áp dụng các phương pháp điều trị tại nhà nêu trên.
  • Ho kèm theo các triệu chứng khác như: sốt cao, khó thở, đau ngực, ho có đờm màu vàng hoặc xanh.
  • Xuất hiện dấu hiệu nhiễm trùng như: sưng tấy, đỏ, mủ hay nổi mẩn ở vùng cổ.

Nếu không khắc phục kịp thời, ho ngứa cổ trầm trọng có thể dẫn đến những hậu quả như sau:

  • Gây căng thẳng, mệt mỏi, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ cũng như sức khỏe và tâm trạng chung của mẹ bầu.
  • Tăng nguy cơ viêm phế quản và viêm phổi, đặc biệt là khi hệ miễn dịch của bà bầu đang yếu.
  • Tăng nguy cơ đẻ non hoặc sinh non, thai nhi chậm phát triển do mẹ bị suy giảm sức đề kháng, mệt mỏi, chán ăn, không cung cấp đủ dưỡng chất cho thai nhi.
Ho ngứa cổ kéo dài khiến mẹ bầu cảm thấy khó chịu, mệt mỏi
Ho ngứa cổ kéo dài khiến mẹ bầu cảm thấy khó chịu, mệt mỏi

Cách phòng ngừa ho ngứa cổ cho bà bầu

Để tránh ho ngứa cổ kéo dài trong thời gian mang thai, mẹ bầu lưu ý những vấn đề sau: [3]Cough and Cold During Pregnancy: Treatment and Prevention. Truy cập ngày 20/ 06/ 2024.
https://americanpregnancy.org/healthy-pregnancy/pregnancy-complications/cough-cold-during-pregnancy/#

  • Thiết lập chế độ ăn cân đối, đủ dinh dưỡng, uống đủ nước, tránh thức ăn nhiều giàu mỡ, đồ uống chứa cồn và cafein.
  • Sử dụng máy tạo độ ẩm để đảm bảo không khí trong phòng không quá khô.
  • Hạn chế tiếp xúc với khói thuốc, người mắc bệnh đường hô hấp.
  • Tập thể dục đều đặn để cải thiện hệ miễn dịch.
  • Tiêm vacxin cúm trước khi mang thai hoặc trong thai kỳ theo chỉ định của bác sĩ.

Mong rằng những cách trị ho ngứa cổ cho bà bầu nêu trên sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn trong giai đoạn mang thai đầy thử thách. Nếu còn câu hỏi nào cần giải đáp, bạn có thể truy cập ngay vào website menacal.vn hoặc liên hệ tới hotline 1900 636 985 để nhận được tư vấn từ các chuyên gia.

References

References
1 The Uncomfortable Truth: How Coughing While Pregnant Can Cause Pain and Discomfort. Truy cập ngày 20/ 06/ 2024.
https://aasem.org/coughing-while-pregnant-hurts-understanding-the-discomfort-and-finding-relief/#.
2 12 home remedies for cough. Truy cập ngày 20/ 06/ 2024.
https://www.medicalnewstoday.com/articles/322394#natural-cough-remedies
3 Cough and Cold During Pregnancy: Treatment and Prevention. Truy cập ngày 20/ 06/ 2024.
https://americanpregnancy.org/healthy-pregnancy/pregnancy-complications/cough-cold-during-pregnancy/#