Cách phòng tránh tật cong vẹo cột sống

Cách phòng tránh tật cong vẹo cột sống hiệu quả cho mọi lứa tuổi

04/11/2024 24 lượt xem

Cong vẹo cột sống là tình trạng cột sống nghiêng, lệch về một phía, bị cong về phía trước hay phía sau, ảnh hưởng tới sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Bài viết sau của Menacal sẽ giúp bạn tìm hiểu cách phòng tránh tật cong vẹo cột sống và những thông tin liên quan đến căn bệnh này.

Nguyên nhân gây ra tật cong vẹo cột sống

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng cong vẹo cột sống, gồm có nguyên nhân do bẩm sinh, do thói quen sinh hoạt không khoa học hoặc do bệnh lý tác động.

Nguyên nhân bẩm sinh

Nguyên nhân gây ra bệnh cong vẹo cột sống có thể bởi yếu tố di truyền hoặc vấn đề bẩm sinh: [1]Scoliosis. Truy cập ngày 22/10/2024.
https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/15837-scoliosis

  • Di truyền: Có một yếu tố di truyền trong bệnh cong vẹo cột sống. Nếu trong gia đình có thành viên bị bệnh cong vẹo cột sống thì khả năng các thành viên khác bị bệnh cũng cao hơn bình thường.
  • Bẩm sinh: Một số trường hợp bị cong vẹo cột sống do bẩm sinh, xảy ra từ khi thai nhi ở trong bụng mẹ. Điều này có thể xảy ra do sự phát triển bất thường cột sống của thai nhi. Ngoài ra, nếu khi mang thai người mẹ có tiếp xúc với các chất độc hại hoặc thai nhi bị chèn ép cũng có thể là nguyên nhân khiến trẻ sinh ra bị biến dạng cột sống.
Tật cong vẹo cột sống có thể do yếu tố di truyền
Tật cong vẹo cột sống có thể do yếu tố di truyền

Nguyên nhân do thói quen sinh hoạt

Bệnh cong vẹo cột sống cũng có thể xảy ra do thói quen sinh hoạt hàng ngày: [2]Daily Habits That Contribute to Spine Problems. Truy cập ngày 22/10/2024.
https://www.drbenjamincohen.com/blog/daily-habits-that-contribute-to-spine-problems

  • Ngồi sai tư thế: Thói quen sinh hoạt và vận động hàng ngày có ảnh hưởng lớn tới chức năng và tình trạng của cột sống. Những đối tượng như học sinh, nhân viên văn phòng, tài xế.. người làm những công việc liên quan tới thể chất, công việc tay chân dễ bị cong vẹo cột sống do tư thế ngồi sai tư thế.
  • Chấn thương: Các chấn thương ở cột sống có thể gây ra các dạng cong vẹo cột sống khác nhau. Chấn thương như tai nạn giao thông hay tai nạn khi chơi thể thao có thể làm tổn thương xương sống và làm cho các đốt sống bị ảnh hưởng theo. Các chấn thương như bị vỡ xương, nứt xương, gãy xương sống cũng tạo ra các điểm yếu trong cột sống và làm tăng nguy cơ bị cong vẹo cột sống về sau.
  • Mang vác nặng không đúng cách: Thói quen mang vác vật nặng không đúng cách như xách balo, túi xách, vật dụng sai tư thế có thể gây áp lực lên cột sống và gây ra tình trạng cong vẹo cột sống.

Nguyên nhân do bệnh lý

Ngoài nguyên nhân gây cong vẹo cột sống do bẩm sinh và do thói quen sinh hoạt, một số trường hợp bị cong vẹo cột sống là do bệnh lý gây ra. Các bệnh lý về cơ xương khớp có khả năng làm cong vẹo cột sống:

  • Loãng xương: Tình trạng loãng xương làm suy yếu cơ xương bởi mật độ xương thấp, cấu trúc xương xốp, làm tăng nguy cơ bị gãy xương và cong vẹo cột sống dưới áp lực bình thường hay khi xảy ra chấn thương nhẹ.
  • Thoái hóa cột sống: Sự thoái hóa tự nhiên của cột sống do tuổi tác có thể làm suy giảm chức năng của các khớp, làm mất đi độ bền của đĩa đệm và xương, gây biến dạng cột sống.
Người bị loãng xương có nguy cơ bị cong vẹo cột sống cao hơn
Người bị loãng xương có nguy cơ bị cong vẹo cột sống cao hơn

Cách đánh giá nhanh cong vẹo cột sống tại nhà

Tình trạng cong vẹo cột sống nếu được phát hiện kịp thời và thực hiện điều chỉnh lại thì khả năng đường cong sinh lý của cột sống trở lại bình thường sẽ cao hơn. Để kiểm tra chính xác tình trạng cong vẹo cột sống, bạn cần tới bệnh viện thực hiện kiểm tra chi tiết. Bạn cũng có thể đánh giá nhanh tình trạng cong vẹo cột sống tại nhà với các kỹ thuật cơ bản như sau: [3]Scoliosis: Causes, Symptoms, and Treatments. Truy cập ngày 22/10/2024.
https://www.webmd.com/back-pain/causes-scoliosis

  • Chọn mặc quần áo đơn giản, không quá dày, không đi dép, tư thế đứng thẳng hai chân chụm gót lại với nhau.
  • Đứng trước gương hay nhờ người khác quan sát đứng đối diện hoặc đứng phía sau lưng.
  • Quan sát và so sánh độ chênh lệch hai bên vai. Người bị cong vẹo cột sống sẽ có các biểu hiện như: hai vai có vai cao vai thấp, độ dốc của vai không đồng đều, khoảng cách từ hai đầu vai tới cột sống lưng trung tâm không đều. 
  • Khi cúi người xuống, bạn sờ dọc sống lưng và đánh dấu phần đốt sống nhô ra. Sau đó đứng thẳng và xem các vị trí đánh dấu có nằm trên một đường thẳng không. Nếu không thì bạn đã bị cong vẹo cột sống.

Cách phòng tránh tật cong vẹo cột sống cho mọi lứa tuổi

Cong vẹo cột sống có thể gây ra nhiều bất tiện trong cuộc sống thường ngày của người bệnh và có thể ảnh hưởng tới chức năng của các cơ quan xung quanh. Sau đây là các cách phòng tránh tật cong vẹo cột sống bạn có thể thực hiện ngay:

Tư thế đúng trong sinh hoạt hàng ngày

Trong sinh hoạt hàng ngày bạn cần chú ý đến tư thế ngồi, đứng và đi lại đúng để phòng ngừa cong vẹo cột sống.

Cách ngồi đúng khi làm việc, học tập

Hướng dẫn cách ngồi đúng khi làm việc và học tập để phòng tránh cong vẹo cột sống:

  • Khi ngồi cần chú ý giữ lưng thẳng, tầm mắt ngang với màn hình bởi tầm mắt cao hơn sẽ tạo áp lực cho mắt, cột sống cổ ngước lên làm mắt bị mỏi trong khi màn hình thấp làm cho đầu phải cúi xuống gây đau mỏi vai gáy.
  • Lựa chọn ghế ngồi có tựa lưng, tựa tay và có thể điều chỉnh độ cao, chất liệu êm ái và không bị bí nóng.
  • Sau một thời gian học tập và làm việc liên tục cần dành ra 5-10 phút để thư giãn cơ thể.
Thực hiện tư thế ngồi đúng khi học tập và làm việc để tránh bị vẹo cột sống
Thực hiện tư thế ngồi đúng khi học tập và làm việc để tránh bị vẹo cột sống

Cách đứng và đi lại đúng

Lưu ý cách đứng và đi lại đúng để tránh bị cong vẹo cột sống:

  • Đứng thẳng, đưa vai về phía sau.
  • Giữ chân rộng bằng vai, hóp bụng lại.
  • Trọng lượng của cơ thể phân bổ đều giữa hai chân.
  • Hai tay buông thõng tự nhiên.
  • Khi đi bộ cần giữ lưng thẳng, hít thở đều, vung tay tự nhiên với bước đi.

Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên

Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên là biện pháp phòng chống tật cong vẹo cột sống hiệu quả và giúp tăng cường sức khỏe tổng thể tốt. Dưới đây là một số động tác giãn cột sống tại nhà bạn có thể tập theo:

  1. Bài tập kéo giãn cơ lưng
  • Tư thế chuẩn bị nằm ngửa trên thảm tập.
  • Duỗi thẳng một chân, nâng bàn chân lên với gót chân hướng xuống sàn.
  • Co gối chân còn lại và dùng hai tay kéo sát gối về phía ngực, hít thở sâu.
  • Thực hiện tương tự động tác với bên chân còn lại.
Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên giúp phòng tránh cong vẹo cột sống
Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên giúp phòng tránh cong vẹo cột sống
  1. Bài tập di động cột sống
  • Tư thế chuẩn bị nằm trên thảm tập với hai tay đan phía sau gáy.
  • Lưng áp sát mặt sàn và nhấc mông lên khỏi sàn, nhẹ nhàng thở ra.
  • Từ từ cong lưng khỏi mặt sàn trong khi vẫn giữ mông sát mặt sàn, hít sâu.
  1. Bài tập nâng đầu gối ngang ngực
  • Tư thế chuẩn bị nằm ngửa trên thảm tập, đầu gối co lại bàn chân đặt phẳng trên sàn.
  • Lưng áp sắt mặt sàn, kéo cả 2 đầu gối ngang ngực, giữ khoảng 5 giây.
  • Lặp lại động tác từ 10-15 lần.

Điều chỉnh cách mang vác đồ nặng

Hướng dẫn các bước mang balo, túi xách đúng cách để không gây áp lực lên cột sống:

  • Chuẩn bị đồ dùng: Cần sắp xếp đồ dùng bên trong balo một cách hợp lý. Cần đặt đồ nặng gần lưng để giảm áp lực ở vai và lưng, món đồ nhẹ hơn để phía trước hay để trên cùng của balo. Đảm bảo mọi thứ được sắp xếp cân đối và gọn gàng với lực cân bằng.
  • Đeo balo: Đeo balo bằng cả hai quai, tránh đeo một quai balo quá lâu sẽ khiến cho vai bị lệch. 
  • Điều chỉnh dây đeo: Điều chỉnh lại dây đeo balo để đảm bảo sự thoải mái. Chỉnh dây đeo sao cho balo nằm sát lưng, không quá cao hay quá thấp. Balo nên nằm ở giữa lưng để không làm cản trở chuyển động của người đeo.

Chăm sóc sức khỏe xương khớp từ chế độ dinh dưỡng

Thực hiện một chế độ dinh dưỡng hợp lý, khoa học sẽ giúp hệ cơ xương khỏe mạnh hơn. Bạn nên tăng cường thực phẩm giàu vitamin D, canxi và các vi chất cần thiết cho hệ xương chắc khỏe trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày.

Gợi ý một số thực phẩm giàu canxi tốt cho xương:

  • Sữa: Sữa tươi, sữa tiệt trùng hay sữa bột pha có hàm lượng canxi là 100mg trong 100ml sữa. Một cốc sữa 250ml cung cấp tới 25% nhu cầu canxi hàng ngày. Ngoài ra, sữa còn giúp bổ sung nhiều loại vitamin như vitamin nhóm B, vitamin C, A, D, E và vitamin K.
  • Các loại rau xanh lá đậm: Những loại rau lá xanh như rau bina, cải xanh, bông cải xanh đều chứa nhiều canxi và khoáng chất đa dạng khác.
  • Cá hồi: Các loại cá béo như cá hồi, cá ngừ, cá thu cũng là nguồn cung cấp canxi và vitamin D tốt trong chế độ ăn. Vitamin D giúp cơ thể hấp thu canxi và giúp hệ xương vững chắc.
  • Trứng: Trong một quả trứng chứa trung bình từ 55-71mg canxi. Lòng đỏ trứng còn có hàm lượng vitamin D cần thiết cho sức khỏe hệ xương và giúp phòng ngừa loãng xương. 
Sữa là nguồn cung cấp canxi và vitamin D dồi dào cho xương chắc khỏe
Sữa là nguồn cung cấp canxi và vitamin D dồi dào cho xương chắc khỏe

