gãy xương đòn có nguy hiểm không?

Gãy xương đòn có nguy hiểm không? Những cách điều trị hiệu quả

23/09/2024 28 lượt xem

Gãy xương đòn là một trong những chấn thương xương phổ biến nhất hiện nay. Vậy gãy xương đòn có nguy hiểm không? Chấn thương gãy xương đòn nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng lâu dài đến khả năng vận động. Cùng Menacal tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé! 

Những nguyên nhân dẫn đến gãy xương đòn

Xương đòn có hình dạng cong, mảnh, nằm ngay dưới da và không có nhiều mô mềm bảo vệ. Xương đòn nối giữa xương ức và xương vai nên phải chịu áp lực từ nhiều hướng khác nhau trong quá trình vận động. Do đó, vị trí này dễ bị tổn thương và gãy bởi những nguyên nhân như: té ngã, tai nạn giao thông, tai nạn sinh hoạt, chấn thương trong thể thao.

Ngoài ra, người cao tuổi, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cũng có nhiều rủi ro bị gãy xương đòn:

  • Người cao tuổi: Mật độ xương giảm dẫn đến xương giòn, loãng xương, khiến xương dễ bị tổn thương ngay cả khi chịu những tác động nhẹ. Ngoài ra, phản xạ và khả năng giữ thăng bằng đều suy giảm, nên người già có nguy cơ cao té ngã khi di chuyển, không kịp giơ tay đỡ. Do đó, va đập tập trung ở vùng vai, gây gãy xương đòn.
  • Trẻ sơ sinh: Trẻ sơ sinh có thể bị gãy xương đòn trong quá trình sinh nở do kẹt vai. Tình trạng này xảy ra khi bé có kích thước quá lớn so với khung chậu của mẹ, co thắt tử cung yếu, chuyển dạ kéo dài, kênh sinh quá hẹp hoặc có dị tật. 
  • Trẻ nhỏ: Trẻ nhỏ thường té ngã khi chơi, chạy nhảy, ngã từ trên giường, ghế cao nên vùng vai, cánh tay, xương đòn chịu nhiều va đập và tổn thương. Ngoài ra, xương của bé chưa phát triển hoàn toàn cũng là yếu tố khiến xương dễ gãy hơn. 
Trẻ nhỏ thường gãy xương đòn do té ngã
Trẻ nhỏ thường gãy xương đòn do té ngã

Triệu chứng của gãy xương đòn

Triệu chứng đáng chú ý nhất khi bị gãy xương đòn là những cơn đau nhức dai dẳng xuất hiện ngay sau chấn thương. Cơn đau thường tập trung ở vùng xương đòn và có thể lan sang các khu vực lân cận như: cổ, vai, cánh tay và trở nên nghiêm trọng hơn khi bạn cố gắng cử động các bộ phận trên. [1]Broken collarbone – NHS. Truy cập ngày 19/ 09/ 2024.
https://www.nhs.uk/conditions/broken-collarbone/

Các mảnh xương vỡ có thể làm tổn thương cơ, mạch máu lớn hoặc phổi dẫn đến tình trạng khó thở. Ngoài ra, người bị gãy xương đòn phải đối diện với một số triệu chứng khác như: sưng tấy, bầm tím, xương biến dạng, hạn chế vận động, cảm giác tê và yếu ở cánh tay…

Gãy xương đòn có nguy hiểm không?

Vậy gãy xương đòn có nguy hiểm không? Đối với trường hợp gãy xương đòn nhẹ, xương có thể tự lành theo thời gian, không đe dọa đến tính mạnh cũng như chức năng của các cơ quan khác. Tuy nhiên, nếu xương đòn bị tổn thương trầm trọng có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm và lâu dài, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và khả năng vận động.  

