Gãy xương bàn chân

Gãy xương bàn chân: Những điều cơ bản cần nắm rõ

02/12/2024 25 lượt xem

Bàn chân có chức năng chống đỡ trọng lượng của cơ thể, do đó gãy xương bàn chân là chấn thương nghiêm trọng có thể để lại di chứng nặng nề nếu không được điều trị đúng cách. Bài viết sau của Menacal sẽ giúp bạn biết thêm những thông tin liên quan về tình trạng gãy xương bàn chân và cách phòng ngừa hiệu quả.

Gãy xương bàn chân là gì?

Cấu tạo của xương bàn chân được chia thành ba nhóm bao gồm: Các xương cổ chân, xương đốt bàn chân và xương đốt ngón chân. 

Bàn chân giữ vai trò quan trọng với chức năng của toàn bộ chi dưới, giúp nâng đỡ trọng lượng của cơ thể khi đứng, đi lại, chạy nhảy và giữ cho cơ thể thăng bằng. Tổn thương ở bất cứ phần nào của bàn chân đều gây đau đớn và làm giảm khả năng thực hiện các sinh hoạt hàng ngày, giảm chất lượng cuộc sống.

Gãy xương bàn chân là tình trạng làm tổn thương các xương ở bàn chân với một hay nhiều xương trong bàn chân bị nứt, gãy ở nhiều mức độ từ các vết nứt nhỏ cho tới tình trạng đầu xương gãy đâm xuyên ra bên ngoài da.

Gãy xương bàn chân là tình trạng một hay nhiều xương trong bàn chân bị nứt gãy
Gãy xương bàn chân là tình trạng một hay nhiều xương trong bàn chân bị nứt gãy

Nguyên nhân gây gãy xương bàn chân

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng tổn thương xương bàn chân, được chia ra làm chấn thương trực tiếp và chấn thương do vận động.

Nguyên nhân thường gặp

Nguyên nhân gây ra tình trạng chấn thương xương bàn chân sẽ tùy thuộc vào từng tình huống khác nhau và được chia ra thành nhóm nguyên nhân như sau: [1]Broken foot. Truy cập ngày 25/11/2025.
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/broken-foot/symptoms-causes/syc-20355492

Chấn thương trực tiếp

  • Tai nạn: Nguyên nhân gãy xương bàn chân phổ biến nhất là do tai nạn, có thể là tai nạn giao thông, tai nạn lao động.. Khiến cho xương bàn chân bị gãy, dập nát và cần được cấp cứu sớm nhất có thể.
  • Té ngã: Tẽ ngã từ độ cao lớn xuống đất với bàn chân tiếp đất đầu tiên cũng có nguy cơ cao làm tổn thương xương bàn chân.
  • Va đập: Bàn chân chịu tác động mạnh, đột ngột từ vật cứng như thanh sắt, gậy gỗ.. cũng dễ gây xảy ra tình trạng bị gãy xương.

Chấn thương do vận động

  • Sai tư thế khi chơi thể thao: Tập luyện thể thao sai tư thế cũng làm tăng cao nguy cơ bị gãy xương bàn chân.
  • Luyện tập quá sức: Tần suất vận động tăng đột ngột khiến cơ và xương chưa có thời gian thích nghi nên dễ bị nứt, vỡ hay thậm chí bị gãy xương.
Tập luyện thể thao sai tư thế cũng có thể làm xương bàn chân bị gãy
Tập luyện thể thao sai tư thế cũng có thể làm xương bàn chân bị gãy

Nguyên nhân bệnh lý

Một số nguyên nhân bệnh lý như các bệnh lý về xương khớp, loãng xương.. cũng có thể làm tăng nguy cơ bị gãy xương bàn chân.

Những đối tượng dễ bị tổn thương

Mọi đối tượng đều có nguy cơ bị tổn thương xương bàn chân, tuy nhiên những đối tượng có nguy cơ cao dễ bị gãy xương gồm:

  • Người chơi thể thao cường độ cao: Những người chơi thể thao hay thi đấu những môn thể thao có cường độ luyện tập, di chuyển cao như đá bóng, chạy bộ cũng dễ bị tổn thương.
  • Người lớn tuổi: Những người cao tuổi đặc biệt là người bị loãng xương có nhiều nguy cơ bị gãy xương hơn bình thường.

Triệu chứng của gãy xương bàn chân

Dấu hiệu gãy xương bàn chân có thể nhận biết dễ dàng như dưới đây.

