Bầu thèm ngọt là trai hay gái? Nghén ngọt có bị tiểu đường không?

06/08/2024 69 lượt xem

Khi mang thai, nhiều mẹ bầu có biểu hiện nghén ngọt. Nhiều người quan niệm rằng có thể xác định giới tính thai nhi thông qua vị giác của mẹ. Vậy mẹ bầu thèm ngọt là trai hay gái? Để hiểu rõ hơn về vấn đề này thì đừng bỏ qua những thông tin trong bài viết dưới đây nhé!

Bầu thèm ngọt là trai hay gái?
Bầu thèm ngọt là trai hay gái?

Bầu thèm ngọt là trai hay gái?

Bà bầu thèm ngọt hay còn gọi là nghén ngọt. Đây là tình trạng thường gặp ở những người đang mang thai. Một số thống kê cho thấy nhiều bà mẹ mang thai có xu hướng thích ăn đồ ăn ngọt hơn đồ ăn mặn mặc dù trước khi mang bầu hoàn toàn không có sở thích này.

Thông thường sau tam cá nguyệt thứ nhất, tình trạng nghén đồ ngọt sẽ giảm dần và biến mất. Đây là một hiện tượng khá bình thường, có thể giúp mẹ bầu ăn uống ngon miệng hơn và bổ sung đầy đủ dinh dưỡng.

Theo dân gian, khi bà bầu thèm ăn đồ ngọt thì em bé sinh ra sẽ là bé trai. Ngược lại, chào đời là bé gái khi thấy bà bầu thèm chua. Tuy nhiên chưa có một nghiên cứu hay bằng chứng khoa học nào chứng minh về vấn đề này. Thực tế, giới tính của thai nhi đã được xác định ngay từ khi trứng được thụ thai và vẫn có nhiều trường hợp mẹ bầu thèm ăn ngọt nhưng sinh ra bé gái.

Chính vì thế, mẹ cũng không nên tin hoàn toàn vào quan niệm dân gian này. Nếu muốn xác định giới tính của con, mẹ có thể thông qua việc thăm khám thai định kỳ.

Nguyên nhân bà bầu thèm ngọt

Khi mang thai, mẹ bầu thường có những biểu hiện nghén khác nhau như thèm chua, cay hoặc ngọt. Như đã nói ở trên, đây là biểu hiện hoàn toàn bình thường. Dưới đây là một số nguyên nhân chính khiến bà bầu thèm ngọt.

Do sự thay đổi của nội tiết tố

Khi mang thai, cơ thể người phụ nữ trải qua những thay đổi đáng kể về nội tiết tố. Sự thay đổi này không chỉ ảnh hưởng đến thể chất, tâm trạng mà còn tác động trực tiếp đến khẩu vị, khiến nhiều mẹ bầu thèm những món ăn có vị ngọt.

Do khứu giác nhạy cảm hơn

Các hormone trong thai kỳ làm tăng độ nhạy cảm của các giác quan, đặc biệt là khứu giác và vị giác. Điều này góp phần giúp mẹ bầu nhận biết và tránh xa những thực phẩm không phù hợp với thai nhi. Những món ăn có vị ngọt thường dễ ăn hơn và dễ được khứu giác “chấp nhận” hơn, nên mẹ bầu có thể sẽ thích ăn đồ ngọt hơn.

Khứu giác của mẹ trở nên rất nhạy cảm trong quá trình mang thai
Khứu giác của mẹ trở nên rất nhạy cảm trong quá trình mang thai

Do thiếu hụt chất dinh dưỡng

Khi thiếu một chất dinh dưỡng nào đó, cơ thể sẽ gửi tín hiệu đến não để mẹ tìm kiếm những loại thức ăn có chứa chất đó. Mẹ nghén ngọt có thể là dấu hiệu cảnh báo thiếu một số chất như::

