x-quang-xuong-ban-chan-binh-thuong (8)

10+ hình ảnh X quang xương bàn chân bình thường

02/12/2024 30 lượt xem

Quan tâm đến sức khoẻ bàn chân là điều vô cùng quan trọng bởi đây là bộ phận nâng đỡ toàn bộ cơ thể và chịu áp lực mỗi ngày. Một trong những cách kiểm tra và xác định bàn chân có đang khoẻ mạnh hay không là chụp X quang. Cùng Menacal tìm hiểu 10+ hình ảnh X quang xương bàn chân bình thường trong bài viết dưới đây để phân biệt được đâu là bàn chân khoẻ mạnh, đâu là có dấu hiệu bất thường nhé!

3 điều cần biết về X quang xương bàn chân

Dưới đây là những thông tin cơ bản về phương pháp chụp X quang xương bàn chân:

X quang xương bàn chân là gì?

X quang xương bàn chân là một kỹ thuật chẩn đoán sử dụng tia X – một loại tia điện từ với bước sóng ngắn, đưa ra kết quả dưới dạng hình ảnh thể hiện chi tiết cấu trúc xương của bàn chân. [1]Foot X-ray. Truy cập ngày 27/ 11/ 2024.
https://www.health.harvard.edu/pain/foot-x-ray-a-to-z

X quang xương bàn chân có thể chẩn đoán các tình trạng nào?

Bạn có thể chụp X quang xương bàn chân khi thấy xuất hiện những triệu chứng bất thường như: đau nhức dai dẳng, sưng, bầm tím, chân biến dạng… Sau khi nhận kết quả, bác sĩ sẽ kiểm tra được tình trạng ở xương, khớp và mô mềm nhỏ bên trong bàn chân, cũng như bất kỳ dấu hiệu nào liên quan đến vấn đề sức khoẻ.

Chụp X quang xương bàn chân thường được áp dụng trong các trường hợp sau: [2]Foot X-ray. Truy cập ngày 27/ 11/ 2024.
https://uk.scan.com/body-parts/x-ray/foot

  • Chấn thương: Phát hiện các vết nứt gãy hoặc những tổn thương khác do va chạm mạnh, tai nạn giao thông, tai nạn thể thao, tai nạn nghề nghiệp.
  • Đánh giá tình trạng bệnh lý: Xác định được các bệnh lý thường gặp ở bàn chân như: loãng xương, u xương, viêm khớp, biến dạng khớp, những bất thường bẩm sinh, bệnh gout, đái tháo đường…
  • Hỗ trợ điều trị: Sau khi kiểm tra sức khoẻ bàn chân, bác sĩ lập kế hoạch điều trị phù hợp đối với từng bệnh nhân như: uống thuốc, bó bột, nẹp, phẫu thuật…
  • Theo dõi quá trình phục hồi: Đánh giá hiệu quả điều trị cũng như quá trình phục hồi của xương ở bàn chân.
Bác sĩ đề xuất chụp X quang bàn chân khi có dấu hiệu bất thường
Bác sĩ đề xuất chụp X quang bàn chân khi có dấu hiệu bất thường

Những lợi ích của việc chụp X quang xương bàn chân

Chụp X quang xương bàn chân là một trong những phương pháp chẩn đoán hình ảnh được áp dụng phổ biến bởi những lợi ích như sau:

  • Nhanh chóng: Quy trình đơn giản và tổng thời gian thực hiện chỉ kéo dài khoảng vài phút.
  • Không gây đau đớn: Đây là phương pháp không xâm lấn, không gây đau đớn và khó chịu.
  • Hiệu quả cao: Cung cấp hình ảnh rõ ràng về toàn bộ cấu trúc của xương bàn chân, giúp bác sĩ dễ dàng phát hiện những bất thường một cách nhanh chóng và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
  • Chi phí thấp: Giá thành thấp hơn so với các phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác như chụp cộng hưởng từ MRI, chụp cắt lớp vi tính CT.

10+ hình ảnh X quang xương bàn chân bình thường

Hình ảnh X quang xương bàn chân bình thường sẽ thể hiện rõ cấu trúc xương bao gồm: xương cổ chân, xương bàn chân và các xương ngón chân. Mỗi bàn chân có tổng cộng 26 xương được sắp xếp liền mạch, ngay ngắn.

Bên cạnh đó còn có các khớp nhỏ hiển thị đều đặn, không có tình trạng bị chèn ép hoặc gián đoạn. Bác sĩ sẽ không tìm thấy bất kỳ dấu hiệu nứt, gãy, vỡ, xô lệch hoặc sưng, viêm mô mềm xung quanh.

Mời bạn tham khảo một số hình ảnh X quang xương bàn chân bình thường:

Hình ảnh X quang xương bàn chân phải mặt thẳng
Hình ảnh X quang xương bàn chân phải mặt thẳng
Hình ảnh X quang xương bàn chân phải mặt nghiêng
Hình ảnh X quang xương bàn chân phải mặt nghiêng
Hình ảnh X quang xương bàn chân phải mặt chếch
Hình ảnh X quang xương bàn chân phải mặt chếch
Hình ảnh X quang xương bàn chân trái mặt thẳng
Hình ảnh X quang xương bàn chân trái mặt thẳng
Hình ảnh X quang xương bàn chân trái mặt nghiêng
Hình ảnh X quang xương bàn chân trái mặt nghiêng
Hình ảnh X quang xương bàn chân phải mặt chếch
Hình ảnh X quang xương bàn chân trái mặt chếch
Một số giải thích chi tiết về hình ảnh chụp X quang xương bàn chân bình thường
Một số giải thích chi tiết về hình ảnh chụp X quang xương bàn chân bình thường

Trong trường hợp xương bàn chân bị gãy hoặc nứt vỡ, hình ảnh chụp X quang có thể thể hiện những dấu hiệu sau:

Gãy xương đơn giản: Một vết gãy đơn lẻ, sạch ở xương.
Gãy xương đơn giản: Một vết gãy đơn lẻ, sạch ở xương.
Gãy xương vụn: Xương bị vỡ thành nhiều mảnh
Gãy xương vụn: Xương bị vỡ thành nhiều mảnh
Gãy xương phức tạp: Xương đâm thủng da
Gãy xương phức tạp: Xương đâm thủng da
Gãy xương do căng thẳng: Xương xuất hiện những vết nứt nhỏ
Gãy xương do căng thẳng: Xương xuất hiện những vết nứt nhỏ

X quang xương bàn chân có rủi ro gì không?

