Bị gãy xương mác là chấn thương chân phổ biến mà không ai mong muốn, đặc biệt với những người chơi các bộ môn vận động mạnh như bóng đá. Vậy gãy xương mác bao lâu thì đá bóng được? Bạn hãy đọc ngay bài viết sau của Menacal để trả lời câu hỏi này.
Tổng quan về gãy xương mác
Xương mác là một xương nhỏ ở bên cạnh xương chày và có chiều dài dọc theo cẳng chân. Chi trên của xương mác nhỏ, nằm phía sau đầu xương chày, phía dưới khớp gối và nằm ngoài sự hình thành của khớp này. Xương mác nâng đỡ cơ thể và có vai trò quan trọng trong hoạt động di chuyển hàng ngày.
Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng gãy xương mác, thường là do có lực tác động lên xương vượt quá khả năng chịu lực của xương. Có thể chia nguyên nhân bị gãy xương mác theo cơ chế gãy xương như sau:
- Cơ chế trực tiếp: Xảy ra khi vị trí tác động của lực chấn thương là chính vị trí gãy xương, thường gặp ở các trường hợp bị va chạm mạnh như tai nạn giao thông, bị vật nặng đè lên phần cẳng chân.
- Cơ chế gián tiếp: Xảy ra do té ngã trên cao xuống nền đất cứng hoặc tập các môn thể thao như trượt ván, trượt tuyết thực hiện động tác xoay chân, xoắn.. Gây ra hiện tượng gãy xương mác.
Triệu chứng bị gãy xương mác bao gồm: [1]What to know about fibula fractures. Truy cập ngày 5/3/2025.
https://www.medicalnewstoday.com/articles/315565
- Đau đớn: Người bệnh thường thấy đau nhói ngay tại chỗ bị gãy xương.
- Bầm tím da: Vùng da bị gãy xương có vết bầm, thường xuất hiện muộn sau khi bị gãy xương và chỗ bị gãy thường bị sưng nề.
- Mất cơ năng: Chân bị gãy không đi lại, không cử động được.
- Biến dạng chi: Cẳng chân bị gãy có thể bị cong vẹo, có thể thấy đầu gãy dưới da. Bên cẳng chân bị gãy thường ngắn hơn bên lành, bị lệch trục nếu gãy xương có di lệch.

Thời gian hồi phục khi gãy xương mác
Một số người chơi thể thao, tập các bộ môn vận động mạnh như bóng đá khi bị gãy xương cũng rất lo lắng không biết bị gãy xương mác bao lâu thì đá bóng được? Điều này sẽ phụ thuộc vào thời gian hồi phục khi bị gãy xương mác và phương pháp điều trị gãy xương:
- Trường hợp gãy xương không phẫu thuật
Nếu bị gãy xương gây tổn thương xương, mạch máu, mô mềm và dây thần kinh nhưng không cần thực hiện phẫu thuật, người bệnh thường phải mất 3 tháng hoặc lâu hơn để hồi phục hoàn toàn như ban đầu.
- Trường hợp phẫu thuật (dùng nẹp và vít)
Khi gãy xương mác nghiêm trọng và cần phẫu thuật, ví dụ cần dùng tới nẹp và vít để ổn định xương, thời gian hồi phục sẽ lâu hơn tùy trường hợp. Sau khi thực hiện phẫu thuật, người bệnh cần đợi cho tới khi xương lành đủ để có thể chịu lực, thường cần từ 6-8 tuần và sau đó cần tập phục hồi chức năng. Tổng thời gian phục hồi hậu phẫu có thể kéo dài 3-6 tháng tùy vào mức độ chấn thương và mức độ tuân thủ phác đồ phục hồi chức năng của người bệnh. [2]Fibula Fracture: Symptoms, Treatment, and More. Truy cập ngày 5/3/2025.
https://www.healthline.com/health/fibular-fractures#picture

Tìm hiểu bị gãy xương mác bao lâu thì đá bóng được?
