điều trị tiền sản giật

Nguyên tắc chung và phác đồ điều trị tiền sản giật

31/07/2024 74 lượt xem

Tiền sản giật là một biến chứng nghiêm trọng trong thai kỳ, đe dọa sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Việc quản lý và khắc phục đúng cách tình trạng này là vô cùng quan trọng. Cùng Menacal tìm hiểu nguyên tắc và phác đồ điều trị tiền sản giật theo chuẩn Bộ Y tế trong bài viết dưới đây nhé!

Mục tiêu và nguyên tắc chung trong điều trị tiền sản giật

Trước hết, chúng ta cần xác định được mục tiêu và những nguyên tắc cơ bản trong điều trị tiền sản giật.

Mục tiêu điều trị tiền sản giật

Mục tiêu chính được đề ra trong điều trị tiền sản giật bao gồm:

Đối với sản phụ:

  • Ngăn ngừa bệnh tiến triển.
  • Ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra như: tổn thương các cơ quan (chủ yếu là não, gan và thận), sản giật, hôn mê, đột quỵ, hội chứng HELLP (tan máu, men gan tăng cao và số lượng tiểu cầu thấp)… [1]Preeclampsia: Toxemia, Causes, Symptoms & Risk Factors. Truy cập ngày 24/ 07/ 2024.
    https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/17952-preeclampsia
  • Giảm tỷ lệ tử vong của sản phụ.

Đối với thai nhi:

  • Đảm bảo thai nhi phát triển bình thường, khỏe mạnh trong tử cung.
  • Hạn chế tối đa những ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi, đặc biệt là tình trạng thai lưu, thai kém phát triển.
  • Giảm tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong của thai nhi.

Một số lưu ý khi điều trị tiền sản giật:

  • Ưu tiên bảo vệ sản phụ, có chiếu cố đến thai nhi.
  • Cần cân nhắc kỹ lưỡng khi sử dụng thuốc điều trị triệu chứng cho mẹ vì chúng có thể tác động trực tiếp đến em bé.
  • Cách điều trị tiền sản giật triệt để duy nhất là chấm dứt thai kỳ.
Thuốc điều trị tiền sản giật có thể ảnh hưởng đến thai nhi
Thuốc điều trị tiền sản giật có thể ảnh hưởng đến thai nhi

Nguyên tắc chung trong điều trị tiền sản giật

Một số nguyên tắc cơ bản được áp dụng trong điều trị tiền sản giật:

  • Phát hiện các yếu tố nguy cơ như: tiền sử bị tiền sản giật trong lần mang thai trước đó, tăng huyết áp mãn tính, đa thai, rối loạn tự miễn, rối loạn thận, đái tháo đường… [2]Preeclampsia and Eclampsia – Gynecology and Obstetrics – MSD Manual Professional Edition. Truy cập ngày 24/ 07/ … Continue reading
  • Giải thích đơn giản, dễ hiểu để thai phụ và người thân trong gia đình có cái nhìn tổng quát về bệnh, cách điều trị, cách theo dõi và ngăn ngừa biến chứng.
  • Khi xuất hiện triệu chứng tiền sản giật dù là thể nhẹ, thai phụ cần được quản lý, theo dõi chặt chẽ và điều trị tại các cơ sở y tế chuyên khoa.
  • Khi bệnh ở thể nặng có biến chứng, thai phụ cần nhập viện để theo dõi và điều trị tại phòng hồi sức sản khoa. Các chuyên khoa phải hội chẩn khi cần thiết.
  • Khi chuyển dạ hoặc có dấu hiệu nặng, biến chứng, cần tiên lượng kịp thời để can thiệp phẫu thuật bảo tồn tính mạng của sản phụ, lấy thai khi có chỉ định.

Phác đồ điều trị tiền sản giật

Tùy vào tình trạng sức khỏe tổng thể của mẹ và con, tuổi thai, mức độ nghiêm trọng của bệnh, sản phụ có thể điều trị tiền sản giật ngoại trú hoặc nội trú theo chỉ định của bác sĩ.

Điều trị ngoại trú

Điều trị ngoại trú được áp dụng trong trường hợp bệnh ở mức độ nhẹ, với các dấu hiệu điển hình:

  • Huyết áp tâm trương ≥ 140 mmHg và/ hoặc huyết áp tâm thu ≥ 90 mmHg sau tuần thai thứ 20 (ít nhất 2 lần đo, cách nhau ít nhất 4 giờ giữa các lần đo).
  • Protein niệu ≥ 300 mg trong 24 giờ (+) hoặc tăng cao hơn so với mức protein niệu theo dõi trước đó (2+ hoặc 3+).
Đo huyết áp thường xuyên giúp phòng ngừa tiền sản giật

Lúc này, sản phụ có thể theo dõi và điều trị ngoại trú như sau:

  • Nghỉ ngơi ở nơi yên tĩnh, không làm việc.
  • Chế độ ăn đủ dinh dưỡng, bổ sung nhiều đạm, rau và hoa quả tươi.
  • Đo huyết áp tư thế ngồi 4 giờ một lần (trừ thời gian ngủ từ nửa đêm đến sáng), ghi cẩn thận thông số từng lần đo.
  • Theo dõi mức cân nặng, tần suất thai máy.
  • Tái khám 1 lần mỗi tuần tại cơ sở y tế uy tín, thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán theo chỉ dẫn của bác sĩ như: xét nghiệm chức năng gan, chức năng thận, huyết đồ, đông máu toàn bộ, tổng phân tích nước tiểu, siêu âm thai Doppler…
  • Nhập viện ngay lập tức nếu thấy những dấu hiệu bất thường như: thai máy yếu, nhức đầu, mắt mờ, huyết áp tăng cao, tăng cân nhanh, đau vùng thượng vị, tiểu ít, nước tiểu có màu đậm.

