Các dạng cong vẹo cột sống

Tìm hiểu các dạng cong vẹo cột sống thường gặp và lưu ý cần biết

04/11/2024 26 lượt xem

Cong vẹo cột sống là một trong những vấn đề nghiêm trọng, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm đe dọa khả năng vận động. Vậy các dạng cong vẹo cột sống thường gặp là gì? Cùng Menacal tìm hiểu thông tin chi tiết trong bài viết dưới đây để bảo vệ sức khỏe cột sống của chính mình và người thân nhé! 

Hội chứng vẹo cột sống

Cột sống bắt đầu từ đáy hộp sọ (xương đầu), nối nhiều loại xương trong cơ thể và là nơi bám của một loạt bó cơ, kết thúc ở xương cụt – một phần của xương chậu. [1]Spine Anatomy: What is a Healthy Spine? Ngày truy cập: 19/10/2024.
https://spinehealth.org/article/spine-anatomy-and-health/

Một cột sống khỏe mạnh sẽ duy trì được mật độ xương ổn định, có ba đường cong tự nhiên ở cổ, ngực và lưng dưới tạo thành hình chữ S. Các bộ phận khác như đĩa đệm và cơ xung quanh vẫn đảm bảo hoàn thành tốt chức năng bảo vệ và nâng đỡ cột sống, giúp các chuyển động trở nên êm ái, linh hoạt.

Một số nguyên nhân thường gặp gây cong vẹo cột sống: 

  • Dị tật bẩm sinh xảy ra trong quá trình phát triển thai nhi. 
  • Mắc các bệnh lý thần kinh – cơ như: teo cơ tuỷ sống, loạn dưỡng cơ, bại não…
  • Phẫu thuật lớn ở vùng ngực khi còn nhỏ.
  • Nhiễm trùng hoặc chấn thương do tai nạn tác động lên cột sống.
  • Hoạt động sai tư thế trong thời gian dài như: ngồi gập người khi dùng điện thoại, võng lưng đưa cổ ra phía trước khi sử dụng máy tính, mang vác nặng trên một bên vai…

Các yếu tố nguy cơ cao dẫn đến cong vẹo cột sống bao gồm: [2]Scoliosis. Ngày truy cập: 19/10/2024.
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/scoliosis/symptoms-causes/syc-20350716

  • Tuổi tác: Triệu chứng bệnh thường bắt đầu xuất hiện ở tuổi thanh thiếu niên.
  • Giới tính: Nữ giới có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nam giới do tác động của hormon estrogen, mang thai, thói quen đi giày cao gót…
  • Di truyền: Khả năng mắc bệnh cao hơn nếu có người thân trong gia đình bị cong vẹo cột sống.  
Cột sống khỏe mạnh có 3 đường cong tự nhiên.
Cột sống khỏe mạnh có 3 đường cong tự nhiên.

Các dạng cong vẹo cột sống thường gặp

Bệnh lý thường được chia thành 2 loại: cong vẹo cột sống cấu trúc và cong vẹo cột sống không cấu trúc. Mỗi loại lại có những đặc điểm phân biệt khác nhau, cụ thể như sau:

Cong vẹo cột sống cấu trúc

Cong vẹo cột sống cấu trúc có sự thay đổi vĩnh viễn trong cấu trúc của cột sống, trừ trường hợp được can thiệp phẫu thuật, và được chia thành các dạng sau:

  • Vẹo cột sống vô căn: Tỷ lệ mắc tương đối cao, chiếm khoảng 8 trên 10 trường hợp cong vẹo cột sống, chủ yếu xuất hiện ở tuổi thanh thiếu niên, và có thể sớm hơn ở trẻ sơ sinh hoặc thời thơ ấu. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này vẫn chưa được xác định. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng yếu tố nguy cơ cao nhất là di truyền.
  • Vẹo cột sống thoái hóa: Thường xảy ra ở người trưởng thành khi các khớp ở cột sống bị thoái hóa và giảm chức năng theo thời gian.  
  • Vẹo cột sống thần kinh cơ: Xuất hiện chủ yếu ở những người không thể đi lại do những tổn thương thần kinh cơ như: loạn dưỡng cơ, bại não. 
  • Vẹo cột sống bẩm sinh: Một trong các dạng cong vẹo cột sống hiếm gặp nhất là vẹo cột sống bẩm sinh xảy ra từ khi em bé còn nằm trong tử cung. Tỷ lệ mắc bệnh chiếm khoảng 1 trên 10.000, chủ yếu do dị tật đốt sống. 

Ngoài ra, chứng cong vẹo cột sống cấu trúc có thể bắt nguồn từ những chấn thương ở cột sống hoặc khối u. 

Vẹo cột sống bẩm sinh ảnh hưởng đến khả năng vận động của bé.
Vẹo cột sống bẩm sinh ảnh hưởng đến khả năng vận động của bé.

Cong vẹo cột sống không cấu trúc

Cong vẹo cột sống không cấu trúc còn được gọi là vẹo cột sống chức năng. Cột sống tạm thời bị cong sang một bên, nhưng không kèm theo những thay đổi vĩnh viễn ở cấu trúc. Trường hợp này có thể điều chỉnh được. 