“Gãy xương mác bao lâu thì đá bóng được” là câu hỏi nhiều người yêu thích môn thể thao này thắc mắc. Dưới đây là câu trả lời dành cho vấn đề này:
Thời gian tối thiểu để chơi đá bóng sau khi gãy xương mác
Khoảng 3 tháng sau khi gãy xương, các mô xương sẽ bắt đầu hình thành ở vị trí xương bị gãy. Tuy nhiên để xương trở lại cấu trúc ban đầu thì sẽ mất nhiều tháng sau đó tùy thuộc vào độ tuổi, chế độ dinh dưỡng của người bệnh. Trong khoảng thời gian này, người bệnh nên thực hiện các biện pháp phục hồi chức năng cho xương mác và tránh tập luyện các bộ môn vận động mạnh như đá bóng.
Tốt nhất người bệnh nên nhờ bác sĩ tư vấn về thời gian có thể đá bóng trở lại sau khi bị gãy xương mác.
Lưu ý trước khi chơi bóng đá sau khi gãy xương mác
Trước khi chơi bóng đá sau khi bị gãy xương mác, bạn cần lưu ý một số điều như sau:
- Kiểm tra mức độ lành xương thông qua X-quang: Chụp X-quang là cách nhanh nhất và đơn giản nhất để bác sĩ xem xét, đánh giá chấn thương xương. Trước khi chơi bóng đá, bạn cần chụp X-quang để kiểm tra xem xương đã lành hoàn toàn chưa và có phù hợp để vận động hay không.
- Được sự đồng ý của bác sĩ chuyên khoa: Khi xương đã lành hẳn và chức năng đi lại được phục hồi, bạn cũng cần sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa trước khi đá bóng trở lại. Bởi tình trạng, mức độ gãy xương ở mỗi người không giống nhau nên bạn có thể chơi bóng đá được không cần có sự đồng ý của bác sĩ.
- Tập luyện nhẹ nhàng trước khi tăng cường độ: Trước khi đá bóng cần tập luyện nhẹ nhàng, tập lực đều hai chân, tập chạy bộ tăng dần từ chậm tới nhanh, từ ít tới nhiều, bật nhảy cao.. Khi tập luyện cần tập từ nhẹ tới mạnh và tăng dần cường độ để cơ thể quen dần.

Các biện pháp hỗ trợ phục hồi sau gãy xương mác
Sau khi xương mác đã lành vết gãy, bạn nên tham khảo và thực hiện các biện pháp hỗ trợ phục hồi vết thương sau đây:
Chế độ dinh dưỡng hỗ trợ phục hồi sau chấn thương
Thực hiện chế độ dinh dưỡng đủ chất, cung cấp các thực phẩm giàu canxi, vitamin D, protein là những chất tốt cho xương khớp sẽ giúp xương hồi phục:
- Bổ sung thực phẩm giàu canxi: Canxi là chất quan trọng đối với sự phát triển của hệ xương khớp. Để xương chắc khỏe, tăng sức đề kháng và giúp vết gãy xương mau lành, bạn cần tăng cường thực phẩm giàu canxi vào chế độ ăn như tôm, cua đồng, ốc, sữa tươi, phô mai, vừng, mộc nhĩ…
- Tăng cường thực phẩm giàu protein: Các loại thực phẩm giàu protein như thịt cá, thịt ức gà, cá hồi.. Không chỉ thúc đẩy quá trình phục hồi xương khớp mà còn giúp giảm nồng độ cholesterol xấu, hỗ trợ tăng cường sức khỏe.
- Ăn thêm thực phẩm giàu vitamin D: Một trong số các chất dinh dưỡng quan trọng người bị gãy xương nên bổ sung là vitamin D. Vitamin D có trong các loại cá béo, lòng đỏ trứng, sữa, phô mai..