Những trường hợp gãy xương đòn có thể nguy hiểm

  • Xương gãy lệch nhiều: Xương bị gãy và dịch chuyển ra xa khỏi vị trí ban đầu gây đau đớn, mất ổn định vùng vai, cánh tay và hạn chế khả năng lành tự nhiên của cơ thể. 
  • Xương gãy làm tổn thương mạch máu hoặc dây thần kinh: Xương đâm vào các mô mềm xung quanh như dây thần kinh và các mạch máu lớn. Điều này có thể gây mất máu nhanh chóng, mất cảm giác, yếu hoặc liệt tay.
  • Gây viêm hoặc biến dạng vĩnh viễn: Viêm xương dẫn đến hoại tử xương thường xảy ra do không điều trị kịp thời hoặc chăm sóc không đúng cách trong thời gian hồi phục. Ngoài ra, xương không lành đúng vị trí có thể bị biến dạng vĩnh viễn, không chỉ mất thẩm mỹ mà còn suy giảm chức năng vận động. 
Gãy xương đòn gây biến dạng da và có thể ảnh hưởng đến những mô mềm khác.

Biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị gãy xương đòn đúng cách

Nếu không điều trị kịp thời và đúng cách, gãy xương đòn có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như sau: [2]Broken collarbone – Symptoms and causes – Mayo Clinic. Truy cập 19/ 09/ 2029.
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/broken-collarbone/symptoms-causes/syc-20370311

  • Tổn thương thần kinh hoặc mạch máu: Đầu xương bị gãy, hoặc các mảnh xương vụn có thể đâm vào dây thần kinh hoặc mạch máu lân cận, dẫn đến tê hoặc lạnh ở cánh tay, bàn tay. Ngay khi nhận thấy triệu chứng này, bạn nên đến cơ sở y tế uy tín để kiểm tra và có phương án khắc phục phù hợp.
  • Xuất hiện cục u xương: Tại vị trí xương liền lại có thể hình thành một cục u. Cục u xương này nằm ngay dưới da, nên dễ nhận thấy bằng mắt thường hoặc khi chạm bằng tay. 
  • Viêm xương khớp: Trong trường hợp gãy xương đòn kèm tổn thương khớp nối xương đòn với xương bả vai hoặc xương ức, quá trình phục hồi có thể ảnh hưởng đến cấu trúc của khớp. Điều này làm tăng nguy cơ viêm khớp, cản trở khả năng vận động sau này. 
Gãy xương đòn nghiêm trọng ảnh hưởng đến khả năng vận động.
Gãy xương đòn nghiêm trọng ảnh hưởng đến khả năng vận động.

Những cách điều trị gãy xương đòn hiệu quả

Ngay sau chấn thương và có dấu hiệu gãy xương đòn, bạn nên đi khám bác sĩ để được kiểm tra chi tiết và có phương án điều trị phù hợp. 

Phương pháp điều trị không phẫu thuật 

Điều trị không phẫu thuật thường áp dụng với những chấn thương nhẹ, xương đòn có khả năng tự liền lại. Các phương pháp điều trị bảo tồn khi bị gãy xương đòn phổ biến bao gồm: [3]Broken collarbone – aftercare: MedlinePlus Medical Encyclopedia. Truy cập ngày 19/ 09/ 2024.
https://medlineplus.gov/ency/patientinstructions/000529.htm

  • Cố định bằng đai số 8: Đai số 8 hạn chế các cử động ở tay và vai, ngăn ngừa tác động lên xương đòn cho đến khi hồi phục hoàn toàn. 
  • Dùng nẹp: Đây là cách giúp xương thẳng hàng, liền đúng vị trí, ngăn chặn sự sai lệch trong quá trình lành xương. 
  • Chăm sóc tại nhà: Sau khi gãy xương đòn, bạn nên nghỉ ngơi, hạn chế vận động để tránh vết thương trở nên nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, bạn có thể chườm đá để giảm đau nhức, sưng tấy hoặc sử dụng thuốc giảm đau theo hướng dẫn của chuyên gia. 
Dùng thuốc giảm đau theo đúng chỉ định của bác sĩ để hạn chế tác dụng phụ nguy hiểm.
Dùng thuốc giảm đau theo đúng chỉ định của bác sĩ để hạn chế tác dụng phụ nguy hiểm.

Phương pháp điều trị phẫu thuật

Phẫu thuật thường được đề xuất trong các trường hợp như sau:

  • Xương gãy lệch xa khỏi vị trí bình thường, không có khả năng tự liền. 
  • Đầu xương gãy nằm sát dưới da, có nguy cơ cao chọc thủng da.
  • Gãy di lệch chồng ngắn trên 2 cm.
  • Mảnh xương gãy nằm ngang.
  • Xương gãy chèn ép các mô mềm xung quanh như: mạch máu, dây chằng, dây thần kinh… hoặc cấu trúc trung thất. 
  • Gãy thành nhiều mảnh xương vụn. 

