gay-xuong-ba-vai-bao-lau-thi-lanh

Chuyên gia giải đáp: Gãy xương bả vai bao lâu thì lành?

08/04/2025 22 lượt xem

Gãy xương bả vai là một trong những chấn thương phổ biến và thời gian gãy xương bả vai bao lâu thì lành cũng là vấn đề được nhiều người quan tâm. Để tìm hiểu rõ hơn về tình trạng gãy xương bả vai và thời gian lành xương thế nào, bạn hãy đọc ngay bài viết sau của Menacal.

Tổng quan về gãy xương bả vai

Xương bả vai là một trong ba xương cấu tạo nên khớp vai. Trước khi tìm hiểu “gãy xương bả vai bao lâu thì lành”, bạn cần hiểu rõ cấu trúc xương bả vai thế nào.

Xương bả vai là gì? Cấu trúc và chức năng

Xương bả vai là một xương dẹt, có hình tam giác nằm ở phần sau của vai và nối giữa xương cánh tay với xương đòn. Các vấn đề về xương bả vai sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống hàng ngày vì đôi tay là phận được sử dụng nhiều nhất.

Cấu trúc của xương bả vai được chia thành các phần chính như sau:

  • Gai vai: Phần nhô ra ở mặt sau và có vai trò như một điểm tựa quan trọng.
  • Ổ chảo: Ổ khớp với xương cánh tay, giúp khớp vai hoạt động linh hoạt.
  • Mỏm cùng vai và mỏm quạ: Có tác dụng giúp ổn định khớp vai và liên kết với cơ bắp xung quanh.

Xương bả vai cùng với xương đòn và xương cánh tay tạo thành khớp vai, cho phép tay vận động linh hoạt và phức tạp, thực hiện được các động tác khó. Xương bả vai cũng là nơi bám của nhiều cơ quan trọng để nâng, xoay và ổn định vai, giúp bảo vệ các cấu trúc thần kinh ở mạch máu và vai. [1]Scapula (Shoulder Blade). Truy cập ngày 5/4/2025.
https://my.clevelandclinic.org/health/body/scapula-shoulder-blade

Xương bả vai là một trong ba xương tạo thành khớp vai và giúp tay vận động linh hoạt
Xương bả vai là một trong ba xương tạo thành khớp vai và giúp tay vận động linh hoạt

Gãy xương bả vai là gì? Phân loại

Gãy xương bả vai là tình trạng nứt hay gãy ở nhiều vị trí ở trên xương bả vai. Theo bác sĩ, các bộ phận của xương bả vai có thể bị gãy gồm có:

  • Gãy thân xương: Đây là phần có diện tích lớn nhất của xương bả vai và là phần bị gãy hầu hết trong các trường hợp. Gãy thân xương ít di lệch do có nhiều cơ bao xung quanh.
  • Gãy cổ xương: Gãy cổ xương bả vai xảy ra nhiều thứ 2 trong các trường hợp bị gãy xương bả vai. Đây là phần hẹp nối giữa ổ chảo và thân xương.
  • Gãy ổ chảo: Gãy ổ chảo là nơi tiếp xúc của xương bả vai với xương cánh tay, là trường hợp gãy xương hiếm gặp hơn.
  • Gãy mỏm cùng vai: Gãy mỏm cùng vai là gãy ở phần nhô lên phía sau xương bả vai và là nơi kết nối với xương đòn. Vị trí gãy này hiếm khi nghiêm trọng.
  • Gãy mỏm quạ: Mỏm quạ là phần mỏm xương nhô ra phía trước, là nơi bám của nhiều cơ và dây chằng. Gãy mỏm quạ rất hiếm gặp và có thể đi kèm với tổn thương khác ở vai.