Ngoài việc bổ sung các thực phẩm hỗ trợ hồi phục sau gãy xương như trên, bạn nên tránh tiêu thụ các thực phẩm có hại như đồ ăn chiên xào nhiều mỡ vì có thể ảnh hưởng tới quá trình liền xương, không dùng đồ uống có cồn như rượu bia, thức uống có ga.. [3]A Healing Diet After Bone Fracture. Truy cập ngày 5/3/2025.
https://www.webmd.com/osteoporosis/osteo-fracture-diet
Bài tập vật lý trị liệu
Khi đã biết gãy xương mác bao lâu thì đá bóng được, người bị gãy xương nên tập các bài tập nhẹ nhàng để phục hồi chức năng chân trước khi quay lại với môn thể thao này. Khi tập lưu ý tăng dần cường độ vận động để lấy lại sức mạnh cơ bắp.
Các bài tập dễ thực hiện tại nhà như sau:
Tập bài tập vận động khớp
Bất động khớp lâu ngày sẽ gây ra tình trạng cứng khớp do co cơ, co rút bao khớp và tăng sản mỡ bao hoạt dịch, sụn mỏng đi. Người bị gãy chân cần tập vận động khớp để thúc đẩy lưu thông dịch khớp, nuôi dưỡng và hỗ trợ quá trình hồi phục chức năng sau khi gãy xương.
Cách thực hiện:
- Thực hiện động tác co duỗi khớp với tốc độ 45/lần co duỗi khớp.
- Thực hiện 10-15 phút/lần và tập 4-6 lần/ngày.

Gập và giữ cơ hông
Bài tập này giúp người bệnh tận dụng được lực cánh tay để hỗ trợ chân bị tổn thương, phù hợp với người bệnh gặp hạn chế vận động do bị gãy chân.
Cách thực hiện:
- Dùng tay nâng phần chân gãy lên ngực.
- Giữ tư thế trong 1 giây, sau đó dần hạ chân xuống.
- Lặp lại động tác thực hiện với chân còn lại.
- Trong quá trình tập cần duy trì tư thế đứng thẳng, căng cơ, thực hiện cả 2 chân.
Bước lên bậc cầu thang
Bước lên bậc cầu thang là động tác có tác dụng tăng sức mạnh và sự linh hoạt ở chân một các hiệu quả.
Cách thực hiện:
- Một chân bước lên bậc cầu thang hay bục đứng.
- Giữ cho hông cố định.
Sử dụng các thiết bị hỗ trợ phục hồi chấn thương
Sử dụng các thiết bị hỗ trợ phục hồi như đai cố định hay nẹp cũng là cách giúp người bệnh mau làm lành các tổn thương. Đai cố định hay nẹp chân sẽ giúp cố định phần chân gãy sau khi phẫu thuật, giúp giảm đau và giảm sưng nhanh hơn. Duy trì dùng các dụng cụ này cũng giúp tăng cường khả năng phục hồi của cơ thể, giữ cho vùng bị thương không di lệch.
Người bệnh cũng có thể sử dụng các thiết bị massage hay kích thích điện cơ để tăng cường lưu thông máu, thúc đẩy sự trao đổi chất trong cơ thể cũng như kích thích cơ bắp và các điểm huyệt. Từ đó sẽ tăng tốc quá trình hồi phục của xương và các mô xung quanh.
Trên đây là một số thông tin giúp bạn giải đáp được câu hỏi “gãy xương mác bao lâu thì đá bóng được” và trả lời những vấn đề về liên quan. Nếu bạn cần biết thêm các thông tin chi tiết khác thì hãy truy cập ngay vào website menacal.vn hay liên hệ tới đường dây nóng 1900 636 985.
References
↑1 | What to know about fibula fractures. Truy cập ngày 5/3/2025. https://www.medicalnewstoday.com/articles/315565 |
---|---|
↑2 | Fibula Fracture: Symptoms, Treatment, and More. Truy cập ngày 5/3/2025. https://www.healthline.com/health/fibular-fractures#picture |
↑3 | A Healing Diet After Bone Fracture. Truy cập ngày 5/3/2025. https://www.webmd.com/osteoporosis/osteo-fracture-diet |