Gãy xương bàn chân số 5 là chấn thương khá phổ biến, đặc biệt là ở người hoạt động thể thao hoặc phải đi lại liên tục. Việc điều trị và phục hồi thường mất nhiều thời gian, cản trở các hoạt động hàng ngày. Vậy gãy xương bàn chân số 5 bó bột bao lâu? Cùng Menacal giải đáp thắc mắc thông qua bài viết dưới đây nhé!
Xương bàn chân số 5 là gì?
Trước khi trả lời câu hỏi “Gãy xương bàn chân số 5 bó bột bao lâu?”, mời các bạn tìm hiểu một số thông tin cơ bản liên quan đến tình trạng này:
Vị trí của xương bàn chân số 5
Xương nằm ở rìa ngoài của bàn chân, kéo dài từ cổ chân đến ngón chân út. Vai trò chính là phân bổ lực, duy trì sự cân bằng và ổn định của bàn chân trong quá trình đi bộ, chạy, nhảy hoặc thực hiện bất kỳ hoạt động nào. [1]Fifth Metatarsal. Truy cập ngày 23/ 11/ 2024.
https://theskeletalsystem.org/fifth-metatarsal.html
Nguyên nhân gây gãy xương bàn chân số 5
- Chấn thương do va đập mạnh: Thường xảy ra khi vật nặng rơi trúng; ngã từ trên cao xuống, ngã do mất thăng bằng; bị đè nén hoặc ép mạnh xuống mặt đường trong tai nạn giao thông…
- Tai nạn thể thao: Bị dẫm, va chạm mạnh ở mép bàn chân, chuyển hướng đột ngột gây xoắn chân, làm xương bị căng và nứt gãy trong một số môn thể thao như bóng đá, bóng rổ, tennis…
- Vận động quá sức: Tập luyện cường độ cao, lặp đi lặp lại trong thời gian dài gây ra các vết nứt nhỏ trong xương.
- Mang giày không phù hợp: Sử dụng giày quá chật, không phù hợp với loại hình vận động, không hỗ trợ tốt tạo áp lực lớn lên xương.
Gãy xương bàn chân số 5 bó bột bao lâu?
Vậy gãy xương bàn chân số 5 bó bột bao lâu? Thời gian bó bột trung bình kéo dài trong khoảng 6 – 8 tuần và phụ thuộc vào một số yếu tố như sau: [2]5th Metatarsal Fractures. Truy cập ngày 23/ 11/ 2024. … Continue reading
Các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian bó bột
- Mức độ gãy: Người bệnh phục hồi nhanh chóng trong trường hợp nứt xương nhẹ. Nếu xương bị gãy hoàn toàn hoặc lệch xương, thời gian bó bột có thể kéo dài và đôi khi cần can thiệp y tế nhiều hơn.
- Độ tuổi và khả năng tái tạo xương: Người trẻ tuổi có mật độ xương cao, khả năng tái tạo và phục hồi nhanh chóng. Trong khi đó, người cao tuổi, đặc biệt là người bị loãng xương, thời gian bó bột dài hơn và cần chăm sóc cực kỳ cẩn thận.
- Chế độ chăm sóc và dinh dưỡng: Nếu bổ sung đủ chất bao gồm canxi, vitamin D và protein, cũng như tuân thủ chỉ định của bác sĩ về vận động, thời gian tái khám, sử dụng thuốc thì quá trình phục hồi sẽ được rút ngắn.
Trường hợp nào cần phẫu thuật?
Hầu hết các trường hợp gãy xương bàn chân số 5 ở phần cuối của xương, gần mắt cá chân thường được điều trị bằng cách bó bột, dùng nạng hoặc ủng đi bộ.
Khi xương bị dịch chuyển phức tạp, gãy nhiều lần hoặc phương pháp điều trị bảo tồn như bó bột không thành công, bác sĩ thường yêu cầu phẫu thuật để quá trình lành vết thương diễn ra nhanh hơn.
Ngoài ra, phẫu thuật còn được chỉ định trong trường hợp gãy xương cấp tính ở gần hành xương (gãy xương Jones), chủ yếu xảy ra ở các vận động viên. Nguyên nhân là do khả năng lưu thông máu ở vùng này tương đối kém khiến các vết nứt gãy khó lành. Thời gian phục hồi sau phẫu thuật gãy xương bàn chân số 5 thường lâu hơn, khoảng 8 – 12 tuần.
