Bàn chân là một trong những bộ phận chịu nhiều áp lực nhất do thường xuyên hỗ trợ việc giữ thăng bằng và di chuyển. Cùng Menacal tìm hiểu 10+ hình ảnh xương bàn chân thu được từ nhiều phương pháp chẩn đoán khác nhau để hiểu rõ về cấu trúc của nó nhé!
Cấu trúc xương bàn chân
Cấu trúc xương bàn chân tương đối phức tạp, bao gồm 33 khớp, 107 dây chằng, 19 cơ và 26 xương được chia thành 3 nhóm như sau: [1]Foot Anatomy and Causes of Pain. Truy cập ngày 29/ 11/ 2024.
https://www.verywellhealth.com/foot-anatomy-and-physiology-3119204
- Xương cổ chân: Gồm 7 xương, tạo thành phần phía sau của xương bàn chân.
- Xương sên: Còn gọi là xương mắt cá chân, kết nối với xương chày và xương mác của cẳng chân.
- Xương gót: Đây là xương lớn nhất trong số các xương cổ chân, nằm bên dưới xương sên và đóng vai trò thiết yếu trong việc hỗ trợ nâng đỡ cơ thể.
- Xương cổ chân: Gồm 5 xương, tạo thành vòm của bàn chân giữa.
- Xương bàn chân: Gồm 5 xương hình ống ở giữa bàn chân, xếp thành một hàng và được chuyên gia đánh số từ 1 đến 5. Xương số 1 nằm gần vòm bàn chân. Xương số 5 nằm ở mép ngoài của bàn chân.
- Xương ngón chân: Gồm 5 xương ngón chân. Ngón cái chỉ có 2 đốt. Các ngón còn lại có 3 đốt bao gồm: đốt ngón gần, đốt ngón giữa và đốt ngón xa.
Chức năng của xương bàn chân
- Truyền trọng lượng: Xương bàn chân được coi là hệ thống chịu lực tối ưu có khả năng truyền tải trọng lượng cơ thể theo chiều từ trên xuống dưới mặt đất. Đây là cách giúp cơ thể luôn ổn định, phân phối lực đồng đều, hạn chế nguy cơ tổn thương cơ khớp.
- Giữ thăng bằng: Hệ thống xương bàn chân, kết hợp với một loạt khớp và dây chằng hình thành nên một nền tảng vững chắc. Điều này giúp cơ thể đứng yên hoặc di chuyển, kể cả trên bề mặt không bằng phẳng.
- Hỗ trợ di chuyển: Cấu trúc xương, gân cơ linh hoạt giúp bàn chân dễ dàng đi, chạy, nhảy bằng cách hấp thụ lực tác động từ các bước đi. [2]Foot Biomechanics During Walking and Running. Truy cập ngày 29/ 11/ 2024.
https://www.mayoclinicproceedings.org/article/S0025-6196(12)61642-5/fulltext
7 tổn thương xương bàn chân thường gặp
- Viêm khớp ngón chân cái: Bệnh xảy ra khi sụn ở khớp ngón chân cái mòn dần do sự chuyển động lặp đi lặp lại. Một số hoạt động làm tăng nguy cơ phát triển bệnh là chạy và đi bộ trong thời gian dài. Triệu chứng thường gặp bao gồm: đau, cứng và sưng ở ngón chân cái, xuất hiện gai xương, đau cổ chân, đau và viêm mu bàn chân.
- Viêm bao hoạt dịch ngón chân cái: Đây là tình trạng biến dạng của khớp ở gốc ngón chân cái. Biểu hiện thường gặp là khối u cứng và sưng lên, gây đau nhức, khó chịu, đặc biệt khi di chuyển hoặc đi giày chật.
- Bệnh gout: Bệnh xảy ra do nồng độ axit uric trong máu tăng cao, dư thừa và bắt đầu tích tụ, hình thành tinh thể ở khớp ngón chân. Sự lắng đọng có thể gây ra phản ứng viêm kèm theo triệu chứng đau nhức, sưng và ảnh hưởng đến khả năng hoạt động. [3]Foot bones: Everything you need to know. Truy cập ngày 29/ 11/ 2024.
https://www.medicalnewstoday.com/articles/324336 - Gai xương gót chân và viêm cân gan chân: Gai gót chân là sự hình thành xương bất thường ở vùng gót chân, mang lại cảm giác khó chịu. Nguyên nhân chính là do viêm cân gan chân – tình trạng viêm và dày lên của dây chằng hỗ trợ vòm bàn chân. Các yếu tố làm tăng nguy cơ phát triển bệnh là béo phì, cơ bắp chân bị căng, vòm bàn chân quá cao, tác động lặp đi lặp lại khi chơi thể thao…
- Viêm xương vừng: Bệnh xảy ra do hoạt động nhiều hơn bình thường, dùng giày dép không phù hợp… khiến ngón chân cái phải chịu trọng lực quá mức lặp đi lặp lại trong thời gian dài. Triệu chứng thường gặp là đau nhói và dữ dội ở gốc ngón chân cái, đau và khó chịu khi đi chân trần hoặc trên bề mặt cứng…
- Gãy xương do căng thẳng: Xương chịu lực quá mức hoặc phải thực hiện các hoạt động lặp đi lặp lại như đi bộ, chạy trong thời gian dài sẽ hình thành các vết nứt nhỏ. Thông thường, cơ thể có thể tự sửa chữa các vết nứt này.