Nguyên nhân dẫn đến cong vẹo cột sống không cấu trúc bao gồm: [3]Types of Scoliosis. Ngày truy cập: 19/10/2024.
https://www.spine-health.com/conditions/scoliosis/types-scoliosis

  • Co thắt cơ: Một trong những cơ lớn ở vùng lưng bị co thắt, kéo cột sống về một hướng, hình thường đường cong bất thường. Tình trạng này thường xảy ra do hoạt động thể chất quá sức hoặc sai tư thế, mất nước và thiếu chất điện giải, chấn thương, thiếu máu cục bộ… 
  • Độ dài 2 chân chênh lệch: Độ dài 2 chân có sự chênh lệch, tạo áp lực không đồng đều lên cột sống khi đứng và làm xuất hiện đường cong bất thường.
  • Viêm: Viêm ở những vị trí xung quanh cột sống có thể làm ảnh hưởng đến tư thế, từ đó gây cong vẹo cột sống. Trường hợp thường gặp nhất là viêm phổi và viêm ruột thừa. 
Ngồi sai tư thế trong thời gian dài dẫn đến cong vẹo cột sống.
Ngồi sai tư thế trong thời gian dài dẫn đến cong vẹo cột sống.

Các vị trí cong vẹo cột sống

Ngoài các dạng cong vẹo cột sống được nêu trên, chuyên gia còn xác định phương pháp điều trị dựa theo vị trí cột sống bất thường, phổ biến nhất là vùng ngực, thắt lưng, ngực – thắt lưng.

Vẹo cột sống ngực

Đường xong xuất hiện tập trung ở những đốt sống vùng ngực. Điều này có thể ảnh hưởng đến lồng xương sườn gây ra sự chênh lệch rõ ràng giữa chiều cao hai bên vai hoặc chiều dài của 2 chân, làm suy yếu đáng kể chức năng của phổi. Đây là một trong các dạng cong vẹo cột sống phổ biến nhất. 

Vẹo cột sống thắt lưng

Đường cong xuất hiện chủ yếu ở phần đốt sống thắt lưng, đặc biệt nghiêm trọng hơn khi về già do thoái hóa. Triệu chứng thường gặp bao gồm: hai bên hông cao không bằng nhau, cảm giác đau đớn, tê bì, ngứa ran, rối loạn cảm giác ở chân, gặp khó khăn khi di chuyển.  

Vẹo cột sống ngực thắt lưng

Trường hợp này xảy ra ở đốt sống giữa phần dưới của cột sống ngực và phần trên của cột sống thắt lưng. Nguyên nhân chủ yếu là do bẩm sinh, phát triển trong tuần thai thứ 3 – 6, do các vấn đề về thần kinh cơ như: bại não, tật nứt đốt sống. Đường cong có xu hướng sang phải và xuất hiện nhiều hơn ở nữ giới. 

Đối với trường hợp này, việc kiểm tra gen, hormone và các chất hóa học trong não là vô cùng quan trọng giúp hiểu rõ hơn tình trạng của bệnh nhân và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. 

Cong vẹo cột sống thắt lưng thường xảy ra ở người lớn tuổi.
Cong vẹo cột sống thắt lưng thường xảy ra ở người lớn tuổi.

Cong vẹo cột sống có chữa được không?

Các phương pháp hiện nay chỉ hỗ trợ điều chỉnh độ cong và cải thiện sự liên kết của cột sống, không trị khỏi hoàn toàn. Tùy thuộc vào độ tuổi và mức độ nghiêm trọng của bệnh, bác sĩ sẽ đề xuất cách khắc phục như:

  • Vật lý trị liệu: Châm cứu, tập yoga, pilates… giúp xoa dịu đau nhức, tê bì, ngứa ran chủ yếu ở vùng lưng, vai, tay và chân.
  • Sử dụng nẹp cột sống: Đeo nẹp cố định 13 – 16 giờ mỗi ngày để ngăn ngừa cột sống cong vẹo hơn.
  • Phẫu thuật: Phẫu thuật thường được đề xuất trong trường hợp nặng nhất, khi các cơ quan xung quanh bị tổn thương.  

Mong rằng bài viết trên đã cung cấp thông tin chi tiết về các dạng cong vẹo cột sống để bạn có cái nhìn rõ hơn về căn bệnh này. Truy cập ngay website menacal.vn để tìm hiểu thêm nhiều thông tin hữu ích liên quan đến sức khỏe. Hoặc liên hệ trực tiếp hotline 1900 636 985 để nhận được tư vấn từ các chuyên gia.

References

References
1 Spine Anatomy: What is a Healthy Spine? Ngày truy cập: 19/10/2024.
https://spinehealth.org/article/spine-anatomy-and-health/
2 Scoliosis. Ngày truy cập: 19/10/2024.
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/scoliosis/symptoms-causes/syc-20350716
3 Types of Scoliosis. Ngày truy cập: 19/10/2024.
https://www.spine-health.com/conditions/scoliosis/types-scoliosis