Gãy xương bàn chân là một trong những chấn thương phổ biến, gây đau đớn và ảnh hưởng đến khả năng vận động. Mời độc giả cùng Menacal nhận biết các dấu hiệu gãy xương bàn chân kịp thời để có biện pháp xử lý và điều trị phù hợp, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm.
Giải phẫu xương bàn chân
Xương bàn chân người có cấu trúc phức tạp bao gồm nhiều xương nhỏ với các chức năng khác nhau
Định nghĩa gãy xương bàn chân
Gãy xương bàn chân xảy ra khi một hoặc nhiều xương trong cấu trúc của xương bàn chân bị nứt hoặc gãy do tác động mạnh hoặc chấn thương kéo dài. Trong nhiều trường hợp, dấu hiệu nứt xương bàn chân ban đầu thường nhẹ hơn nhưng vẫn cần được chú ý để tránh tiến triển thành gãy xương nghiêm trọng.
Giải phẫu xương bàn chân
Bàn chân của mỗi người bao gồm 26 xương, được chia thành ba phần chính:
- Xương cổ chân (Tarsals): Gồm 7 xương nhỏ ở phần sau của bàn chân, giúp liên kết với xương ống chân.
- Xương đốt bàn (Metatarsals): Gồm 5 xương dài ở phần giữa bàn chân, giúp phân tán lực và hỗ trợ các hoạt động di chuyển.
- Xương ngón chân (Phalanges): Gồm 14 xương ngắn nối liền từ các xương đốt bàn ra các đầu ngón chân.
5 Dấu Hiệu Gãy Xương Bàn Chân
Khi bị gãy xương bàn chân thường có các dấu hiệu sau:
1. Dấu hiệu gãy xương bàn chân điển hình – Đau nhói và sưng bàn chân
Đây là biểu hiện rõ ràng nhất khi bạn bị chấn thương. Cơn đau xuất hiện ngay lập tức sau khi bị va đập hoặc ngã, tăng dần khi bạn di chuyển hoặc chịu lực lên bàn chân. Mức độ đau có thể dao động từ nhẹ đến nghiêm trọng, tùy thuộc vào loại gãy xương hoặc mức độ tổn thương.
Sưng cũng là một dấu hiệu gãy xương bàn chân điển hình. Vùng chân bị chấn thương và khu vực xung quanh xương gãy có thể sưng tấy. Tình trạng sưng này xảy ra do tăng lưu lượng máu đến vùng bị tổn thương, cùng với việc cơ thể giải phóng các chất gây viêm nhằm hỗ trợ quá trình chữa lành.
2. Bàn chân bị bầm tím
Một dấu hiệu gãy xương bàn chân khác là vùng da xung quanh chỗ bị thương có thể chuyển màu đỏ, xanh tím, thậm chí vàng nâu. Đây là kết quả của tổn thương mạch máu nhỏ dưới da, thường đi kèm với cảm giác đau và sưng.
3. Bàn chân bị biến dạng – Dấu hiệu gãy xương bàn chân
Ở một số trường hợp nghiêm trọng, xương gãy có thể làm bàn chân bị lệch hình, xuất hiện cục lồi hoặc trông ngắn lại bất thường. Nếu thấy dấu hiệu này, bạn cần được đưa đến bệnh viện ngay lập tức.
4. Đứng hoặc đi bộ khó khăn
Khi bị gãy xương, khả năng chịu lực của bàn chân giảm đáng kể. Điều này khiến bạn gặp khó khăn hoặc không thể đứng hay đi lại. Trọng lượng cơ thể đè lên bàn chân bị thương sẽ làm cơn đau trở nên dữ dội hơn.
5. Đau từng cơn
Ngoài cảm giác đau liên tục, bạn có thể gặp những cơn đau nhói bất chợt khi cử động bàn chân. Điều này có thể do xương gãy chèn ép dây thần kinh hoặc cọ xát vào các mô xung quanh.[1] How To Tell If Your Foot Is Fractured. Truy cập ngày 30/11/2024.
https://voctx.com/excercises/how-to-tell-if-your-foot-is-fractured/ .
Nguyên nhân Gây Gãy Xương Bàn Chân
Các nguyên nhân phổ biến dẫn đến gãy xương bàn chân bao gồm: [2]Broken foot. Truy cập ngày 30/11/2024.
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/broken-foot/symptoms-causes/syc-20355492.