Nguyên nhân phổ biến gây gãy xương bả vai

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng gãy xương bả vai, chủ yếu gồm các nguyên nhân như sau đây:

  • Chấn thương trực tiếp mạnh: Là nguyên nhân phổ biến nhất gây gãy xương bả vai, do tai nạn giao thông, ngã đập vai xuống đất, va đập mạnh trong khi chơi thể thao.. gây ra.
  • Chấn thương gián tiếp: Thường là trường hợp gãy do ngã chống tay hay khuỷu tay xuống đất. Lúc này lực truyền đến từ bàn tay đến cánh tay, lan tới vai và xương bả vai gây gãy.
  • Gãy xương dạng stress (Stress fracture): Là dạng gãy xương bả vai do quá trình lặp đi lặp lại lên xương thay vì bị gãy một cách đột ngột. Gãy xương dạng stress hiếm gặp hơn và thường thấy ở vận động viên chuyên nghiệp hoặc người nâng tạ sai kỹ thuật..

Triệu chứng nhận biết tình trạng gãy xương bả vai

Một số triệu chứng cho thấy bạn có thể bị gãy xương bả vai gồm có: [2]Scapular Fracture. Truy cập ngày 5/4/2025.
https://www.physio-pedia.com/Scapular_Fracture

  • Bị đau cục bộ khi nghỉ ngơi.
  • Cảm giác đau dữ dội khi cử động cánh tay.
  • Bị sưng xung quanh vùng phía sau vai.
  • Bị bầm tím nghiêm trọng, trầy xước xung quanh vùng tím.
  • Không thể nâng cánh tay lên.
  • Vai bị phẳng, bị biến dạng.
  • Cảm thấy đau khi thở do chấn thương thành ngực liên quan.
  • Bị tê, ngứa ran hay lạnh cánh tay do bị thiếu máu.
  • Có tiếng kêu răng rắc và có tiếng nổ lách tách ở cuối các chuyển động khớp vai.
Gãy xương bả vai gây đau dữ dội khi cử động cánh tay

Tìm hiểu bị gãy xương bả vai bao lâu thì lành?

Gãy xương bả vai là chấn thương khá phổ biến, tuy nhiên nhiều người cũng băn khoăn về thời gian lành xương ở bộ phận này. Vậy khi bị  gãy xương bả vai bao lâu thì lành?

Trường hợp gãy xương bả vai không di lệch hoặc di lệch ít cần khoảng từ 6-12 tuần để liền xương cơ bản. Thời gian để xương đạt độ vững chắc hoàn toàn và phục hồi đầy đủ các chức năng có thể kéo dài khoảng từ 3-6 tháng hoặc thậm chí lâu hơn tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Tuy nhiên bạn cần lưu ý đây chỉ là con số ước tính, thời gian lành xương thực tế sẽ khác nhau tùy thuộc vào từng người.

Các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian lành xương bả vai

Thời gian lành xương bả vai cũng bị tác động bởi nhiều yếu tố khác nhau, cụ thể như sau.

Mức độ nghiêm trọng và vị trí gãy xương bả vai

Ở những trường hợp gãy xương đơn giản, không di lệch sẽ lành xương nhanh hơn tình trạng gãy phức tạp, có di lệch, đa mảng. Nếu gãy ổ chảo (khớp vai) có thể cần can thiệp phẫu thuật và có thời gian phục hồi lâu hơn, nguy cơ bị cứng khớp cũng cao hơn.

Phương pháp điều trị

Tùy thuộc vào phương pháp điều trị gãy xương mà thời gian lành xương bả vai cũng khác nhau:

  • Điều trị bảo tồn (bất động bằng đai/nẹp): Người bệnh sẽ phải đeo dây đai hoặc nẹp giữ vai ổn định cho tới khi xương lành lại. Thời gian lành xương khoảng từ 6-12 tuần.
  • Phẫu thuật (cố định xương bằng nẹp nít): Người bệnh được thực hiện phẫu thuật và sử dụng đinh vít để định hình xương chuẩn, cố định xương.Thời gian liền xương sinh học vẫn tương tự

Tuổi tác

Gãy xương bả vai ở người trẻ tuổi có tốc độ lành xương nhanh hơn do xương có cốt mạc liên tục hình thành xương mới, được cung cấp máu dồi dào để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phục hồi hơn ở người cao tuổi.