  • Crom: giúp cơ thể điều chỉnh lượng đường trong máu. Khi thiếu crom, mẹ sẽ dễ cảm thấy thèm ngọt để bổ sung lượng đường cần thiết.
  • Kẽm, Magie: đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa đường. Thiếu kẽm và magie cũng có thể khiến mẹ thèm ngọt.
  • Các vitamin nhóm B: tham gia vào quá trình tạo ra năng lượng. Thiếu vitamin nhóm B có thể khiến mẹ cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng và thèm ăn ngọt. [1]Is it Safe to Eat Sweets Excessively During Pregnancy? – Truy cập ngày 21/07/2024.
    https://parenting.firstcry.com/articles/is-eating-excessive-sweets-during-pregnancy-safe/

Do thói quen ăn uống

Nếu trước khi mang thai, mẹ thường xuyên ăn các loại đồ ngọt, vị giác của mẹ sẽ quen dần với vị ngọt và mong muốn được lặp lại cảm giác đó. Sự thay đổi nội tiết tố khi mang thai càng làm tăng cường nhu cầu này. Đồng thời cơ thể có “bộ nhớ” về những gì mẹ thường xuyên ăn và nó sẽ “yêu cầu” những loại thực phẩm mà mẹ đã quen thuộc, bao gồm cả đồ ngọt.

Bên cạnh đó, thói quen ăn uống cũng gắn liền với cảm xúc. Nếu mẹ có thói quen ăn đồ ngọt để giải tỏa căng thẳng thì khi mang thai, mẹ có thể tìm đến đồ ngọt để đối phó với những thay đổi về tâm lý.

Như vậy, thay đổi nội tiết tố, khứu giác nhạy cảm, thiếu hụt chất dinh dưỡng và thói quen ăn uống hàng ngày chính là những nguyên nhân chính khiến cho mẹ thèm đồ ngọt khi mang thai. Những thay đổi này xuất hiện ở bất kỳ phụ nữ mang thai nào nên mẹ không cần quá lo lắng.

Ăn nhiều đồ ngọt khi mang thai có tốt không?

Đồ ngọt cung cấp một nguồn năng lượng lớn (như đường và các carbohydrate), đồng thời giúp mẹ bầu cảm thấy thư giãn, dễ chịu và thoải mái hơn. Tuy nhiên, ăn quá nhiều đồ ngọt cũng tiềm ẩn những nguy cơ rủi ro về sức khỏe của cả mẹ và bé.

Những người bình thường nếu ăn nhiều đồ ngọt dễ mắc các bệnh như tiểu đường, béo phì, tim mạch, lão hóa, bệnh về răng miệng…

Ăn quá nhiều đồ ngọt có thể gây nguy hiểm đối với sức khỏe
Ăn quá nhiều đồ ngọt có thể gây nguy hiểm đối với sức khỏe

Riêng đối với phụ nữ mang thai, tiêu thụ quá nhiều đồ ngọt có thể dẫn tới các tình trạng nguy hiểm như:

  • Tiểu đường thai kỳ: nghén ngọt và tiêu thụ quá nhiều thực phẩm chứa lượng đường cao có thể làm cho mẹ bầu dễ bị tiểu đường thai kỳ. Mẹ cần kiểm soát được cảm giác thèm ngọt cũng như được tư vấn về chế độ dinh dưỡng phù hợp.
  • Sức khỏe răng miệng: các loại đồ ngọt chứa nhiều đường và tinh bột, là một trong những nguyên nhân khiến mẹ bầu gặp phải các vấn đề răng miệng như sâu răng.
  • Tăng cân mất kiểm soát: mẹ bầu khi nghén đồ ngọt còn có thể gây nên tình trạng dư đường, dẫn tới béo phì thai kỳ và gây nên những biến chứng nguy hiểm khi sinh con. [2]Craving Sweets While Pregnant: What to Do – Truy cập ngày 21/07/2024.
    https://www.peanut-app.io/blog/craving-sweets-while-pregnant

