Mẹ bầu 3 tháng đầu ăn cần tây được không

Chuyên gia giải đáp: Mẹ bầu 3 tháng đầu ăn cần tây được không?

16/05/2024 265 lượt xem

Cần tây mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Vậy bà bầu 3 tháng đầu ăn cần tây được không? Cần lưu ý những gì nếu ăn cần tây trong thời gian này? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc trên. 

Bầu 3 tháng đầu ăn cần tây được không?

Cần tây có tên khoa học là Apium graveolens L.  thuộc họ cần tây (Apiaceae), có nguồn gốc từ khu vực Bắc Phi và Địa Trung Hải. [1]Apium graveolens L. Truy cập ngày 04/ 05/ 2024.
https://worldfloraonline.org/taxon/wfo-0000540626
. Ngày nay, bạn có thể dễ dàng tìm thấy loại rau này ở mọi nơi trên thế giới.

Nhiều người thắc mắc bà bầu 3 tháng đầu có được ăn cần tây không? Câu trả lời là . Bởi cần tây nổi tiếng chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe như: chất xơ, vitamin C, beta carotene, folate, kali… Do đó, loại rau này mang lại nhiều lợi ích cho mẹ bầu như: lợi tiểu, kiểm soát cân nặng, tăng cường hệ miễn dịch, điều hòa và ổn định huyết áp…

Các bác sĩ khuyến khích mẹ bầu ở giai đoạn tam cá nguyệt thứ 3 bổ sung cần tây vào thực đơn bởi công dụng làm hạ huyết áp, phòng ngừa biến chứng tiền sản giật có thể gây nguy hiểm cho mẹ và bé.

Tuy nhiên, mẹ bầu chỉ nên ăn cần tây ở mức độ vừa phải, không nên lạm dụng để tránh những tình huống bất lợi có thể xảy ra. 

Đọc thêm: Bầu 3 tháng đầu ăn rau muống được không?

8 Lợi ích của rau cần tây đối với sức khỏe mẹ bầu

Sau khi đã có câu trả lời cho thắc mắc: “Bầu 3 tháng đầu ăn cần tây được không?”, mời bạn tham khảo thêm những lợi ích của loại rau này đối với sức khỏe phụ nữ đang mang thai.

1. Tác dụng như thuốc lợi tiểu

Cơ thể người mẹ bắt đầu có sự thay đổi ở tam cá nguyệt thứ nhất. Mẹ bầu có thể bị tích nước gây sưng do thiếu hoạt động, tăng áp lực tử cung, thay đổi hormone và cân nặng. 

Trong khi đó, cần tây chứa hàm lượng lớn khoáng chất kali. Hoạt chất này hỗ trợ cân bằng lượng chất lỏng trong cơ thể, đào thải nước khi dư thừa và ngăn ngừa nguy cơ mất nước. 

Tuy nhiên, do cần tây chứa quá nhiều kali, nếu tiêu thụ vượt mức cho phép (khoảng 500 gram mỗi ngày) có thể gây ra chứng liền sụt, mất cân bằng điện giải. Lúc này, mẹ bầu sẽ cảm thấy mệt mỏi, yếu đuối, thậm chí là co giật. Vì vậy, mẹ bầu chỉ nên ăn các món chứa cần tây ở mức vừa phải và không nên ăn quá thường xuyên. 

Cần tây có tác dụng như thuốc lợi tiểu, hạn chế tích nước ở mẹ bầu
Cần tây có tác dụng như thuốc lợi tiểu, hạn chế tích nước ở mẹ bầu

2. Điều hòa và ổn định huyết áp

Một trong những hợp chất nổi bật có trong cần tây là phthalide. Tác dụng của phthalide là giảm hormone gây căng thẳng, giãn mạch máu, cải thiện lưu thông máu và giảm huyết áp một cách thích hợp. Do đó, loại rau này giúp mẹ bầu 3 tháng đầu hạn chế nguy cơ bị rối loạn tăng huyết áp và những vấn đề liên quan đến tim mạch khác. 

3. Giảm Cholesterol

Cần tây chứa phthalide giúp kích hoạt quá trình bài tiết mật. Đây là cách giảm thiểu mức cholesterol trong thai kỳ, hạn chế sự xuất hiện các mảng bám trên thành động mạch. Ngoài ra, cần tây còn chứa nhiều chất xơ có khả năng loại bỏ cholesterol trong máu, giúp nhu động ruột trơn tru và hỗ trợ quá trình tiêu hóa diễn ra thuận lợi hơn. 

