Tác hại của tật cong vẹo cột sống

Tác hại của tật cong vẹo cột sống nếu không điều trị kịp thời

04/11/2024 34 lượt xem

Cong vẹo cột sống đang là mối lo ngại lớn của nhiều người, đặc biệt là trẻ em và thanh thiếu niên. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe có thể xảy ra. Cùng Menacal tìm hiểu chi tiết về tác hại của tật cong vẹo cột sống, cũng như một số phương pháp điều trị và phòng ngừa hiệu quả trong bài viết dưới đây nhé!

Các loại cong vẹo cột sống thường gặp

Vẹo cột sống là tình trạng cột sống của bạn bị cong bất thường do nhiều nguyên nhân như: di truyền, dị tật đốt sống trong quá trình phát triển phôi thai, chấn thương cột sống, khối u trên cột sống…

Bệnh lý được chia thành 3 loại cơ bản như sau: 

  • Vẹo cột sống vô căn: Tình trạng này là phổ biến nhất, không xác định được nguyên nhân, chủ yếu là do di truyền. 
  • Vẹo cột sống bẩm sinh: Xảy ra khi các đốt sống không hình thành theo cách bình thường trong quá trình phát triển phôi thai. Trường hợp này khá hiếm gặp. 
  • Vẹo cột sống thần kinh cơ: Nguyên nhân chủ yếu là do những bất thường ở cơ và dây thần kinh hỗ trợ cột sống, xuất hiện kèm với các vấn đề sức khỏe khác như: bại não, nứt đốt sống hoặc loạn dưỡng cơ.

Ngoài ra, chứng vẹo cột sống vô căn còn được phân loại dựa vào thời điểm chẩn đoán:

  • Vẹo cột sống ở trẻ sơ sinh dưới 3 tuổi. 
  • Vẹo cột sống ở trẻ em từ 4 – 10 tuổi. 
  • Vẹo cột sống ở trẻ vị thành niên từ 11 – 18 tuổi. 
  • Vẹo cột sống vô căn ở người lớn được chẩn đoán bất cứ lúc nào sau 18 tuổi khi quá trình phát triển của xương đã hoàn tất.
Vẹo cột sống xuất hiện nhiều ở trẻ em. 
Vẹo cột sống xuất hiện nhiều ở trẻ em.

Tác hại của cong vẹo cột sống nếu không điều trị

Tỷ lệ bị cong vẹo cột sống tương đối cao, ảnh hưởng đến 2% tổng số người trên toàn thế giới và đang có dấu hiệu tăng, đặc biệt ở người trẻ tuổi. [1]Scoliosis. Truy cập ngày: 17/10/2024.
https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/15837-scoliosis

Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, nhiều tác hại của tật cong vẹo cột sống có thể xảy ra, bao gồm:

Ảnh hưởng ngoại hình

Cột sống cong vẹo và biến dạng dẫn đến vai lệch, lưng gù, cổ rụt, bụng trông như nhô ra phía trước, cánh tay không cân đối… Những thay đổi về ngoại hình không chỉ gây rối loạn tư thế và dáng đi, mà còn làm suy giảm sự tự tin trong các hoạt động xã hội.

Đặc biệt, đối với trẻ em và thanh thiếu niên, tình trạng này có thể ngăn cản quá trình phát triển chiều cao, dẫn đến thấp bé hơn các bạn đồng trang lứa. 

Ảnh hưởng đến thẩm mỹ là tác hại thường gặp và dễ nhìn thấy nhất của tật vẹo cột sống.
Ảnh hưởng đến thẩm mỹ là tác hại thường gặp và dễ nhìn thấy nhất của tật vẹo cột sống.

Ảnh hưởng đến hô hấp

Một trong những tác hại của tật cong vẹo cột sống là khiến lồng ngực biến dạng, làm suy yếu đáng kể chức năng của phổi thông qua các tác động như sau:

  • Giảm thể tích phổi.
  • Hạn chế cử động cơ hoành.
  • Làm suy yếu cơ thành ngực. 
  • Thu hẹp đường thở.
  • Gây chèn ép phế quản.

Từ đó, bạn có thể cảm thấy khó thở và bị suy hô hấp, đặc biệt là khi ngủ. [2]Scoliosis. Truy cập ngày: 17/10/2024.
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/scoliosis/symptoms-causes/syc-20350716

Ảnh hưởng đến tim mạch

Hầu hết các trường hợp bị cong vẹo cột sống đều ít hoặc không ảnh hưởng đến tim. Tuy nhiên, nếu xương sườn biến dạng nghiêm trọng có thể hạn chế không gian hoạt động của tim, khiến tim phải cố gắng đập nhiều hơn bình thường. Đây là nguyên nhân dẫn đến sa van hai lá làm giảm lưu lượng máu, tăng huyết áp, thậm chí là suy tim. 

Cong vẹo cột sống tác động nguy hiểm đến tim mạch.
Cong vẹo cột sống tác động nguy hiểm đến tim mạch.

Ảnh hưởng đến thần kinh

Khi nhắc đến tác hại của cong vẹo cột sống thì không thể không đề cập những ảnh hưởng nghiêm trọng đối với thần kinh. Các đốt sống nằm sai vị trí chèn ép dây thần kinh lân cận, dẫn đến tình trạng đau nhức, tê bì, ngứa ran, rối loạn cảm giác, chủ yếu là ở lưng, vai, tay và chân. 