9 mẹo giúp mẹ kiểm soát cơn thèm ngọt hiệu quả

Khi mẹ bầu bị nghén ngọt nhưng không kiểm soát được lượng thực phẩm nạp vào trong cơ thể sẽ phải đối mặt với nhiều tác hại nguy hiểm như đã nói ở trên. Dưới đây là 9 mẹo giúp mẹ kiểm soát cơn thèm ngọt hiệu quả:

  • Ăn các bữa ăn nhỏ, thường xuyên: chia nhỏ các bữa ăn trong ngày giúp ổn định lượng đường trong máu, giảm cảm giác đói và hạn chế cơn thèm ăn vặt.
  • Uống đủ nước: đôi khi, cơ thể nhầm lẫn giữa cơn khát và cơn đói. Uống đủ nước giúp giảm cảm giác thèm ăn và hỗ trợ thúc đẩy quá trình trao đổi chất.
  • Chọn đồ ăn vặt lành mạnh: thay vì ăn các loại bánh kẹo chứa nhiều đường tổng hợp, mẹ hãy chọn các loại trái cây tươi, rau củ cắt nhỏ, các loại hạt hoặc sữa chua không đường.
  • Tăng cường thực phẩm giàu chất xơ: chất xơ giúp mẹ có cảm giác no lâu hơn, đồng thời giúp ổn định đường huyết và giảm cảm giác thèm ăn ngọt.
  • Hạn chế đồ uống có ga và nước ngọt: các loại đồ uống này chứa nhiều đường và calo, càng làm tăng cảm giác thèm ngọt. Thay vào đó, mẹ hãy uống nước lọc, nước ép trái cây tươi hoặc trà thảo mộc.
  • Tập thể dục đều đặn: tập thể dục giúp cải thiện tâm trạng, giảm căng thẳng và giúp cơ thể sản xuất endorphin – một loại hormone hạnh phúc, giúp giảm cảm giác thèm ăn.
Tập thể dục đều đặn là một mẹo hữu ích cho mẹ
Tập thể dục đều đặn là một mẹo hữu ích cho mẹ
  • Ngủ đủ giấc: mẹ bầu ngủ đủ 7-8 tiếng một ngày sẽ giúp cơ thể phục hồi và điều hòa hormone, đồng thời giảm cảm giác thèm ăn.
  • Thay đổi khẩu vị: đôi khi, việc thay đổi khẩu vị có thể giúp mẹ bầu quên đi cơn thèm ngọt. Hãy thử thêm các món ăn có vị chua, cay hoặc mặn và cố gắng thay đổi khẩu vị linh hoạt.
  • Tìm kiếm sự hỗ trợ: bên cạnh tham vấn từ bác sĩ, mẹ hãy chia sẻ vấn đề mình gặp phải với bạn bè, người thân hoặc có thể tham gia các nhóm hỗ trợ cho bà bầu để có thêm động lực và tìm kiếm sự giúp đỡ khi cần thiết. [3]How Can I Manage a Sweet Tooth During Pregnancy? – Truy cập ngày 21/07/2024.
    https://www.happyfamilyorganics.com/learning-center/article/managing-a-sweet-tooth/

Menacal mong rằng, với những thông tin liên quan đến chủ đề “Bầu thèm ngọt là trai hay gái” mà chúng tôi chia sẻ trong bài viết này sẽ giúp mẹ có thêm nhiều kiến thức bổ ích trong quá trình mang thai của mình. Nếu mẹ cần hỗ trợ thêm về vấn đề này vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi qua trang web Menacal.vn hoặc hotline 1900 636 985 để nhận được tư vấn kịp thời.

References

References
1 Is it Safe to Eat Sweets Excessively During Pregnancy? – Truy cập ngày 21/07/2024.
https://parenting.firstcry.com/articles/is-eating-excessive-sweets-during-pregnancy-safe/
2 Craving Sweets While Pregnant: What to Do – Truy cập ngày 21/07/2024.
https://www.peanut-app.io/blog/craving-sweets-while-pregnant
3 How Can I Manage a Sweet Tooth During Pregnancy? – Truy cập ngày 21/07/2024.
https://www.happyfamilyorganics.com/learning-center/article/managing-a-sweet-tooth/