Chụp X quang xương bàn chân có độ an toàn cao và hầu như không xảy ra bất kỳ rủi ro nào, hoặc có thể dự phòng theo hướng dẫn của bác sĩ và kỹ thuật viên: [3]Foot X-ray. Truy cập ngày 27/ 11/ 2024.
https://my.clevelandclinic.org/health/diagnostics/23500-foot-x-ray

  • Tiếp xúc với tia phóng xạ: Trong quá trình chụp X quang, chỉ một lượng nhỏ tia phóng xạ truyền qua bạn và không gây hại đáng kể cho sức khoẻ. Tuy nhiên, nếu tiếp xúc nhiều lần trong thời gian dài, bạn có nguy cơ mắc bệnh ung thư. Vì vậy, chỉ chụp X quang khi có chỉ định của bác sĩ.
  • Phản ứng dị ứng: Một số phản ứng dị ứng như nổi mẩn, ngứa ngáy… có thể xảy ra trong và sau khi chụp X quang. Nếu thấy có dấu hiệu bất thường, bạn liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và điều trị kịp thời.
  • Ảnh hưởng đến phụ nữ mang thai: Lượng tia X tương đối thấp không ảnh hưởng đến sức khoẻ của mẹ và bé. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, nếu bạn đang mang thai hoặc nghi ngờ mang thai, hãy thông báo cho bác sĩ và kỹ thuật viên trước khi chụp.
Phụ nữ không nên chụp X quang trong thời gian mang thai
Phụ nữ không nên chụp X quang trong thời gian mang thai

Một số câu hỏi thường gặp về X quang xương bàn chân

Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp liên quan đến việc chụp X quang xương bàn chân:

Có trường hợp bỏ sót gãy xương bàn chân trên kết quả chụp X quang không?

Trong một số trường hợp, chụp X quang có thể bỏ sót vết gãy xương, thường gặp nhất là khi bị gãy xương không di lệch. Có nhiều lý do khác khiến phần xương gãy không xuất hiện rõ ràng trên phim chụp như: ảnh kém chất lượng, bị mờ hoặc có tình trạng sưng che giấu một số vết gãy.

Nếu vẫn nghi ngờ có tổn thương ở xương bàn chân, bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện một số phương pháp chẩn đoán khác như chụp cộng hưởng từ MRI, chụp cắt lớp vi tính CT…

Bao lâu thì có kết quả X quang xương bàn chân?

Bạn có thể nhận hình ảnh chụp X quang xương bàn chân sau 10 – 15 phút. Trong trường hợp khẩn cấp, kết quả chụp được cung cấp gần như ngay lập tức.

Kết quả chụp X quang bàn chân được trả về trong thời gian ngắn
Kết quả chụp X quang bàn chân được trả về trong thời gian ngắn

Nếu bị gãy xương bàn chân thì chụp X quang có đau không?

Bạn chỉ cảm thấy đau khi di chuyển đến vị trí chụp X quang. Sau đó, bác sĩ sẽ định vị bàn chân sao cho không tạo áp lực lên vết thương, giúp bạn cảm thấy thoải mái nhất mà không thêm bất kỳ tổn thương nào. Vì vậy, quá trình chụp X quang thường không đau đớn. [4]Foot X – ray: Purpose, procedure and risks. Truy cập ngày 27/ 11/ 2024.
https://mermaidbeachradiology.com.au/foot-xray-purpose-procedure-risks/

Chụp X quang xương bàn chân ở đâu? Giá bao nhiêu?

Để chụp X quang xương bàn chân an toàn và có kết quả chính xác, bạn nên đến bệnh viện uy tín. Chi phí thực hiện phương pháp chẩn đoán này có sự khác nhau giữa các cơ sở y tế, thường giao động trong khoảng 120.000 – 300.000 VNĐ.

Mong rằng bài viết trên đã cung cấp thông tin giúp bạn có cái nhìn khái quát về hình ảnh X quang xương bàn chân bình thường. Mời bạn truy cập website menacal.vn để biết thêm nhiều thông tin hữu ích liên quan đến sức khỏe. Nếu có bất kỳ câu hỏi nào chưa được giải đáp, bạn có thể liên hệ tới hotline 1900 636 985 để nhận được tư vấn từ các chuyên gia.

References

References
1 Foot X-ray. Truy cập ngày 27/ 11/ 2024.
https://www.health.harvard.edu/pain/foot-x-ray-a-to-z
2 Foot X-ray. Truy cập ngày 27/ 11/ 2024.
https://uk.scan.com/body-parts/x-ray/foot
3 Foot X-ray. Truy cập ngày 27/ 11/ 2024.
https://my.clevelandclinic.org/health/diagnostics/23500-foot-x-ray
4 Foot X – ray: Purpose, procedure and risks. Truy cập ngày 27/ 11/ 2024.
https://mermaidbeachradiology.com.au/foot-xray-purpose-procedure-risks/