Nguyên nhân bà bầu bị chuột rút bắp chân và cách điều trị

Nguyên nhân bà bầu bị chuột rút bắp chân và cách điều trị

24/05/2024 211 lượt xem

Bà bầu bị chuột rút bắp chân là triệu chứng phổ biến, đặc biệt thường xuất hiện về đêm, ảnh hưởng xấu đến tâm trạng và giấc ngủ. Nhiều người chưa biết nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng này và đâu là cách điều trị phù hợp. Cùng Menacal tìm hiểu thêm thông tin trong bài viết dưới đây nhé!

Nguyên nhân bà bầu bị chuột rút bắp chân

Chuột rút là những co thắt đột ngột, không kiểm soát được, có thể kèm theo cơn đau nhói, kéo dài trong vài giây hoặc vài phút, thường xuất hiện ở bắp chân, đôi khi ở bàn chân. Đây là triệu chứng phổ biến ở phụ nữ đang mang thai giai đoạn tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba, chủ yếu xảy ra vào ban đêm.

Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp khiến bà bầu bị chuột rút bắp chân khi ngủ.

1. Thiếu chất

Canxi và magie là hai hoạt chất thiếu yếu trong việc co và giãn cơ bắp, đồng thời tham gia vào quá trình truyền tín hiệu của hệ thần kinh. Nhu cầu canxi và magie ở phụ nữ mang thai tăng cao vì hai hoạt chất này được lấy từ cơ thể mẹ bầu và cung cấp cho thai nhi để em bé phát triển toàn diện, đặc biệt là phát triển hệ xương khớp và hệ thần kinh.

Vì vậy, mẹ bầu thường có xu hướng bị thiếu canxi hoặc magie ảnh hưởng đến việc co giãn cơ bắp và tính linh hoạt của các tế bào thần kinh. Đây là một trong những nguyên nhân thường gặp dẫn đến tình trạng chuột rút bắp chân ở bà bầu.

2. Tăng cân

Trong quá trình mang thai, chế độ ăn uống có nhiều sự thay đổi. Mẹ bầu thường bổ sung khẩu phần ăn gấp 2 lần với mong muốn cung cấp đủ dinh dưỡng để duy trì sức khỏe ở cả mẹ và bé.

Ngoài ra, phụ nữ mang thai luôn cảm thấy mệt mỏi và gặp nhiều khó khăn trong quá trình di chuyển nên thường lười vận động. Những nguyên nhân được nêu trên khiến mẹ bầu có nguy cơ cao tăng cân ngoài mức kiểm soát, gây căng thẳng cơ bắp và dây chằng, dẫn đến triệu chứng chuột rút.

Cân nặng của phụ nữ tăng vọt khi mang thai
Cân nặng của phụ nữ tăng vọt khi mang thai

3. Chèn ép từ tử cung

Em bé ngày càng phát triển đồng nghĩa với việc tử cung ngày càng lớn hơn, có thể chèn ép và gây tổn hại dây thần kinh, mạch máu vùng xương chậu và chi dưới. Điều này khiến quá trình lưu thông máu gặp nhiều khó khăn. Từ đó, máu bị dồn lại gây suy giãn tĩnh mạch, sưng phù chân và mắt cá chân, kèm theo triệu chứng chuột rút.

4. Tuần hoàn máu kém

Khi mang thai, tuần hoàn máu chậm lại do hormone hoạt động quá mức, lưu lượng máu tăng cao từ tuần thứ 6 đến tuần thứ 8 của thai kỳ và đạt đỉnh điểm khi thai nhi được 32 đến 34 tuần tuổi, giãn nở mạch máu. Điều này khiến các cơ ở vùng bắp chân không nhận đủ oxy, chất dinh dưỡng, trở nên căng thẳng, mệt mỏi và tăng nguy cơ bị chuột rút. [1]Leg Cramps in Pregnancy: Treatment, Home Remedies, and Prevention. Truy cập 08/ 05/ 2023.
https://www.healthline.com/health/pregnancy/leg-cramps-pregnancy#causes

5. Thiếu nước và rối loạn điện giải

Những thay đổi về mặt sinh lý trong quá trình mang thai như: tăng lượng máu, tăng lượng nước tiểu (đặc biệt khi ngủ và nằm ngửa), tăng đào thải mồ hôi, buồn nôn và nôn do nghén…  khiến nhu cầu về nước và điện giải hàng ngày tăng cao hơn. Tuy nhiên, nhiều mẹ bầu chưa thực sự quan tâm đến vấn đề này, uống không đủ nước và chế độ ăn không đủ các chất dinh dưỡng gây rối loạn điện giải. Đây là nguyên nhân ảnh hưởng đến hoạt động của cơ bắp, dẫn đến chứng chuột rút khi ngủ.