Người trẻ tuổi bị gãy xương bả vai nhanh lành hơn so với người cao tuổi
Người trẻ tuổi bị gãy xương bả vai nhanh lành hơn so với người cao tuổi

Tình trạng sức khỏe tổng quát

Người bị bệnh lý mãn tính như bị tiểu đường, loãng xương, bệnh mạch máu có thể làm chậm lại quá trình lành xương. Bên cạnh đó, việc thiếu hụt các chất dinh dưỡng đặc biệt là các khoáng chất tốt cho xương như protein, canxi, vitamin D cũng ảnh hưởng tiêu cực tới quá trình hồi phục.

Mức độ tuân thủ điều trị và phục hồi chức năng

Bất động đúng cách (đeo đai, nẹp, bó bột đúng thời gian), uống đủ thuốc và tái khám đúng hẹn sẽ giúp xương lành nhanh hơn và giảm biến chứng như can lệch xương. Ngoài ra, tập phục hồi chứng năng đúng sẽ giúp tăng lưu thông  máu và thúc đẩy tạo xương mới, phòng tránh tình trạng xương bị cứng, yếu, đau khi vận động

Thói quen sinh hoạt

Việc hút thuốc lá, uống rượu bia quá mức cũng là yếu tố ảnh hưởng tới quá trình liền xương bởi nicotine và chất độc trong khói thuốc sẽ làm co mạch máu, giảm oxy tới vùng xương gãy, ức chế hoạt động của tế bào xương. Trong khi uống rượu bia quá nhiều sẽ làm xương yếu đi, lượng canxi và vitamin D hấp thu kém, ngăn cản quá trình hình thành xương mới.

Tổn thương kèm theo

Gãy xương bả vai do chấn thương mạnh cũng thường đi kèm với các tổn thương khác như gãy xương, tổn thương phổi, tổn thương đám rối thần kinh cánh tay… ảnh hưởng tới quá trình hồi phục xương tổng thể.

Điều trị và phục hồi gãy xương bả vai như thế nào?

Sau khi đã biết thời gian gãy xương bả vai bao lâu thì lành, bạn cần lưu ý một số điều sau khi thực hiện điều trị và phục hồi xương bả vai.

Điều trị gãy xương bả vai

Điều trị gãy xương bả vai chủ yếu sử dụng phương pháp điều trị bảo tồn. Các bác sĩ sẽ chụp X-quang xác định vị trí gãy xương và sau đó sử dụng nẹp cố định bả vai của người bệnh để xương tự lành sau một khoảng thời gian.

Cách điều trị bằng phẫu thuật chỉ được chỉ định trong một số trường hợp như bị gãy phạm khớp, di lệch nhiều ảnh hưởng cơ chế vai.

Hầu hết điều trị gãy xương bả vai sử dụng phương pháp điều trị bảo tồn đeo đai
Hầu hết điều trị gãy xương bả vai sử dụng phương pháp điều trị bảo tồn đeo đai

Chăm sóc và phục hồi chức năng

Chăm sóc sau phẫu thuật sẽ giúp xương mau lành lại và tránh các biến chứng. Bạn cần lưu ý một số điều sau đây:

  • Vùng vai sau khi được phẫu thuật sẽ được băng lại và cánh tay sẽ được đeo đai để hỗ trợ nâng đỡ vai.
  • Nên chườm đá để làm giảm sưng và đau nhức.
  • Cần giữ cho vết mổ trong điều kiện sạch sẽ và khô ráo.
  • Người bệnh cần thực hiện chế độ dinh dưỡng lành mạnh, không hút thuốc lá, không uống rượu ít nhất trong khoảng thời gian chữa bệnh và sử dụng thuốc theo chỉ định.

Người bệnh cũng cần tập phục hồi chức năng sau phẫu thuật với các bài tập vật lý trị liệu để cải thiện phạm vi chuyển động của khớp vai. Nên bắt đầu tập cử động vai trong tuần đầu tiên sau khi chấn thương để giảm nguy cơ bị cứng vai và khuỷu tay và cần tập liên tục cho tới khi vai có thể cử động hoàn toàn trở lại.

