Chứng chuột rút chân khi ngủ xuất hiện khá phổ biến. Khoảng 30% người trưởng thành trên thế giới phải trải qua ít nhất 5 lần mỗi tháng. Hiện tượng này mang lại cảm giác khó chịu, làm gián đoạn giấc ngủ, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và có thể là dấu hiệu của một số vấn đề tiềm ẩn liên quan đến sức khỏe. Cùng Menacal tìm hiểu 6 mẹo chữa chuột rút chân khi ngủ trong bài viết dưới đây để nhanh chóng đẩy lùi tình trạng trên nhé!
Tại sao lại bị chuột rút bắp chân khi ngủ?
Các chuyên gia chưa xác định được nguyên nhân gây chuột rút khi ngủ. Một số yếu tố nguy cơ có mối liên hệ mật thiết với tình trạng này như: [1]What’s Causing Your Leg Cramps at Night? Treatment and Prevention Tips. Truy cập ngày: 4/9/2024.
https://www.healthline.com/health/leg-cramps-at-night
- Thiếu chất: Cơ thể thiếu canxi, kali hoặc magie dẫn đến co thắt cơ bắp, gây ra hiện tượng chuột rút.
- Căng cơ: Hoạt động quá mức, không khởi động hoặc giãn cơ đúng cách trước khi luyện tập có thể làm căng hoặc tổn thương cơ bắp, tăng nguy cơ chuột rút khi ngủ.
- Tư thế ngủ không đúng: Tư thế ngủ không đúng như: chân co quắp, bắt chéo, nằm sấp hoặc đắp chăn quá nặng có thể tạo áp lực lên chân dẫn đến chuột rút.
- Tuần hoàn máu kém: Quá trình lưu thông máu gặp nhiều khó khăn do lười vận động, béo phì, mắc bệnh lý mạch máu… làm giảm lượng oxy và chất dinh dưỡng đến cơ bắp vùng chân, gây co rút.
- Phụ nữ mang thai: Phụ nữ mang thai thường bị chuột rút khi ngủ do nhiều nguyên nhân như: thay đổi hormone, tăng cân nhanh, tử cung phát triển chèn ép dây thần kinh ở chân…
6 mẹo chữa chuột rút chân khi ngủ hiệu quả
Chuột rút ở chân thường vô hại và tự biến mất. Tuy nhiên, hiện tượng này có thể xuất hiện lặp lại nhiều lần gây khó chịu, mất ngủ. Vậy bị chuột rút bắp chân khi ngủ phải làm sao? Dưới đây là 6 mẹo bạn có thể dễ dàng thực hiện ngay tại nhà giúp đẩy lùi chuột rút nhanh chóng:
Bấm huyệt
Bấm huyệt là phương pháp cổ truyền có tác dụng đả thông kinh mạch, thư giãn cơ bắp, giảm căng cứng và chuột rút vô cùng hiệu quả với các bước đơn giản như sau:
- Bước 1: Dùng ngón tay cái day nhẹ vào đúng vùng huyệt đạo với lực từ nhẹ đến mạnh trong khoảng 1 phút.
- Bước 2: Dùng gốc bàn tay ấn một lực vừa đủ vào cơ bắp chân trong khoảng 2 phút.
- Bước 3: Sử dụng 2 lòng bàn tay ôm lấy bắp chân, lăn qua lăn lại liên tục theo chiều từ trên xuống dưới và từ dưới lên trên trong khoảng 2 phút.
Có hai huyệt đạo thường được áp dụng trong bấm nguyệt giảm chuột rút chân khi ngủ:
- Huyệt Thừa sơn: Huyệt nằm ở cuối bắp chân, tại chỗ lõm của hai khe cơ sinh đôi trong và ngoài. Tác động lên huyệt giúp lương huyết, thông kinh lạc, thư cân, giải tỏa chuột rút, đau gót chân, đau thần kinh tọa…
- Huyệt Thừa cân: Đây là huyệt thứ 56 của kinh Bàng quang, nằm chính giữa bắp chân. Ấn vào vị trí này giúp thư cân, hoạt lạc, giảm chuột rút, cải thiện tình trạng đau nhức thắt lưng, chân, vai gáy.