Khám sức khỏe định kỳ

Khám sức khỏe là điều quan trọng giúp phát hiện sớm các vấn đề về cột sống. Thực hiện khám sức khỏe định kỳ mang tới nhiều lợi ích trong việc chẩn đoán và điều trị cong vẹo cột sống:

  • Giúp kiểm tra độ cong bên của cột sống.
  • Giúp phát hiện các thay đổi vật lý nếu có.
  • Cho thấy mức độ nghiêm trọng của đường cong sinh lý.
  • Kiểm tra dấu hiệu cong, vai không đều hay bất kỳ sự thay đổi nào.
  • Kiểm tra độ cong và độ linh hoạt, các vấn đề của cột sống.
  • Theo dõi cách đứng, đi và di chuyển để thấy tình trạng bệnh ảnh hưởng thế nào tới cơ thể.

Kiểm tra cột sống bằng các thiết bị chuyên khoa có những tác dụng sau: [4]How to Prevent Lateral Curvature of the Spine. Truy cập ngày 22/10/2024.
https://treatingscoliosis.com/blog/preventing-lateral-curve-of-spine-expert-tips/

  • Chụp X-quang giúp tìm độ cong bên của cột sống,  đo góc Cobb để xác định mức độ nghiêm trọng của bệnh vẹo cột sống.
  • Chụp MRI hay chụp CT cho hình ảnh rõ nét hơn nếu cần nhiều chi tiết để phẫu thuật hay người bệnh có vấn đề về tủy sống hoặc rễ thần kinh.
  • Các xét nghiệm hình ảnh giúp xác nhận cột sống có bị cong vẹo không và phân biệt với các vấn đề về cột sống khác để đưa ra lựa chọn điều trị tối ưu.

Lời khuyên từ chuyên gia

Duy trì những thói quen tốt trong sinh hoạt hàng ngày như tập luyện thể thao đều đặn với cường độ phù hợp là cách phòng tránh tật cong vẹo cột sống hiệu quả. Theo ý kiến của bác sĩ CKII Đỗ Thị Ngọc Diệp – Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM: “Thời gian vận động của trẻ từ 5-15 tuổi cần khoảng 60 phút/ngày (với cường độ trung bình và cao)”. Những bài tập tốt cho hệ xương khớp gồm xà đơn, duỗi cơ, nhảy dây..

Lưu ý quan trọng trong việc phòng ngừa cong vẹo cột sống là duy trì tư thế đúng và ngồi đúng cách. Theo nghiên cứu được đăng trên Tạp chí Khoa học Vật lý trị liệu, Tiến sĩ Hayden cho biết: “Tư thế ngồi bắt chéo chân có thể gây ra tình trạng cong vẹo cột sống, giảm chiều dài thân và có nguy cơ bị biến dạng cột sống, dáng đi bị khập khiễng”.

Cong vẹo cột sống là tình trạng bệnh lý nghiêm trọng có thể gây ra các vấn đề khó chịu cho người bệnh. Do đó, thực hiện các cách phòng tránh tật cong vẹo cột sống như trên sẽ giúp ngừa bệnh hiệu quả. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy truy cập vào hotline 1900 636 985, hay truy cập website menacal.vn để biết thêm các thông tin khác.

References

References
1 Scoliosis. Truy cập ngày 22/10/2024.
https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/15837-scoliosis
2 Daily Habits That Contribute to Spine Problems. Truy cập ngày 22/10/2024.
https://www.drbenjamincohen.com/blog/daily-habits-that-contribute-to-spine-problems
3 Scoliosis: Causes, Symptoms, and Treatments. Truy cập ngày 22/10/2024.
https://www.webmd.com/back-pain/causes-scoliosis
4 How to Prevent Lateral Curvature of the Spine. Truy cập ngày 22/10/2024.
https://treatingscoliosis.com/blog/preventing-lateral-curve-of-spine-expert-tips/