Chế độ dinh dưỡng hỗ trợ làm lành xương

Khi bị gãy xương bả vai, cơ thể cần được bổ sung nhiều dưỡng chất để tái tạo mô xương, giảm viêm cũng như giúp phục hồi nhanh chóng hơn. Các nhóm chất quan trọng cần bổ sung như sau:

  • Protein: Là nền tảng xây dựng mô xương, giúp sản sinh collagen và mô mềm bao quanh xương. Bạn nên ăn nhiều các thực phẩm chứa protein như thịt, cá, trứng, sữa, đậu nành…
  • Canxi: Là thành phần chính cấu tạo nên xương, hình thành xương mới. Thực phẩm giàu canxi gồm có sữa, phô mai, cải bó xôi, hạnh nhân, cá..
  • Vitamin D: Là loại vitamin hỗ trợ tăng hấp thu canxi vào cơ thể với các thực phẩm bổ sung lượng lớn vitamin D gồm cá hồi, trứng, sữa..
  • Vitamin C: Có tác dụng thúc đẩy collagen và giúp xương vững chắc hơn. Nguồn thực phẩm giàu vitamin C gồm có cam, bưởi, ổi, ớt chuông, dâu tây..
  • Vitamin K: Là chất hỗ trợ khoáng hóa xương, giúp canxi gắn vào xương hiệu quả. Nguồn thực phẩm giàu vitamin K từ các loại rau màu xanh thẫm như cải xoăn, bông cải xanh, rau bina..
  • Kẽm và Magie: Là các khoáng chất giúp xương chắc khỏe, giúp tạo các tế bào xương và hỗ trợ chuyển hóa canxi vào xương. Thực phẩm giàu kẽm và magie gồm thịt đỏ, hàu, ngũ cốc nguyên hạt, chuối…

Trong quá trình bổ sung dinh dưỡng, bạn vẫn cần uống đủ nước để duy trì tuần hoàn máu, cung cấp dinh dưỡng tốt tới vùng xương bị tổn thương nhanh chóng. [3]A Healing Diet After Bone Fracture. Truy cập ngày 5/4/2025.
https://www.webmd.com/osteoporosis/osteo-fracture-diet

Bổ sung các thực phẩm giàu dinh dưỡng hỗ trợ liền xương nhanh chóng
Bổ sung các thực phẩm giàu dinh dưỡng hỗ trợ liền xương nhanh chóng

Các biến chứng có thể gặp sau gãy xương bả vai

Nếu bị gãy xương bả vai không được phát hiện và điều trị kịp thời thì bạn có nguy cơ gặp phải những biến chứng như sau:

  • Cứng khớp vai
  • Can lệch
  • Không liền xương
  • Khớp giả
  • Tổn thương thần kinh hay mạch máu
  • Viêm khớp sau chấn thương
  • Hội chứng đau vùng phức tạp (CRPS)
  • Nhiễm trùng

Thời gian gãy xương bả vai bao lâu thì lành sẽ tùy thuộc vào mức độ tổn thương và tình trạng sức khỏe của người bệnh. Tuy nhiên để phục hồi hoàn toàn chức năng và tránh các biến chứng xảy ra, người bệnh cần tuân thủ đúng phác đồ điều trị và kết hợp với chế độ dinh dưỡng hợp lý, tập phục hồi chức năng đúng cách. Nếu bạn cần biết các thông tin khác hay cần giải đáp các vấn đề liên quan về gãy xương bả vai, hãy truy cập vào website menacal.vn hay liên hệ tới đường dây nóng số 1900 636 985.

References

References
1 Scapula (Shoulder Blade). Truy cập ngày 5/4/2025.
https://my.clevelandclinic.org/health/body/scapula-shoulder-blade
2 Scapular Fracture. Truy cập ngày 5/4/2025.
https://www.physio-pedia.com/Scapular_Fracture
3 A Healing Diet After Bone Fracture. Truy cập ngày 5/4/2025.
https://www.webmd.com/osteoporosis/osteo-fracture-diet