Tư thế ngủ khi bị gãy xương đòn

Tư thế nằm ngủ khi bị gãy xương đòn sao cho đúng?

23/09/2024 16 lượt xem

Gãy xương đòn là một trong những chấn thương hay gặp phải do một số nguyên nhân như: Bị tai nạn giao thông, tai nạn trong sinh hoạt hay chấn thương khi chơi thể thao. Để hỗ trợ quá trình hồi phục vết thương, bạn nên tìm hiểu tư thế nằm ngủ khi bị gãy xương đòn và nằm đúng cách để giúp cố định xương, hạn chế lệch vết thương và giúp cho xương mau liền lại. Bài viết sau của Menacal sẽ giúp bạn tìm hiểu tư thế ngủ sao cho đúng khi bị gãy xương đòn. 

Tổng quan về chấn thương gãy xương đòn

Xương đòn (xương quai xanh) là hai xương mảnh bắt đầu từ đỉnh xương ức và kéo dài tới hai xương bả vai. Tình trạng gãy xương đòn là chấn thương xảy ra khi một trong hai xương đòn bị đứt gãy. [1]Broken Collarbone. Truy cập ngày 11/9/2024.
https://www.webmd.com/fitness-exercise/collarbone-fracture

Xương đòn bị gãy thường không quá nguy hiểm và nhanh liền lại, bởi xương đòn có màng xương dày, vị trí lại nằm tại lồng ngực nơi được cung cấp nhiều máu trong cơ thể, hỗ trợ sự phục hồi nhanh chóng. 

Tuy nhiên ở một số trường hợp phức tạp khi chấn thương mạnh hoặc bị tai nạn nguy hiểm, các mảnh xương có thể đâm vào các bó dây thần kinh hay mạch máu quan trọng ở dưới xương đón, đâm vào đỉnh phổi gây tràn khí hay tràn máu màng phổi. Những tình huống này có thể đe dọa tới tính mạng.

Nguyên nhân gây gãy xương đòn thường gặp gồm có:

  • Ngã: Tư thế ngã chống vai hay chống tay đang duỗi thẳng có thể làm xương đòn bị gãy.
  • Va chạm: Va chạm vai khi đang chơi một môn thể thao nào đó khiến xương đòn gãy. Trẻ em va chạm khi đang nô đùa, vui chơi.
  • Tai nạn xe hơi: Tai nạn xe hơi khiến cơ thể bị đập vào bảng điều khiển trước mặt hoặc gây ra chấn thương do túi khí trong xe.
  • Nguyên nhân khác: Tai nạn lao động, gãy xương ở người già do mật độ xương giảm.. cũng là nguyên nhân hay gặp. 

Triệu chứng cơ bản khi gãy xương đòn hay gặp phải như sau:

  • Đau xương: Bị gãy xương đòn gây đau đớn ở vai hay khu vực gần gốc cổ, tùy thuộc vào vị trí gãy của xương.
  • Khó khăn khi đi lại: Vai hay cánh tay có thể bị cứng lại, gây khó khăn khi di chuyển. Người bệnh có thể thấy tiếng nghiến hay lạo xạo khi di chuyển.
  • Sưng: Xương bị gãy gây ra tình trạng sưng và viêm tại các mô mềm ở xung quanh, bởi xương đòn gần với da nên có thể cảm giác bị sưng một cách rõ ràng.
  • Sự lệch lạc có thể nhìn thấy: Có thể thấy vai bị xệ xuống một cách không tự nhiên hay xương đòn không cân xứng, vị trí xương đang không đúng chỗ.
  • Bầm tím: Những mảnh xương bị lệch có thể gây tổn thương các mô mềm, gây đau và xảy ra hiện tượng bị bầm tím với các vùng da sẫm màu thấy được bằng mắt thường dọc theo xương đòn.
  • Bong da: Khi bị gãy xương đòn, các mảnh xương có thể bị nhô lên dưới da tạo thành hình chiếc lều hoặc hình cục u ở trên vết gãy xương. [2]Broken collarbone. Truy cập ngày 13/9/2024.
    https://www.topdoctors.co.uk/medical-dictionary/broken-collarbone
Gãy xương đòn là chấn thương dễ gặp phải trong cuộc sống

Tư thế nằm ngủ khi bị gãy xương đòn sao cho đúng?