Trong một số trường hợp nghiêm trọng, cong vẹo cột sống tạo áp lực lên dây thần kinh điều khiển cơ quan nội tạng. Đây là nguyên nhân của một số vấn đề liên quan đến sức khỏe như: rối loạn tiêu hóa, rối loạn đại tiểu tiện hoặc thậm chí là rối loạn nhịp tim.

Ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản

Cột sống thắt lưng cong vẹo tạo áp lực lên vùng xương chậu, làm rối loạn mối liên kết của các cơ quan sinh sản. Ngoài ra, những bất thường ở cột sống còn cản trở quá trình lưu thông máu và giảm khả năng thụ thai. 

Trong trường hợp đang mang thai, chứng cong vẹo cột sống ảnh hưởng đến tư thế của bé, khiến bé nằm lệch vị trí và khó chuyển dạ. 

Hậu quả của cong vẹo cột sống là giảm khả năng sinh sản.
Hậu quả của cong vẹo cột sống là giảm khả năng sinh sản.

Những phương pháp điều trị tật cong vẹo cột sống

Để hạn chế tối đa hậu quả của cong vẹo cột sống, bạn nên đi khám bác sĩ khi có bất kỳ dấu hiệu nghi ngờ nào và điều trị đúng cách. 

Điều trị bảo tồn

  1. Vật lý trị liệu: Người bị cong vẹo cột sống thường được chỉ định châm cứu, tập yoga, pilates… Các phương pháp này hỗ trợ giảm đau nhức, tê bì, ngăn ngừa sự tiến triển của đường cong.Tuy nhiên, bạn cần tuân thủ hướng dẫn điều trị của chuyên gia để luyện tập với cường độ phù hợp, an toàn và hiệu quả. Nếu tập quá sức có thể phản tác dụng, khiến cột sống bị tổn thương nghiêm trọng hơn. [3]Nonsurgical Treatment Options for Scoliosis. Truy cập ngày: 17/10/2024.
    https://orthoinfo.aaos.org/en/treatment/nonsurgical-treatment-options-for-scoliosis/
  1. Sử dụng nẹp cột sống: Nẹp cố định giúp ngăn ngừa cột sống cong vẹo hơn. Bạn phải đeo nẹp mọi lúc, kể cả ban đêm, kéo dài khoảng 13 – 16 giờ mỗi ngày và có thể tháo ra khi tham gia hoạt động thể chất. Phương pháp này chỉ phù hợp với người bị vẹo cột sống ở mức độ vừa phải và xương vẫn đang trong thời kỳ phát triển.
Đeo nẹp cố định thường xuyên hỗ trợ điều trị vẹo cột sống.
Đeo nẹp cố định thường xuyên hỗ trợ điều trị vẹo cột sống.

Phẫu thuật (trường hợp nặng)

Phẫu thuật được đề xuất trong trường hợp vẹo cột sống nghiêm trọng ảnh hưởng đến các cơ quan xung quanh hoặc không đáp ứng với phương pháp điều trị khác. Tùy vào tình trạng sức khỏe của người bệnh, bác sĩ áp dụng hình thức phẫu thuật khác nhau như: hợp nhất cột sống, sử dụng thanh điều chỉnh, cắt bỏ đốt sống, cắt xương chỉnh hình… 

Một số biến chứng có thể xảy ra khi phẫu thuật cột sống như: chảy máu, nhiễm trùng, tổn thương dây thần kinh…[4]Scoliosis. Truy cập ngày: 17/10/2024.
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/scoliosis/diagnosis-treatment/drc-20350721
 

Cách phòng ngừa cong vẹo cột sống

Để phòng ngừa cong vẹo cột sống, bạn lưu ý những vấn đề sau: 

  • Hoạt động đúng tư thế: Luôn giữ thẳng lưng khi đi đứng hoặc ngồi, không ngồi xiêu vẹo, cúi đầu, gập người quá mức. 
  • Tập thể dục đều đặn: Đây là cách giúp cơ bắp khỏe mạnh, giữ cho các đốt sống ở đúng vị trí.
  • Mang vác hợp lý: Tránh mang vác nặng hoặc mang vác không cân bằng hai bên.
  • Cải thiện chế độ ăn uống: Bổ sung đủ dinh dưỡng, đặc biệt là các thực phẩm giàu canxi và vitamin D giúp xương khớp luôn khỏe mạnh.
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ: Đây là cách phát hiện sớm những bất thường ở cột sống, đặc biệt đối với trẻ em và thanh thiếu niên.

Mong rằng bài viết trên đã cung cấp thông tin chi tiết về tác hại của tật cong vẹo cột sống cũng như một số phương pháp điều trị và phòng ngừa hiệu quả. Mời bạn truy cập website menacal.vn để biết thêm nhiều thông tin hữu ích liên quan đến sức khỏe. Nếu có bất kỳ câu hỏi nào chưa được giải đáp, bạn có thể liên hệ tới hotline 1900 636 985 để nhận được tư vấn từ các chuyên gia.

References