Dấu hiệu phổ biến

Để biết được bạn có bị gãy xương không, dưới đây là một số dấu hiệu gãy xương bàn chân cần lưu ý: [2]Broken Foot. Truy cập ngày 25/11/2025.
https://www.webmd.com/a-to-z-guides/broken-foot

  • Đau nhức dữ dội: Bị đau nhức tại vùng bị chấn thương và đau tăng lên khi vận động. Đây là triệu chứng thường gặp đầu tiên, mức độ đau nặng hay nhẹ sẽ phụ thuộc vào độ rách của màng xương.
  • Sưng tấy, bầm tím: Sưng tấy và bầm tím là dấu hiệu của sự tổn thương phần mềm. Mức độ tổn thương càng nghiêm trọng thì mức độ sưng nề và bầm tím càng tăng.
  • Biến dạng, khó vận động bàn chân: Người bị gãy xương bàn chân có di lệch thường gây ra biến dạng, lệch trục, ngắn chi ở vùng chi bị gãy. 
  • Nghe thấy tiếng “rắc” khi chấn thương: Vào thời điểm bị gãy xương, người bệnh có thể nghe thấy tiếng “rắc” hoặc cảm thấy đau khi ấn vào, chạm hay cử động.
Dấu hiệu dễ nhận biết khi bị gãy xương bàn chân là tình trạng sưng tấy, bầm tím
Dấu hiệu dễ nhận biết khi bị gãy xương bàn chân là tình trạng sưng tấy, bầm tím

Phân biệt với bong gân

Tình trạng gãy xương bàn chân và bong gân có thể phân biệt qua một số điểm như sau đây:

Bong gân Gãy xương bàn chân
  • Vị trí bị thương sưng đỏ và ngày một to lên
  • Cảm giác đau buốt ngày một rõ ràng hơn.
  • Vị trí bị bong gân thường ở khớp tay, khớp gối, khớp chân.
  • Khớp lỏng lẻo và khó cử động.
  • Vị trí xương gãy sưng lên, tím bầm, đau buốt.
  • Khi gãy nghe thấy tiếng “rắc” của xương.
  • Có thể thấy phần đầu xương chọc ra ngoài, chảy máu.
  • Không thể cử động được.

Cách chẩn đoán gãy xương bàn chân

Việc chẩn đoán sớm và đúng cách sẽ giúp xác định được mức độ tổn thương để đưa ra liệu trình phù hợp, giúp người bệnh phục hồi nhanh chóng và giảm nguy cơ gặp các biến chứng về sau. Các phương pháp chẩn đoán gồm có: [3]Foot Fractures. Truy cập ngày 25/11/2025.
https://www.msdmanuals.com/home/injuries-and-poisoning/fractures/foot-fractures

  • Khám lâm sàng: Thăm khám lâm sàng nhằm phát hiện triệu chứng điển hình của tình trạng gãy xương và khả năng vận động, dựa vào tuổi tác và các xét nghiệm cận lâm sàng để đưa ra phác đồ điều trị.
  • Chụp X-quang: Là phương pháp phổ biến nhất để kiểm tra hình ảnh gãy xương. Phương pháp này sẽ tạo ra hình ảnh hai chiều về xương, làm lộ ra các vết gãy hay các tổn thương khác, xác định vị trí gãy.
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT scan): Phương pháp này sẽ tạo ra các lát cắt chi tiết của xương, thường được sử dụng khi nghi ngờ tình trạng gãy xương phức tạp hoặc bị tổn thương mô mềm.
  • Cộng hưởng từ (MRI): Là biện pháp dùng từ trường mạnh tạo ra hình ảnh chi tiết của xương, thường được sử dụng để chẩn đoán tình trạng rạn xương, gãy xương.

Điều trị gãy xương bàn chân

Điều trị gãy xương bàn chân có thể sử dụng biện pháp điều trị không phẫu thuật hoặc dùng biện pháp phẫu thuật tùy vào từng trường hợp bị tổn thương như sau.

Điều trị không phẫu thuật

Một số biện pháp điều trị không phẫu thuật gãy xương bàn chân gồm có:

  • Sử dụng đai, nẹp cố định: Dùng thanh nẹp cố định một bên của xương gãy và thường được sử dụng để điều trị gãy xương kín.
  • Bó bột: Bột làm từ thạch cao hay sợ thủy tinh đúc, bao bọc toàn bộ khu vực xương gãy. Bó bột thường được dùng cho trường hợp cần bất động trong nhiều tuần liền.

