Khi bị gãy xương sườn, việc nằm ngủ có thể trở nên khó khăn và gây đau đớn, đặc biệt nếu bạn chưa tìm ra tư thế nằm phù hợp. Để có giấc ngủ ngon hơn, bạn nên thử thay đổi tư thế ngủ khi bị gãy xương sườn thoải mái nhất. Trong bài viết này, Menacal sẽ chỉ ra những tư thế ngủ nên và không nên khi bị gãy xương sườn.
Các tư thế ngủ khi bị gãy xương sườn
Khi bị gãy xương sườn, việc chọn tư thế ngủ phù hợp là rất quan trọng để giảm đau, cải thiện chất lượng giấc ngủ và thúc đẩy quá trình hồi phục nhanh chóng. Dưới đây là những gợi ý về tư thế nằm ngủ khi bị gãy xương sườn:
Tư thế ngủ nằm ngửa
Nằm ngửa là tư thế nằm thẳng lưng trên giường, đầu và lưng được giữ trên 1 mặt phẳng. Bạn có thể sử dụng một chiếc gối mềm để nâng đỡ phần đầu và cổ, đồng thời đặt một chiếc gối nhỏ hoặc cuộn khăn dưới lưng dưới để hỗ trợ tư thế nằm tốt nhất.
Tư thế nằm ngửa là tư thế tốt khi bị gãy xương sườn, giúp giảm áp lực trực tiếp lên vùng xương sườn bị gãy, tạo cảm giác thoải mái hơn. Đồng thời, tư thế này còn hỗ trợ hô hấp, giúp phổi hoạt động hiệu quả, tránh tình trạng khó thở mà nhiều người bị gãy xương sườn thường gặp.
Nằm nghiêng về phía không bị gãy xương sườn
Khi nằm nghiêng, bạn nằm về phía đối diện với vùng xương sườn bị gãy. Để duy trì thẳng cột sống, bạn nên đặt một chiếc gối dày giữa hai chân và 1 chiếc gối dưới đầu. Điều này giúp giảm căng thẳng cho hông và cột sống, đồng thời hạn chế tình trạng căng cơ.
Tư thế nằm này tránh áp lực trực tiếp lên xương sườn bị gãy, giúp bạn cảm thấy ít đau hơn trong khi ngủ. Đồng thời, tư thế nằm nghiêng giúp bạn cảm thấy dễ thở hơn. [1]Positions to Reduce Shortness of Breath. Ngày truy cập: 3/9/2024.
https://my.clevelandclinic.org/health/articles/9446-positions-to-reduce-shortness-of-breath
Tư thế ngủ ngồi
Khi ngủ ngồi, bạn nằm trên giường nhưng phần trên cơ thể được nâng cao bằng cách sử dụng gối hoặc ghế tựa. Với tư thế này, bạn sẽ cảm thấy giống như đang ở tư thế nửa ngồi nửa nằm.
Tư thế này giúp giảm đau bằng cách tránh áp lực trực tiếp lên vùng xương sườn bị gãy. Đồng thời, tư thế này cũng giúp hô hấp dễ dàng hơn.
Khi áp dụng tư thế này, hãy điều chỉnh góc nghiêng của cơ thể sao cho bạn cảm thấy thoải mái nhất. Một góc nghiêng khoảng 30-45 độ thường là lý tưởng, nhưng bạn có thể điều chỉnh tùy theo cảm nhận của mình.
Các tư thế ngủ xấu khi bị gãy xương sườn
Tư thế ngủ không đúng có thể làm tăng mức độ tổn thương, gây ra cảm giác đau và ảnh hưởng đến quá trình hồi phục của xương sườn. Người bị gãy xương sườn nên tránh những tư thế ngủ dưới đây:
Ngủ nằm nghiêng về phía xương sườn bị gãy
Nằm nghiêng về phía xương sườn bị gãy có thể gây ra áp lực trực tiếp lên khu vực bị thương, làm tăng cơn đau và có thể làm chậm quá trình hồi phục. Ngoài ra, tư thế này còn có thể gây khó thở và làm bạn cảm thấy không thoải mái suốt đêm.
Thay vì nằm nghiêng về phía bị thương, bạn nên nằm nghiêng về phía đối diện để tránh áp lực lên xương sườn gãy. Nếu bạn không chắc chắn về tư thế ngủ của mình trong khi ngủ, hãy đặt thêm gối hoặc đệm xung quanh để giữ cho cơ thể bạn không vô tình lăn về phía xương sườn bị thương.
Tư thế ngủ nằm sấp
Nằm sấp là một trong những tư thế ngủ cần tránh nhất khi bị gãy xương sườn. Tư thế này tạo áp lực lớn lên vùng ngực và xương sườn, có thể làm tăng đau và cản trở quá trình hồi phục. Việc thở cũng trở nên khó khăn hơn khi bạn nằm sấp, vì trọng lượng của cơ thể sẽ đè lên lồng ngực.
Nếu bạn quen ngủ trong tư thế nằm sấp, hãy thử chuyển sang tư thế nằm ngửa hoặc nằm nghiêng như đã được hướng dẫn ở phần trên. Nếu cần thiết, bạn có thể đặt một chiếc gối dày trước ngực để ngăn mình vô tình lăn vào tư thế nằm sấp khi ngủ.