Kéo căng cơ và xoa bóp
Kéo căng hai chân giúp cơ tại vị trí này được thư giãn, giảm căng thẳng, co cứng và đau nhức. Vì vậy, đây là cách chữa chuột rút chân khi ngủ được nhiều người áp dụng. Bạn có thể thực hiện theo những bước đơn giản như sau:
- Bước 1: Đứng cách tường khoảng 90 cm.
- Bước 2: Nghiêng người về phía trước, duỗi thẳng cánh tay chạm vào tường, đồng thời cả bàn chân chạm đất. Giữ nguyên tư thế này trong khoảng 5 giây.
- Bước 3: Lặp lại các động tác trên liên tục trong vòng 5 phút, 3 lần mỗi ngày.
Ngoài ra, bạn đừng quên xoa bóp trước khi đi ngủ, ngay sau khi kéo căng cơ giúp máu lưu thông tốt hơn, kích thích vào các dây thần kinh, phục hồi cơ bắp và đẩy lùi chuột rút.
- Bước 1: Thả lỏng toàn bộ cơ thể, ngồi hoặc nằm với tư thế thoải mái nhất.
- Bước 2: Dùng lòng bàn tay xoa bóp nhẹ nhàng vùng cơ bị chuột rút theo chiều từ dưới lên trên.
Chườm nóng hoặc lạnh
Tác động nhiệt lên chân cũng là mẹo chữa chuột rút chân khi ngủ được nhiều người áp dụng: [2]How to Prevent Leg Cramps and Treat Them at Home. Truy cập ngày 26/ 08/ 2024.
https://health.clevelandclinic.org/how-to-prevent-leg-cramps-and-treat-them-at-home
- Chườm nóng: Chườm bằng khăn nóng, chai nước nóng, túi chườm trong khoảng 5 – 10 phút giúp cải thiện lưu lượng máu cục bộ, làm dịu sự khó chịu và tăng tính linh hoạt của cơ. Tuy nhiên, không nên chườm nóng quá lâu, không chườm khi vùng da bị bầm tím hoặc sưng tấy, không để nguồn nhiệt tiếp xúc trực tiếp với da gây bỏng.
- Chườm lạnh: Chườm lạnh bằng chai nước lạnh, túi đựng đá trong khoảng 5 – 10 phút giúp đẩy lùi cơn đau và tình trạng sưng tấy. Phương pháp này không được áp dụng khi vùng da có vết thương hở, người có tuần hoàn kém, mắc các bệnh gây rối loạn cảm giác như bệnh tiểu đường.
Tắm với muối Epsom
Muối Epsom chứa magie và một số khoáng chất quan trọng khác. Vì vậy, tắm với nước ấm và muối Epsom mỗi ngày giúp duy trì chức năng cơ bắp, ngăn ngừa chuột rút về đêm vô cùng hiệu quả.
Ngoài ra, bạn cũng có thể ngâm chân với nước ấm và muối Epsom khoảng 15 – 20 phút trước khi đi ngủ để có kết quả tương tự.
Di chuyển bằng gót chân
Nếu đột ngột bị chuột rút, bạn cố gắng đứng dậy và đi bằng gót chân đến khi tình trạng này biến mất hoàn toàn. Đây là cách giải phóng các bó cơ đang bị căng cứng, giúp chúng thư giãn và đẩy lùi cảm giác khó chịu.
Điều chỉnh tư thế ngủ
Tư thế ngủ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình lưu thông máu, áp lực lên cơ bắp và mức độ căng thẳng ở chi dưới. Vì vậy, bạn nên tuân thủ những điều sau:
- Ưu tiên nằm ngửa: Nằm ngửa, duỗi chân thẳng tự nhiên hoặc kê gối dưới chân giúp tăng tuần hoàn máu, giảm áp lực lên cơ bắp ở chân và vùng thắt lưng.
- Nằm nghiêng: Nếu nằm nghiêng, bạn nên kẹp một chiếc gối giữa hai chân để giữ xương chậu ở vị trí trung lập, ngăn ngừa căng thẳng các bó cơ ở bắp chân.
- Không gác chân này lên chân kia: Nếu nằm với tư thế này trong thời gian dài, cơ bị kéo căng liên tục hoặc bị chèn ép dẫn đến chuột rút.
Cách phòng ngừa chuột rút như nào?