Điều trị nội trú

Thai phụ cần nhập viện để điều trị tiền sản giật trong trường hợp như sau:

Thể nhẹ của tiền sản giật

Thai nhi đã đủ tháng tuổi hoặc thai non nhưng tình trạng không ổn định. Trong khi đó, bệnh có dấu hiệu tiến triển và sản phụ có nguy cơ tử vong cao. Lúc này, bác sĩ sẽ điều trị sản giật bằng cách:

  • Mổ đẻ ngang đoạn dưới khi phổi của thai nhi đã hoàn thiện (28 tuần tuổi), cần sử dụng thuốc trưởng thành phổi trước khi sinh.
  • Nếu thai nhi sinh non trong tình trạng ổn định, cần nghỉ ngơi tại giường, điều trị bảo tồn và theo dõi cẩn thận.
  • Sản phụ dùng thuốc chống co giật: magie sulfat 15% liều khởi đầu 2 – 4 gram tiêm tĩnh mạch thật chậm (tốc độ 1 gram/ phút), hoặc pha loãng trong dung dịch glucose truyền tĩnh mạch chậm. Sau đó, bác sĩ sẽ tiêm bắp sâu hoặc tiêm, truyền tĩnh mạch 1 gram mỗi giờ. Sản phụ được theo dõi phản xạ gân xương hàng ngày đề ngăn ngừa dùng quá liều magie sulfat.
Magie sulfat thường được dùng trong điều trị sản giật
Magie sulfat thường được dùng trong điều trị sản giật

Thể nặng của tiền sản giật

Đối với tiền sản giật thể nặng, mục tiêu điều trị là phòng ngừa sản giật, kiểm soát tốt huyết áp, cho đẻ hoặc mổ lấy thai. Lúc này, bác sĩ khắc phục bệnh bằng cách:

  • Tiêm truyền tĩnh mạch magie sulfat phòng ngừa co giật với liều lượng như trên.
  • Dùng hydralazine, nicardipine, nitroglycerin hoặc các thuốc chẹn kênh canxi khác dạng truyền tĩnh mạch để hạ huyết áp, đảm bảo huyết áp duy trì ở mức 130/80 – 140/90 mmHg. Liều lượng phụ thuộc vào huyết áp đo được và loại thuốc có sẵn. [3]Preeclampsia – Diagnosis & treatment. Truy cập ngày 24/ 07/ 2024.
    https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/preeclampsia/diagnosis-treatment/drc-20355751
  • Lấy thai ngay khi tình trạng của sản phụ ổn định.

Lưu ý trong điều trị và xử trí tiền sản giật

Trong thời gian điều trị tiền sản giật, người bệnh cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Kiểm tra huyết áp thường xuyên để phát hiện và kiểm soát kịp thời các triệu chứng của tiền sản giật, cũng như những biến chứng nguy hiểm khác.
  • Theo dõi protein nước tiểu định kỳ, các dấu hiệu lâm sàng khác như: đau đầu, mắt nhìn mờ, sưng tay chân… để đánh giá mức độ nghiêm trọng của tiền sản giật.
  • Sử dụng thuốc đúng liều lượng và thời điểm trong ngày theo chỉ định của bác sĩ. Không tự ý bỏ hay thay thuốc để tránh các triệu chứng của tiền sản giật quay trở lại hoặc tác dụng phụ của thuốc có thể xảy ra.
  • Chế độ ăn uống đủ dinh dưỡng, giảm muối hoặc các thực phẩm có hàm lượng natri cao để ổn định huyết áp.
  • Nghỉ ngơi hoàn toàn, không làm việc hoặc hoạt động thể chất nặng.
  • Khám định kỳ theo đúng lịch của bác sĩ để kiểm tra tình trạng sức khỏe và điều chỉnh phương pháp điều trị nếu cần thiết.

Mong rằng bài viết trên đã cung cấp đủ thông tin để bạn hiểu rõ hơn nguyên tắc và phác đồ điều trị tiền sản giật. Chúc bạn có một thai kỳ khỏe mạnh, mẹ tròn con vuông! Nếu có vấn đề hoặc thắc mắc nào cần giải đáp, bạn có thể truy cập ngay vào website menacal.vn hoặc liên hệ tới hotline 1900 636 985 để nhận được tư vấn từ các chuyên gia.

References

References
1 Preeclampsia: Toxemia, Causes, Symptoms & Risk Factors. Truy cập ngày 24/ 07/ 2024.
https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/17952-preeclampsia
2 Preeclampsia and Eclampsia – Gynecology and Obstetrics – MSD Manual Professional Edition. Truy cập ngày 24/ 07/ 2024.
https://www.msdmanuals.com/professional/gynecology-and-obstetrics/antenatal-complications/preeclampsia-and-eclampsia
3 Preeclampsia – Diagnosis & treatment. Truy cập ngày 24/ 07/ 2024.
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/preeclampsia/diagnosis-treatment/drc-20355751