Các mẹo hỗ trợ giấc ngủ khi bị gãy xương sườn
Khi bị gãy xương sườn, việc duy trì giấc ngủ chất lượng có thể là một thách thức, nhưng một số mẹo có thể giúp cải thiện sự thoải mái và hỗ trợ quá trình hồi phục. Cụ thể:
Sử dụng gối hỗ trợ
Để bảo vệ lồng ngực khi bạn ngủ, hãy đặt nhiều gối mềm xung quanh bạn. Những chiếc gối này sẽ giúp nâng đỡ cơ thể trong khi bạn ngủ và tạo thành một rào cản xung quanh để ngăn chặn các chuyển động không tự chủ vào ban đêm.
Bạn nên đặt một chiếc gối nhỏ phía sau cổ. Đầu của bạn sẽ có thể nghiêng nhẹ ra phía sau, điều này có thể giúp bạn dễ dàng ngủ hơn. Nếu thích, bạn cũng có thể thử cuộn một chiếc chăn hoặc khăn tắm và đặt nó sau lưng dưới để ngủ ở tư thế thẳng. Vùng thắt lưng của bạn sẽ được hỗ trợ thêm bằng cách này, giúp giảm đau do xương sườn bị gãy.
Hạn chế cử động khi ngủ
Hãy cố gắng giữ tư thế nằm thẳng trong vài ngày đầu sau khi bị gãy xương sườn. Hạn chế các chuyển động khi ngủ như vặn mình, xoay người, vươn vai và ho, vì xương sườn kết nối trực tiếp với nhiều xương và các phần khác trên cơ thể, do đó, bất kỳ cử động quá mức nào đều có thể gây đau đớn.
Người bệnh không nên quấn xương sườn để tránh nguy cơ xẹp phổi và viêm phổi. Thay vào đó, hãy kê một chiếc gối lên khu vực xương sườn khi ho để giảm đau.
Dùng thuốc giảm đau
Sử dụng thuốc giảm đau cũng là một trong những cách giúp bạn ngủ ngon hơn khi bị gãy xương sườn. Bệnh nhân bị gãy xương sườn nên sử dụng thuốc giảm đau theo hướng dẫn hoặc kê đơn của bác sĩ. Tùy thuộc vào tình trạng cụ thể, bác sĩ có thể khuyên bạn dùng các thuốc giảm đau không kê đơn như Acetaminophen hoặc Ibuprofen khoảng 30 phút trước khi đi ngủ. Những loại thuốc này giúp kiểm soát cơn đau hiệu quả, góp phần giúp bạn ngủ ngon hơn. [2]Rib fracture – aftercare. Ngày truy cập: 3/9/2024.
https://medlineplus.gov/ency/patientinstructions/000539.htm
Mất bao lâu để xương sườn bị gãy có thể hồi phục?
Bệnh nhân bị gãy xương sườn thường mất khoảng 6 tuần để hồi phục. Tuy nhiên, thời gian hồi phục có thể khác nhau tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của chấn thương và cách chăm sóc. Đối với các trường hợp gãy xương nhẹ và không có nhiễm trùng, thời gian phục hồi thường là 6 tuần. Trong khi đó, nếu xương sườn gãy nghiêm trọng và cần phẫu thuật, quá trình hồi phục có thể kéo dài vài tháng. [3]Your Guide to Broken Rib Diagnosis and Treatments. Ngày truy cập: 3/9/2024.
https://www.healthline.com/health/broken-rib#healing-time
Trong thời gian hồi phục, việc chăm sóc giấc ngủ là rất quan trọng. Cơ thể sẽ hồi phục nhanh hơn và xương gãy sẽ lành lại nhanh hơn khi bạn có giấc ngủ tốt.
Bên cạnh đó, trong thời gian này, bạn nên tránh các hoạt động có thể làm tổn thương thêm xương sườn của mình, như thể thao và nâng vật nặng. Nếu bất kỳ hoạt động nào khiến bạn cảm thấy đau quanh xương sườn, hãy dừng lại ngay lập tức và nghỉ ngơi cho đến khi bạn hoàn toàn hồi phục.
Các tư thế ngủ đúng cách khi bị gãy xương sườn sẽ giúp giảm áp lực lên vùng bị chấn thương, hạn chế đau đớn và đảm bảo chất lượng giấc ngủ. Hy vọng bài viết trên đã cung cấp đủ thông tin cho các tư thế tốt khi bị gãy xương sườn. Nếu còn gì thắc mắc, truy cập ngay vào website Menacal.vn hoặc gọi đến số hotline 1900 636 985 để được giải đáp nhé!
References
↑1 | Positions to Reduce Shortness of Breath. Ngày truy cập: 3/9/2024. https://my.clevelandclinic.org/health/articles/9446-positions-to-reduce-shortness-of-breath |
---|---|
↑2 | Rib fracture – aftercare. Ngày truy cập: 3/9/2024. https://medlineplus.gov/ency/patientinstructions/000539.htm |
↑3 | Your Guide to Broken Rib Diagnosis and Treatments. Ngày truy cập: 3/9/2024. https://www.healthline.com/health/broken-rib#healing-time |