Để phòng ngừa chuột rút xuất hiện về đêm gây khó chịu và gián đoạn giấc ngủ, bạn lưu ý những vấn đề sau: [3]How to Treat and Prevent Leg Cramps. Truy cập ngày 16/ 08/ … Continue reading
Thực hiện thói quen luyện tập hợp lý
Hạn chế ngồi hoặc đứng liên tục trong thời gian quá dài. Thay vào đó, hãy di chuyển nhẹ nhàng khoảng 5 phút sau khi đứng hoặc ngồi khoảng 30 – 45 phút.
Ngoài ra, bạn nên duy trì thói quen luyện tập để cải thiện tuần hoàn máu và tăng cường sức khỏe cơ bắp. Bạn có thể thực hiện bất kỳ bài tập thể thao nào mà mình ưa thích như: đi bộ, đạp xe, yoga, gym, bơi, pilates…
Cải thiện dinh dưỡng và uống đủ nước
Chế độ ăn uống ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe cơ bắp vùng chân cũng như toàn bộ cơ thể:
- Uống đủ nước: Chuột rút có thể xảy ra khi cơ thể không nhận đủ nước. Vì vậy, bạn nên uống khoảng 2 lít nước mỗi ngày, đồng thời uống nhiều nước trước, trong và sau khi tập thể thao để ngăn ngừa mất nước.
- Tăng cường thực phẩm giàu kali, magie và canxi: Như đã nói ở trên, thiếu một số chất như kali, magie và canxi là nguyên nhân gây rối loạn co cơ dẫn đến chuột rút về đêm. Vì vậy, bạn nên bổ sung đủ thực phẩm chứa các chất trên. Ví dụ: kali trong chuối, khoai tây, đậu Hà Lan, bí đỏ…; magie trong bơ, rau màu xanh, đậu phụ, hạnh nhân…; canxi trong sữa, phô mai, sữa chua…
Bổ sung đầy đủ canxi, đặc biệt đối với phụ nữ mang thai
Ngoài việc cải thiện chế độ ăn hàng ngày, những người có nguy cơ cao bị chuột rút, đặc biệt là phụ nữ mang thai cần bổ sung thêm thực phẩm chức năng chứa canxi. Đây là giải pháp giúp duy trì khả năng co cơ và phòng ngừa tình trạng chuột rút về đêm hiệu quả.
Bạn có thể tham khảo viên uống bổ sung canxi từ san hô và tảo biển đỏ – canxi EU tảo biển Menacal. Sản phẩm nhập khẩu chính ngạch từ châu Âu và nhận được nhiều chứng nhận đảm bảo chất lượng từ các tổ chức uy tín trên thế giới.
Mỗi viên canxi EU Menacal cung cấp đến 158.4 mg canxi nguyên tố từ tảo biển đỏ và san hô với ưu điểm nổi bật là lành tính, dễ hấp thu. Vì vậy, bạn có thể yên tâm sử dụng mỗi ngày mà không phải lo các tác dụng phụ như: nóng trong, chướng bụng, táo bón, trào ngược dạ dày – thực quản, sỏi thận…
Ngoài ra, hàm lượng này đáp ứng đủ nhu cầu của phụ nữ mang thai, giúp đẩy lùi chứng chuột rút về đêm, đau nhức thắt lưng và giảm nguy cơ mắc loãng xương sau sinh.
Mong rằng những mẹo chữa chuột rút chân khi ngủ nêu trên giúp bạn cảm thấy thoải mái và dễ ngủ hơn. Bạn có thể truy cập website menacal.vn để biết thêm nhiều thông tin liên quan đến sức khỏe. Nếu có bất kỳ băn khoăn nào, bạn có thể liên hệ tới hotline 1900 636 985 để nhận được tư vấn từ các chuyên gia.
References
↑1 | What’s Causing Your Leg Cramps at Night? Treatment and Prevention Tips. Truy cập ngày: 4/9/2024. https://www.healthline.com/health/leg-cramps-at-night |
---|---|
↑2 | How to Prevent Leg Cramps and Treat Them at Home. Truy cập ngày 26/ 08/ 2024. https://health.clevelandclinic.org/how-to-prevent-leg-cramps-and-treat-them-at-home |
↑3 | How to Treat and Prevent Leg Cramps. Truy cập ngày 16/ 08/ 2024. https://www.verywellhealth.com/leg-cramp-treatment-and-prevention-of-muscle-spasms-2548836#:~:text=While%20you%20can%27t%20always%20prevent%20leg%20cramps%2C%20there,Train%20gradually%3A%20Avoid%20sudden%20increases%20in%20activity.%20 |