4. Giúp xương chắc khỏe, giảm đau viêm khớp

Trong 3 tháng đầu thai kỳ, nồng độ hormone, đặc biệt là progesterone thay đổi khiến các khớp xương trở nên lỏng lẻo, cơ thể cảm thấy không ổn định và xuất hiện các cơn đau khớp. Ngoài ra, một số nghiên cứu cho rằng hệ thống miễn dịch của phụ nữ mang thai có nhiều biến động để ngăn ngừa sự đào thải thai nhi. Điều này góp phần phát triển tình trạng viêm khớp. [2]Rheumatoid arthritis: Does pregnancy affect symptoms? Truy cập ngày 04/ 05/ … Continue reading

Trong khi đó, cần tây nổi bật với đặc tính chống viêm giúp giảm thiểu cơn đau và sưng tấy quanh khớp khi mang thai. Cần tây còn là một trong những biện pháp tự nhiên giúp loại bỏ sự tích tụ của các tinh thể axit uric và tăng cường tái tạo các mô xung quanh khớp. Hàm lượng canxi cao có trong cần tây còn giúp cho xương của mẹ bầu chắc khỏe hơn.

5. Cải thiện sức khỏe thần kinh

Cần tây là nguyên liệu giàu chất chống oxy hóa như vitamin C và beta carotene. Các chất này có khả năng bảo vệ tế bào thần kinh khỏi tổn thương gây ra bởi gốc tự do. Cần tây chứa khoáng chất magie giúp giãn cơ bắp và cải thiện tâm trạng.  

Ngoài ra, cần tây còn cung cấp axit folic. Đây là hợp chất vô cùng quan trọng trong 3 tháng đầu thai kỳ. Axit folic ngăn ngừa nguy cơ mắc các dị tật bẩm sinh ở thai nhi, phổ biến nhất là dị tật ống thần kinh, sứt môi, hở hàm ếch. 

Cần tây chứa các chất dinh dưỡng giúp cải thiện tâm trạng ở mẹ bầu
Cần tây chứa các chất dinh dưỡng giúp cải thiện tâm trạng ở mẹ bầu

6. Kiểm soát cân nặng

Cần tây chứa nhiều chất xơ, nước, ít chất béo, mang lại cảm giác no lâu hơn, ngăn chặn việc ăn uống quá mức. Vì vậy, loại rau này thường được bổ sung vào bữa ăn để hỗ trợ kiểm soát cân nặng.

7. Tăng cường miễn dịch

Cần tây giàu vitamin và khoáng chất cần thiết giúp cải thiện hệ thống miễn dịch và sức khỏe tổng thể của mẹ bầu. Các chất chống oxy hóa trong loại rau này bảo vệ cơ thể khỏi tác nhân gây hại, đặc biệt là gốc tự do, ngăn ngừa bệnh tật ở cả mẹ và bé. Vitamin C trong cần tây còn giảm thiểu nguy cơ bị cảm lạnh khi mang thai.

8. Phòng ngừa ung thư

Cần tây giàu phthalide, polyacetylen và flavonoid giúp giải độc các chất gây ung thư và ngăn ngừa nguy cơ phát triển ung thư. 

Loại rau này còn chứa coumarin. Đây là chất giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của bạch cầu và ngăn ngừa nguy cơ phát triển bệnh ung thư khi mang thai. Ngoài ra, các chất chống oxy hóa trong cần tây có khả năng trung hòa gốc tự do, bảo vệ tế bào, tránh hư hại các cơ quan trong cơ thể. 

Bà bầu ăn cần tây cần lưu ý những gì?

Trong 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ bầu cần lưu ý những vấn đề sau khi ăn cần tây:

  • Không nên ăn hạt cần tây vì chúng có thể làm tăng nguy cơ mắc các biến chứng nguy hiểm như co thắt và chảy máu tử cung, dẫn đến sảy sảy thai. [3]Celery seed Information. Truy cập ngày 04/ 05/ 2024.
    https://www.mountsinai.org/health-library/herb/celery-seed
  • Rửa sạch và nấu chín rau cần trước khi ăn để loại bỏ vi khuẩn, ký sinh trùng có hại như: Listeria monocytogenes và Toxoplasma gondii gây sốt cao, đau đầu, đau cơ, buồn nôn, tiêu chảy, thậm chí là sinh non, sảy thai, thai chết lưu. 
  • Không nên ăn quá 500 gram cần tây mỗi ngày để hạn chế nguy cơ mắc chứng liền sụt, mất cân bằng điện giải.
  • Không nên ăn cần tây với thực phẩm có tính hàn như: thịt ba ba, nghêu, sò… để tránh bị lạnh bụng, nôn, tiêu chảy. 
  • Mẹ bầu bị bệnh vảy nến hoặc da nhạy cảm không nên ăn cần tây. Do cần tây chứa arachidon làm hệ thống miễn dịch hoạt động quá mức, khiến bệnh vảy nến hoặc tình trạng ngứa da trở nên trầm trọng hơn. 
  • Không nên ăn cần tây vào buổi tối vì có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của mẹ bầu.
  • Những mẹ bầu có tiền sử dị ứng với cần tây hoặc bị tăng acid dạ dày nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thêm cần tây vào thực đơn hàng ngày.
  • Rau cần tây không thích hợp với mẹ bầu có huyết áp thấp bởi nó có thể khiến huyết áp của mẹ giảm đột ngột, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.
Mẹ bầu da nhạy cảm không nên ăn cần tây
Mẹ bầu da nhạy cảm không nên ăn cần tây

Mẹo lựa chọn và bảo quản cần tây cho mẹ

Việc lựa chọn và bảo quản cần tây đúng cách là vô cùng quan trọng giúp đảm bảo an toàn, cũng như bữa ăn thêm ngon hơn. 

  • Cách lựa chọn: Chọn cần tây thân thẳng và cứng cáp. Lá sạch, ít nhàu nát, có màu xanh tươi.
  • Sơ chế: Bạn loại bỏ rễ, phần lá hoặc thân không còn tươi. Rửa sạch và ngâm cần tây trong nước muối khoảng 5 – 10 phút để loại bỏ hết bụi bẩn, vi khuẩn tồn tại trên bề mặt. Sau đó, bạn có thể chế biến tùy theo khẩu vị của bản thân. 
  • Bảo quản: Cần tây có thể bảo quản trong tủ lạnh khoảng 5 – 7 ngày mà vẫn đảm bảo không bị hao hụt các chất dinh dưỡng. 

Bà bầu ăn rau cần ta (cần nước) có được không?

Rau cần tây an toàn với bà bầu vậy còn rau cần ta thì sao? Cần ta (hay cần nước) là một loại rau quen thuộc trong bữa ăn của người Việt Nam. Cần ta có tính bình, có tác dụng bổ máu, hạ huyết áp, tốt cho tiêu hóa. Bên canh đó cần ta còn lợi ích đối với sức khỏe như:

  • Giảm ho, giảm viêm phế quản
  • Cải thiện, ngăn ngừa chứng thiếu máu do chứa nhiều sắt và phốt pho
  • Kiểm soát cân nặng hiệu quả
  • Thanh lọc, giải độc cơ thể.

Tuy nhiên, cần ta sinh trưởng trong ao hồ nên rất dễ bị nhiễm sán, ký sinh trùng. Do đó mẹ bầu nên hạn chế ăn cần ta hoặc ăn sống, nên rửa thật sạch và nấu chín trước khi ăn. Mẹ bầu bị ngứa hoặc vảy nến không nên ăn cần ta vì có thể làm các triệu chứng nặng hơn.

Mong rằng bài viết trên đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc: “Bà bầu 3 tháng đầu ăn cần tây được không?”. Chúc bạn có một thai kỳ khỏe mạnh và nhiều niềm vui! Nếu có bất kỳ băn khoăn nào cần giải đáp, bạn đừng ngần ngại truy cập ngay vào website menacal.vn hoặc liên hệ tới hotline 1900 636 985 để nhận được tư vấn từ các chuyên gia.

References

References
1 Apium graveolens L. Truy cập ngày 04/ 05/ 2024.
https://worldfloraonline.org/taxon/wfo-0000540626
2 Rheumatoid arthritis: Does pregnancy affect symptoms? Truy cập ngày 04/ 05/ 2024.
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/rheumatoid-arthritis/in-depth/rheumatoid-arthritis-pregnancy/art-20094103
3 Celery seed Information. Truy cập ngày 04/ 05/ 2024.
https://www.mountsinai.org/health-library/herb/celery-seed