- Chấn thương trực tiếp: Gãy xương bàn chân thường do chấn thương trực tiếp hoặc tác động mạnh vào bàn chân, chẳng hạn như vấp ngã, trượt chân, hoặc va đập mạnh như tai nạn giao thông, té ngã từ độ cao hoặc vật nặng rơi đè lên bàn chân.
- Chấn thương do áp lực kéo dài: Các hoạt động như chạy bộ, nhảy liên tục có thể gây ra dấu hiệu nứt xương bàn chân, đặc biệt ở vận động viên hoặc người lao động nặng.
- Bệnh lý nền: Loãng xương, viêm khớp hoặc ung thư xương khiến xương yếu và dễ gãy hơn khi chịu lực.
Hướng Dẫn Xử Trí Khi Nghi Ngờ Bị Gãy Xương Bàn Chân
Khi bạn hoặc người thân nghi ngờ bị gãy xương bàn chân, hãy làm theo các bước dưới đây để giảm thiểu tổn thương và nguy cơ biến chứng: [3]Broken Foot (Fractured Foot). Truy cập ngày 30/11/2024.
https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/broken-foot-fractured-foot.
- Ngừng mọi hoạt động: Không đứng, đi lại hay di chuyển, giữ bàn chân cố định và hạn chế đặt lực lên bàn chân bị đau để tránh làm tổn thương nặng hơn.
- Cố định bàn chân: Dùng nẹp hoặc băng đàn hồi để giữ bàn chân ổn định. Nếu không có dụng cụ chuyên dụng, bạn có thể sử dụng khăn sạch hoặc quần áo để băng tạm thời.
- Nâng cao chân: Đặt bàn chân ở vị trí cao hơn tim để giảm sưng và giảm áp lực lên vùng bị thương.
- Chườm lạnh: Sử dụng túi đá hoặc khăn lạnh đặt lên vùng sưng trong 15-20 phút, lặp lại sau mỗi giờ để giảm đau và sưng.
- Đến cơ sở y tế: Tìm kiếm sự hỗ trợ từ bác sĩ để chẩn đoán và điều trị đúng cách.
Điều Trị Gãy Xương Bàn Chân Như Thế Nào?
Quá trình điều trị phụ thuộc vào vị trí, loại và mức độ nghiêm trọng của gãy xương, bao gồm:
Điều trị bảo tồn gãy xương bàn chân
- Nẹp hoặc bó bột: Được áp dụng khi xương gãy ở mức độ nhẹ, không cần can thiệp phẫu thuật.
- Thuốc giảm đau và chống viêm: Bệnh nhân có thể được chỉ định sử dụng các loại thuốc giảm đau như như acetaminophen hoặc thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs) như ibuprofen hoặc naproxen để giảm triệu chứng và hỗ trợ quá trình hồi phục.
- Vật lý trị liệu: Giúp phục hồi chức năng bàn chân và cải thiện khả năng vận động thông qua các bài tập chuyên biệt.
Can thiệp phẫu thuật
Phẫu thuật hay cố định bên trong là phương pháp điều trị gãy xương bàn chân được chỉ định cho các trường hợp gãy xương phức tạp, xương bị lệch vị trí hoặc không thể tự lành. Bác sĩ có thể sử dụng đinh, ốc vít hoặc thanh kim loại để cố định xương cho đến khi chúng lành lại.
Qua bài viết trên đây, Menacal đã giúp các bạn nhận biết sớm các “Dấu hiệu gãy xương bàn chân” để kịp thời xử trí và có hướng điều trị phù hợp, tránh các biến chứng nghiêm trọng. Trong trường hợp nhẹ, nếu chỉ có dấu hiệu nứt xương bàn chân, bạn vẫn cần đến bác sĩ để được kiểm tra và điều trị phù hợp. Đừng bỏ qua bất kỳ triệu chứng nào, bởi sức khỏe bàn chân là nền tảng cho khả năng vận động và chất lượng cuộc sống của bạn.
Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay tới hotline 1900636985 hoặc truy cập website Menacal.vn để được các chuyên gia tư vấn kịp thời nhé!
References
↑1 | How To Tell If Your Foot Is Fractured. Truy cập ngày 30/11/2024. https://voctx.com/excercises/how-to-tell-if-your-foot-is-fractured/ |
---|---|
↑2 | Broken foot. Truy cập ngày 30/11/2024. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/broken-foot/symptoms-causes/syc-20355492 |
↑3 | Broken Foot (Fractured Foot). Truy cập ngày 30/11/2024. https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/broken-foot-fractured-foot |