Tuy nhiên, do tốc độ phục hồi tương đối chậm, các vết nứt trở nên trầm trọng hơn và phát triển thành tình trạng gãy xương do căng thẳng. Một số yếu tố làm suy yếu khả năng tự chữa lành vết nứt gãy của cơ thể là: thiếu hormone tuyến giáp, thiếu canxi hoặc vitamin D…
- Ngón chân hình búa: Tình trạng này thường xảy ra ở hầu hết các ngón chân, trừ ngón cái. Lúc này, những ngón chân thường hướng xuống dưới và cong vào trong, tạo thành hình móng vuốt. Các triệu chứng thường gặp bao gồm: đau ngón chân và cổ chân, xuất hiện vết chai ở đầu ngón chân do ma sát với giày.
10+ hình ảnh xương bàn chân
Hình ảnh xương bàn chân có thể thu được thông qua nhiều phương pháp chẩn đoán, thường dùng nhất là chụp X – quang, chụp cắt lớp vi tính CT scan, chụp cộng hưởng từ MRI. Mỗi loại có những đặc điểm khác nhau.
Hình ảnh xương bàn chân qua chụp X – quang
Chụp X – quang là phương pháp đầu tiên được áp dụng khi nghi ngờ xuất hiện tổn thương ở xương bàn chân như gãy, các vấn đề liên quan đến cấu trúc bao gồm dị tật bẩm sinh, viêm khớp, tổn thương do tai nạn.
Ưu điểm:
- Quy trình thực hiện diễn ra nhanh chóng, dễ dàng, không cần chuẩn bị đặc biệt, chỉ kéo dài khoảng vài phút.
- Giá thành thấp.
- Phát hiện rõ các vấn đề về xương như gãy xương, biến dạng xương, viêm khớp.
Nhược điểm:
- Không thể phát hiện các tổn thương ở mô mềm như gân, cơ, dây chằng.
- Độ phân giải thấp, không thể hiện được các chi tiết nhỏ hoặc tổn thương sâu.
Dưới đây là một số hình ảnh xương bàn chân qua chụp X – quang:
Hình ảnh xương bàn chân qua chụp CT scan
Chụp cắt lớp vi tính CT scan được áp dụng trong trường hợp chụp X – quang không cung cấp đủ thông tin hoặc khi cần đánh giá chi tiết hơn cấu trúc bên trong xương do liên quan đến những tổn thương phức tạp.
Ưu điểm:
- Kiểm tra được nhiều góc độ của xương bàn chân. Từ đó, cung cấp được kết quả chi tiết hơn, bao gồm cả những vết nứt gãy nhỏ hoặc tổn thương khó phát hiện bằng chụp X – quang.
Nhược điểm:
- Phơi nhiễm bức xạ mức độ cao hơn so với phương pháp chụp X – quang.
- Giá thành cao.
- Không phát hiện được các vấn đề liên quan đến mô mềm xung quanh xương bàn chân.
Dưới đây là một số hình ảnh xương bàn chân qua chụp CT scan:
Hình ảnh xương bàn chân qua chụp MRI
Chụp cộng hưởng từ MRI thường được chỉ định khi nghi ngờ tổn thương mô mềm xung quanh như gân, cơ, dây chằng, hoặc khi các phương pháp khác đưa ra kết quả không rõ ràng.
Bác sĩ đánh giá cao phương pháp chẩn đoán này trong việc phát hiện tổn thương liên quan đến viêm, nhiễm trùng, các bệnh lý mô mềm mà chụp X – quang và cắt lớp vi tính CT scan không thể thấy được.
Ưu điểm:
- Không dùng tia bức xạ, đảm bảo an toàn hơn cho bệnh nhân, đặc biệt là phụ nữ có thai.
- Kết quả thể hiện chi tiết những vấn đề ở cả xương và mô mềm, đặc biệt là những tổn thương ở mô mềm như viêm gân, dây chằng, viêm xương tuỷ, viêm khớp dạng thấp.
Nhược điểm:
- Thời gian chụp cộng hưởng từ tương đối dài, người bệnh phải nằm yên trong khoảng 30 – 45 phút.
- Giá thành cao hơn hẳn so với phương pháp chụp X – quang và chụp CT scan.
- Không phổ biến ở các cơ sở y tế, đặc biệt là ở vùng sâu vùng xa.
Dưới đây là một số hình ảnh xương bàn chân qua chụp MRI:
Mong rằng bài viết trên đã cung cấp thông tin giúp bạn có cái nhìn khái quát về hình ảnh xương bàn chân. Mời bạn truy cập website menacal.vn để biết thêm nhiều thông tin hữu ích liên quan đến sức khỏe. Nếu có bất kỳ câu hỏi nào chưa được giải đáp, bạn có thể liên hệ tới hotline 1900 636 985 để nhận được tư vấn từ các chuyên gia.
References
↑1 | Foot Anatomy and Causes of Pain. Truy cập ngày 29/ 11/ 2024. https://www.verywellhealth.com/foot-anatomy-and-physiology-3119204 |
---|---|
↑2 | Foot Biomechanics During Walking and Running. Truy cập ngày 29/ 11/ 2024. https://www.mayoclinicproceedings.org/article/S0025-6196(12)61642-5/fulltext |
↑3 | Foot bones: Everything you need to know. Truy cập ngày 29/ 11/ 2024. https://www.medicalnewstoday.com/articles/324336 |