Trong quá trình chăm sóc hồi phục khi bị gãy xương, người bệnh cần nghỉ ngơi và hạn chế mọi cử động liên quan tới cổ – bàn chân để xương liền lại. Lưu ý đặt bàn chân ở vị trí cao hơn tim để hạn chế lưu lượng máu tới chân và hỗ trợ dòng máu từ chân về tim để ngăn ngừa sưng nề.

Dùng biện pháp bó bột điều trị gãy xương kín
Dùng biện pháp bó bột điều trị gãy xương kín

Điều trị phẫu thuật

Các biện pháp điều trị phẫu thuật thường được áp dụng với trường hợp gãy xương phức tạp, bị biến dạng hay bị tổn thương nghiêm trọng. 

Các bác sĩ sẽ cố định xương bằng đinh, ốc vít, phẫu thuật nối lại mạch máu, dây chằng, dây thần kinh bị tổn thương. Sau khi xương đã liền ổn định, người bệnh sẽ trải qua một cuộc phẫu thuật để loại bỏ các dụng cụ cố định này.

Phục hồi chức năng sau điều trị

Trong quá trình điều trị gãy xương, người bệnh sẽ cần bất động trong khoảng thời gian từ 4-6 tuần để xương liền lại. Thời gian này người bệnh có thể gặp một số biến chứng như bị teo cơ, cứng khớp. Do đó, tập vật lý trị liệu khi xương đã liền ổn định với các bài tập vận động sẽ giúp cơ khớp, gân và dây chằng sớm hoạt động trở lại bình thường.

Ngoài ra, người bệnh cũng cần chú ý nhiều hơn tới chế độ dinh dưỡng hàng ngày để xương bàn chân bị gãy mau lành lại. Một số dưỡng chất trong các loại thực phẩm tốt cho quá trình phục hồi và liền xương gồm có:

  • Kẽm: Thường có nhiều trong cá biển, ngũ cốc, hải sản, giá đỗ…
  • Phốt pho: Là thành phần của lòng đỏ trứng gà, phô mai, gan bò, yến mạch…
  • Magie: Có trong cá thu, cá chép, tôm, sữa, ngũ cốc…
  • Axit folic: Dưỡng chất này có trong các loại trái cây như cam, chuối, quýt…
  • Canxi: Có nhiều trong sữa, cá hồi, cá mòi, bắp cải…

Người bệnh bị chấn thương xương bàn chân cần được bổ sung một lượng lớn canxi để quá trình hồi phục xương diễn ra nhanh chóng. Do chế độ ăn uống hàng ngày có thể không cung cấp đủ canxi, người bệnh có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ để dùng thêm viên uống canxi.

Tăng cường thực phẩm giàu canxi để giúp xương bàn chân mau lành
Tăng cường thực phẩm giàu canxi để giúp xương bàn chân mau lành

Phòng ngừa gãy xương bàn chân

Để phòng ngừa bị gãy xương bàn chân, dưới đây là một số mẹo bạn có thể tham khảo:

  • Mang giày phù hợp khi chơi thể thao hoặc đi bộ đường dài với địa hình gồ ghề.
  • Sử dụng đồ bảo hộ khi cần tham gia các hoạt động nguy hiểm. Cần loại bỏ giày ngay khi đế hoặc gót giày đã mòn, hoặc nếu độ mòn của giày không đều ở hai bên.
  • Xây dựng một chế độ dinh dưỡng giàu canxi và vitamin D với các thực phẩm như sữa, rau lá xanh, đậu phụ.. Hoặc tăng cường thêm thực phẩm chức năng nếu cần thiết.
  • Luyện tập thể dục thể thao điều độ để tăng cường sức mạnh xương khớp và các cơ.
  • Dọn dẹp đồ đạc lộn xộn trong nhà để không bị vấp ngã.

Với những thông tin trong bài viết trên, hy vọng bạn đã biết thêm nhiều thông tin hữu ích về tình trạng gãy xương bàn chân, các dấu hiệu nhận biết và điều trị gãy xương thế nào. Bạn hãy truy cập vào website menacal.vn để biết thêm nhiều thông tin chi tiết và nếu có bất kỳ thắc mắc nào, bạn có thể liên hệ tới hotline 1900 636 985 để nhận được tư vấn từ các chuyên gia. 

References