Gãy xương bàn chân số 5 không bó bột có được không?
Trong một số trường hợp, gãy xương bàn chân số 5 KHÔNG CẦN phải bó bột.
Trường hợp có thể không cần bó bột
- Gãy xương nhẹ, không di lệch: Xương vẫn ở đúng vị trí, không gãy phức tạp, có thể tự lành mà không cần cố định quá chặt chẽ.
- Sử dụng các phương pháp cố định khác: Bác sĩ có thể đề xuất sử dụng nẹp hoặc ủng đi bộ để hỗ trợ xương nằm đúng vị trí, đồng thời giảm áp lực lên bàn chân và bảo vệ vết gãy. [3]Fractures of the 5th Metatarsal Bone. Ngày truy cập 2/12/2024.
https://www.msdmanuals.com/professional/injuries-poisoning/fractures/fractures-of-the-5th-metatarsal-bone
Rủi ro khi không bó bột trong trường hợp cần thiết
- Biến dạng xương: Xương bị di lệch, có hình dạng không tự nhiên, cong vẹo vĩnh viễn, không ổn định hoàn toàn và có khả năng tái gãy cao.
- Đau mãn tính: Xương không được cố định, phục hồi sai vị trí có thể làm tổn thương dây chằng, gân, cơ xung quanh, kích thích các đầu dây thần kinh. Đây là nguyên nhân dẫn đến các cơn đau nhức kéo dài, đau khi vận động.
- Hạn chế vận động: Xương lành sai cách thường kém linh hoạt, khiến việc giữ thăng bằng và di chuyển gặp nhiều khó khăn. Điều này cản trở bạn tham gia các môn thể thao tác động lực mạnh vào chân như chạy, bóng đá, tennis… hoặc các công việc đòi hỏi phải đứng lâu.
- Tăng nguy cơ mắc các biến chứng liên quan đến khớp: Xương bị lệch và không khớp với các bộ phận xung quanh dẫn đến ma sát không mong muốn giữa các khớp, gây viêm khớp, thoái hoá khớp.
Phòng ngừa gãy xương bàn chân số 5
Để hạn chế tình trạng gãy xương bàn chân số 5, bạn lưu ý những vấn đề sau:
- Sử dụng giày vừa với bàn chân, phù hợp với từng bộ môn thể thao, có khả năng hỗ trợ tốt, độ bám cao để giảm thiểu rủi ro trượt ngã, áp lực lên chân và nguy cơ chấn thương.
- Tránh đi lại, chạy nhảy hoặc các hoạt động khác trên bề mặt ướt, trơn trượt.
- Duy trì chế độ dinh dưỡng đủ canxi, vitamin D và protein để xương luôn chắc khoẻ.
- Vận động thường xuyên tăng cường sức mạnh của xương khớp.
- Chú ý khi tham gia giao thông và hoạt động hàng ngày để tránh va đập, té ngã.
Mong rằng bài viết trên đã cung cấp thông tin chi tiết giúp bạn giải đáp thắc mắc: “Gãy xương bàn chân số 5 bó bột bao lâu?”. Mời bạn truy cập website menacal.vn để biết thêm nhiều thông tin hữu ích liên quan đến sức khỏe. Nếu có bất kỳ câu hỏi nào chưa được giải đáp, bạn có thể liên hệ tới hotline 1900 636 985 để nhận được tư vấn từ các chuyên gia.
References
↑1 | Fifth Metatarsal. Truy cập ngày 23/ 11/ 2024. https://theskeletalsystem.org/fifth-metatarsal.html |
---|---|
↑2 | 5th Metatarsal Fractures. Truy cập ngày 23/ 11/ 2024. https://www.massgeneral.org/orthopaedics/sports-medicine/conditions-and-treatments/5th-metatarsal-injuries#:~:text=Khi%20n%C3%A0o%20g%C3%A3y,tr%C3%AD%20mong%20mu%E1%BB%91n |
↑3 | Fractures of the 5th Metatarsal Bone. Ngày truy cập 2/12/2024. https://www.msdmanuals.com/professional/injuries-poisoning/fractures/fractures-of-the-5th-metatarsal-bone |