Chú ý tới tư thế nằm ngủ khi bị gãy xương đòn và thực hiện đúng cách sẽ giúp xương ổn định và tránh làm cho các thương tổn trở nên nghiêm trọng hơn. Dưới đây là một số tư thế ngủ khi bị gãy xương đòn bệnh nhân có thể tham khảo và áp dụng:

Nằm ngửa

Nằm ngửa là tư thế nằm khi bị gãy xương đòn mang lại nhiều lợi ích cho sự hồi phục vết thương. Tư thế nằm ngửa giúp phân bố trọng lượng cơ thể đồng đều, đồng thời duy trì đường cong tự nhiên của cột sống, giảm áp lực lên vùng vai, cổ và ngực. 

Người bị gãy xương đòn có thể đặt chiếc gối nhỏ kê bên dưới để duy trì tư thế của cột sống, giúp giảm đau vùng lưng dưới. Người bệnh cũng có thể đặt một chiếc khăn cuộn tròn dưới bả vai nhằm giảm áp lực tác động lên vai, gân và dây chằng, giảm đau khi bị gãy xương đòn hiệu quả.

Nằm ngửa là tư thế nằm tốt cho người bị gãy xương đòn

Ngủ nghiêng

Ngoài tư thế nằm ngửa, ngủ nghiêng cũng là tư thế nằm ngủ khi bị gãy xương đòn rất tốt. Tư thế này giúp điều chỉnh cột sống, hông, giảm áp lực lên đầu, cổ và vai. 

Người bệnh nên nằm nghiêng và xoay người về phía xương đòn không bị gãy, lưu ý tránh đè lên vùng xương đòn đang bị tổn thương để không làm cơn đau tăng nặng hơn, gây cản trở sự lưu thông máu tới vết thương, ảnh hưởng tới sự hồi phục vết gãy.

Nên đặt một chiếc gối nhỏ dưới cánh tay khi ngủ để giữ vai mở rộng, giảm đau tại vùng vai và cổ.

Làm sao để có giấc ngủ ngon khi bị gãy xương đòn?

Gãy xương đòn gây ra những cơn đau đớn khó chịu khiến người bệnh khó ngủ, mất ngủ, nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe. Nếu bạn đang băn khoăn làm thế nào để ngủ ngon giấc khi bị gãy xương đòn, hãy sử dụng những cách sau đây:

Sử dụng gối hỗ trợ

Dùng gối hỗ trợ giúp nâng đỡ cơ thể, tránh gây áp lực lên phần xương đòn đang bị tổn thương. Một số loại gối hỗ trợ giảm đau hiệu quả gồm có:

  • Gối du lịch: Là loại gối được thiết kế dạng chữ U, có tác dụng giảm áp lực tác động lên vai và gáy, ngăn cơn đau tại vùng vai gáy và hỗ trợ quá trình phục hồi sau khi gãy xương.
  • Gối hỗ trợ cổ: Là gối nâng đỡ đầu cổ, giúp giảm áp lực lên vùng vai và cổ, giảm cơn đau khi gãy xương.
  • Gối chêm: Là loại gối được dùng để hỗ trợ phần thân trên của cơ thể, giúp người bệnh giữ tư thế nằm nghiêng thoải mái khi ngủ, cải thiện cơn đau vai gáy và ngăn ngừa lệch xương.
  • Gối dài: Sử dụng gối dài trong trường hợp ngủ nghiêng để giảm đau khi bị gãy xương đòn hay bị đau vùng vai gáy hoặc dùng trong tư thế ngủ khi bị gãy xương sườn. Loại gối này giúp ổn định và hỗ trợ cho vùng bị tổn thương, giảm áp lực và cải thiện cơn đau.
Sử dụng gối du lịch chữ U giảm áp lực lên vai và gáy
Sử dụng gối du lịch chữ U giảm áp lực lên vai và gáy

Dùng thuốc giảm đau theo chỉ dẫn

Sử dụng các loại thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ sẽ giúp điều trị cơn đau tạm thời, cải thiện triệu chứng đau đớn và khó chịu khi người bệnh bị gãy xương đòn. Các loại thuốc thường được kê theo đơn là paracetamol hoặc giảm đau chống viêm NSAID, được chỉ định tùy thuộc vào mức độ đau của bệnh nhân.