Hiện nay, phẫu thuật gãy xương đòn thường được dùng là đặt đinh hoặc vít để cố định vị trí của xương. Ngoài ra, bác sĩ có thể loại bỏ xương thừa để hạn chế tổn thương cơ, dây thần kinh, mạch máu xung quanh.

Quá trình phục hồi sau phẫu thuật và chăm sóc hậu phẫu.

Việc chăm sóc hậu phẫu cũng vô cùng quan trọng giúp vết thương nhanh lành hơn:

  • Hạn chế vận động: Bạn hạn chế cử động vùng vai và cánh tay bên phía xương đòn vừa phẫu thuật trong vài tuần để xương được nghỉ ngơi và phục hồi.
  • Vệ sinh vết mổ: Bạn tham khảo tư vấn của bác sĩ để thay băng và vệ sinh vết mổ đúng cách, tránh nhiễm trùng.
  • Tái khám định kỳ: Tái khám theo lịch của chuyên gia để kiểm tra quá trình xương lành và can thiệp kịp thời nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào.
  • Vật lý trị liệu: Thực hiện các bài tập vật lý trị liệu với cường độ phù hợp để tăng cường sức mạnh cơ và duy trì độ linh hoạt của vai, cánh tay.
  • Chế độ dinh dưỡng: Ăn uống đủ chất, đặc biệt bổ sung thêm các sản phẩm giàu canxi và vitamin D để hỗ trợ quá trình phục hồi xương. 
Bổ sung thực phẩm giàu canxi để xương đòn hồi phục nhanh hơn.
Bổ sung thực phẩm giàu canxi để xương đòn hồi phục nhanh hơn.

Thời gian phục hồi sau khi gãy xương đòn

Thời gian phục hồi sau gãy xương đòn ở mỗi người là khác nhau, phụ thuộc vào một số yếu tố như sau:

  • Độ tuổi: Trẻ em đang trong giai đoạn phát triển nên xương có thể lành nhanh hơn, mất khoảng 3 – 6 tuần. Người trường thành mất khoảng 6 – 12 tuần. Trong khi đó, người già có thể mất nhiều thời gian hơn, thậm chí cần phải can thiệp y tế.
  • Mức độ nghiêm trọng của gãy xương: Xương không di chuyển quá xa vị trí ban đầu, không tổn thương khớp thường lành trong thời gian ngắn, khoảng 4 – 6 tuần. Nếu xương bị vỡ thành nhiều mảnh, lệch xa khỏi vị trí bình thường, ảnh hưởng đến mô mềm xung quanh có thể mất nhiều thời gian hơn để hồi phục, khoảng trên 3 tháng.
  • Tuân thủ phác đồ điều trị: Nếu điều trị và chăm sóc đúng cách theo chỉ định của bác sĩ, thời gian liền xương sẽ được rút ngắn. Ngược lại, nếu lơ là trong việc chăm sóc, xương có thể bị tổn thương trầm trọng hơn, thậm chí biến dạng. 

Mong rằng bài viết trên đã giúp bạn giải đáp thắc mắc “Gãy xương đòn có nguy hiểm không?”. Mời bạn truy cập website menacal.vn để biết thêm nhiều thông tin hữu ích liên quan đến sức khỏe. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào cần được giải đáp, bạn có thể liên hệ hotline 1900 636 985 để được chuyên gia tư vấn cụ thể.

References

References
1 Broken collarbone – NHS. Truy cập ngày 19/ 09/ 2024.
https://www.nhs.uk/conditions/broken-collarbone/
2 Broken collarbone – Symptoms and causes – Mayo Clinic. Truy cập 19/ 09/ 2029.
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/broken-collarbone/symptoms-causes/syc-20370311
3 Broken collarbone – aftercare: MedlinePlus Medical Encyclopedia. Truy cập ngày 19/ 09/ 2024.
https://medlineplus.gov/ency/patientinstructions/000529.htm