Chườm lạnh

Biện pháp chườm lạnh nên được sử dụng càng sớm càng tốt, chườm đá 10-20 phút mỗi lần và vài giờ một lần, trong vài ngày đầu sau khi chấn thương. Cách này giúp kiểm soát cơn đau và sưng, giảm bớt sự phù nề của tổn thương. Tuy nhiên cần lưu ý không được để đá tiếp xúc trực tiếp lên da để tránh bị bỏng lạnh. [3]Sleeping with a Broken Collarbone. Truy cập ngày 11/9/2024.
https://fracturehealing.ca/sleeping-with-a-broken-collarbone/#:~:text=To%20get%20a%20better%20rest,allow%20for%20a%20better%20rest

Sử dụng đai đeo số 8

Phần lớn các trường hợp gãy xương đòn sẽ được chỉ định để điều trị bảo tồn và không thực hiện phẫu thuật. Lúc này, sử dụng đai đeo số 8 là phương pháp các bác sĩ hay chỉ định cho bệnh nhân, thực hiện đeo đai trong từ 4-8 tuần. Đeo đai số 8 giúp cố định vùng xương bị gãy, bảo vệ xương đòn trước những ngoại lực từ bên ngoài và không làm cho xương bị lệch, hỗ trợ nắn chỉnh xương về vị trí ban đầu.

Đai đeo số 8 được sử dụng để cố định và bảo vệ xương đòn
Đai đeo số 8 được sử dụng để cố định và bảo vệ xương đòn

Gãy xương đòn bao lâu thì lành?

Thời gian phục hồi xương đòn bị gãy có thể khác nhau tùy vào mức độ nghiêm trọng của mỗi trường hợp và độ tuổi của bệnh nhân. Những đối tượng như trẻ em – người có xương đang phát triển sẽ nhanh lành hơn so với người lớn. Quá trình làm lành vết thương thường được ước lượng như sau: [4]Broken Collarbone (Clavicle Fracture). Truy cập ngày 13/9/2024.
https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/16874-broken-collarbone-clavicle-fracture

  • Với người lớn: Xương đòn có thể liền lại sau khoảng 8-12 tuần.
  • Với thanh thiếu niên: Xương đòn có thể liền lại sau khoảng 6-8 tuần.
  • Với trẻ em dưới 8 tuổi: Xương đòn có thể liền lại sau khoảng 3-6 tuần.
  • Với trẻ sơ sinh: Xương đòn có thể liền lại sau khoảng 2 tuần.

Bài viết trên đã cung cấp những thông tin giúp bạn hiểu thêm về những tư thế nằm ngủ khi bị gãy xương đòn, làm thế nào để có giấc ngủ ngon trong quá trình hồi phục chấn thương. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy truy cập vào website Menacal.vn hoặc gọi đến số hotline 1900 636 985 để được tư vấn kịp thời!

References

References
1 Broken Collarbone. Truy cập ngày 11/9/2024.
https://www.webmd.com/fitness-exercise/collarbone-fracture
2 Broken collarbone. Truy cập ngày 13/9/2024.
https://www.topdoctors.co.uk/medical-dictionary/broken-collarbone
3 Sleeping with a Broken Collarbone. Truy cập ngày 11/9/2024.
https://fracturehealing.ca/sleeping-with-a-broken-collarbone/#:~:text=To%20get%20a%20better%20rest,allow%20for%20a%20better%20rest
4 Broken Collarbone (Clavicle Fracture). Truy cập ngày 13/9/2024.
https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/16874-broken-collarbone-clavicle-fracture