Buồn nôn và nôn do nghén là nguyên nhân gây thiếu nước và chất điện giải ở mẹ bầu
Buồn nôn và nôn do nghén là nguyên nhân gây thiếu nước và chất điện giải ở mẹ bầu

Cách chữa chuột rút bắp chân bà bầu

Bà bầu bị chuột rút bắp chân khi ngủ có thể áp dụng một số cách khắc phục đơn giản như sau: [2]Leg Cramps at Night: Pregnancy, Diabetes, Other Causes. Truy cập ngày 08/ 05/ 2024.
https://www.verywellhealth.com/leg-cramps-at-night-8575881

  1. Kéo căng cơ: Giãn cơ ở chân giúp cải thiện quá trình lưu thông máu, giảm chuột rút và sưng tấy. Bạn có thể kéo căng cơ vùng bắp chân trước khi đi ngủ với những bước cơ bản như sau:
  • Bước 1: Đứng cách tường một sải tay.
  • Bước 2: Đặt hai tay lên tường, giữ lưng thẳng và hông hướng về phía trước, di chuyển chân phải ra sau chân trái.
  • Bước 3: Từ từ đẩy đầu gối trái về phía trước, giữ thẳng đầu gối phải và gót chân phải trên sàn, mũi bàn chân luôn hướng về phía bức tường.
  • Bước 4: Giữ nguyên tư thế này trong khoảng 30 giây. Sau đó, đổi chân và lặp lại các bước trên.

Ngoài ra, bạn có thể tham gia các lớp học yoga dành riêng cho phụ nữ mang thai để kéo căng cơ, giảm tần suất và cường độ chuột rút chân vào ban đêm.

  1. Massage nhẹ nhàng: Bạn có thể dùng tay hoặc dùng con lăn để xoa bóp vùng bắp chân giúp cơ bắp thư giãn, thúc đẩy tuần hoàn máu và đẩy lùi chuột rút.
  2. Tắm nước ấm: Nước ấm giúp mạch máu giãn ra và tăng lưu lượng máu đến các cơ vùng bắp chân, giảm căng thẳng cơ bắp, hạn chế tình trạng chuột rút có thể xảy ra. Bên cạnh đó, tắm nước ấm cũng là cách cải thiện tâm trạng và giúp mẹ bầu ngủ ngon hơn.
  3. Chườm nóng: Bạn có thể dùng khăn ấm hoặc túi nhiệt, đắp lên vùng bắp chân trong khoảng 10 – 15 phút. Đây là cách làm giảm co cứng cơ, cải thiện quá trình lưu thông máu, tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu. Tuy nhiên, bạn không nên chườm nóng trong thời gian quá dài để tránh gây bỏng da.
  4. Dùng thuốc: Nếu đã áp dụng các phương pháp trên mà triệu chứng chuột rút vẫn xuất hiện thường xuyên, bạn có thể tham khảo ý kiến chuyên gia để sử dụng các loại thuốc phù hợp. Một số thuốc thường được dùng cho bà bầu bị chuột rút bắp chân là: thuốc giảm đau paracetamol, thuốc giảm đau chống viêm không steroid (NSAID), thuốc giãn cơ, thuốc bổ sung vitamin B12…

Mẹ bầu lưu ý tuân thủ đúng liều dùng, cách dùng theo hướng dẫn của bác sĩ, dược sĩ để tránh tác dụng phụ  nguy hiểm có thể xảy ra.

Mẹ bầu tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc trị chuột rút bắp chân
Mẹ bầu tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc trị chuột rút bắp chân

Cách phòng ngừa chuột rút bắp chân khi mang thai

Mẹ bầu có thể phòng ngừa chuột rút bắp chân bằng những cách đơn giản như sau:

  • Ngâm chân trước khi ngủ: Ngâm chân khoảng 10 – 15 phút bằng nước ấm, có thể thêm muối Epsom, thực hiện đều đặn mỗi ngày trước khi ngủ giúp tuần hoàn máu tăng, thư giãn cơ bắp, ngăn ngừa sưng và chuột rút bắp chân.
  • Vận động, tập thể dục nhẹ nhàng: Các bài tập thể thao có khả năng cải thiện lưu thông máu, cung cấp đủ oxy và các chất dinh dưỡng đến cơ ở bắp chân, hạn chế tình trạng co cứng gây chuột rút. Bạn nên căng cơ trước và sau khi tập thể dục, vận động vừa sức với những bài tập mà bản thân yêu thích như: đi bộ, đạp xe tại nhà, bơi lội…
  • Bổ sung canxi, magie: Ngoài chế độ ăn giàu dinh dưỡng, mẹ bầu nên sử dụng thêm các sản phẩm cung cấp canxi, magie với hàm lượng vừa đủ để ngăn ngừa tình trạng thiếu chất gây chuột rút.
  • Hạn chế đứng quá lâu hoặc duy trì một tư thế liên tục: Đứng quá lâu hoặc duy trì một tư thế liên tục khiến máu kém lưu thông, gây tắc nghẽn máu ở bắp chân, tăng nguy cơ suy giãn tĩnh mạch, sưng phù và chuột rút. Vì vậy, bạn nên đi lại nhẹ nhàng khoảng 5 – 10 phút sau khi ngồi hoặc giữ nguyên tư thế liên tục trong khoảng 30 – 45 phút.
  • Uống đủ nước: Phụ nữ mang thai cần uống đủ nước, khoảng 8 – 12 cốc mỗi ngày, ngay cả khi không cảm thấy khát, lý tưởng nhất là nước lọc hoặc các loại nước giàu chất điện giải như nước ép trái cây tự nhiên. Ngoài ra, mẹ bầu có thể quan sát nước tiểu thường xuyên để phát hiện mình có đang thiếu nước hay không. Nước tiểu trong hoặc gần như trong là biểu hiện cơ thể đủ nước. Nước tiểu màu vàng sẫm là dấu hiệu cơ thể đang thiếu nước, cần bổ sung ngay.
Mẹ bầu uống đủ nước mỗi ngày để ngăn ngăn ngừa thiếu nước
Mẹ bầu uống đủ nước mỗi ngày để ngăn ngăn ngừa thiếu nước

Khi nào mẹ bầu nên đi khám sĩ

Hiện tượng chuột rút bắp chân khi mang thai là bình thường. Tuy nhiên, mẹ bầu cần đi khám ngay khi thấy xuất hiện các dấu hiệu như sau:

  • Đau kéo dài, ảnh hưởng đến khả năng vận động: Cơn đau xuất hiện liên tục và kéo dài, có thể lên đến hàng giờ khiến bạn gặp khó khăn khi di chuyển là triệu chứng liên quan đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác như: viêm tĩnh mạch sâu,  tổn thương dây thần kinh, nhiễm trùng, mang thai ngoài tử cung, nhau bong non… [3]Cramping During Pregnancy | Causes, Treatment & Prevention.  Truy cập ngày 08/ 05/ 2024.
    https://americanpregnancy.org/healthy-pregnancy/pregnancy-concerns/cramping-during-pregnancy/
  • Sưng, nóng, đỏ, đau: Sưng, nóng, đỏ nghiêm trọng ở một hoặc cả hai chân kết hợp với đau khi đi lại là dấu hiệu cảnh báo sự xuất hiện của cục máu đông.

Canxi tự nhiên Menacal – Hết đau mỏi chuột rút sau 2 tuần

Như đã nói ở trên, ngoài chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng, phụ nữ mang thai nên sử dụng thêm sản phẩm bổ sung canxi để đảm bảo mẹ và bé luôn đủ chất, khỏe mạnh. Mời bạn tham khảo viên uống canxi tự nhiên Menacal được nhập khẩu chính ngạch từ châu Âu và phân phối bởi công ty TNHH Dược Hunmed.

Menacal cung cấp hàm lượng lớn canxi tự nhiên phù hợp với phụ nữ mang thai
Menacal cung cấp hàm lượng lớn canxi tự nhiên phù hợp với phụ nữ mang thai

Mỗi viên Menacal cung cấp đến 158.4 mg canxi nguyên tố từ tảo biển đỏ và san hô. Hàm lượng này đáp ứng đủ nhu cầu của phụ nữ mang thai, giúp đẩy lùi tình trạng chuột rút khi ngủ và giảm nguy cơ mắc loãng xương sau sinh. Đây là loại canxi hữu cơ tự nhiên dễ hấp thu nên bạn có thể hoàn toàn an tâm sử dụng mỗi ngày mà không phải lo lắng về các tác dụng phụ như: nóng trong, táo bón, trào ngược dạ dày – thực quản, sỏi thận…

Ngoài ra, Menacal còn chứa nhiều thành phần quan trọng khác như:

  • Magie, kẽm, selen giúp kích hoạt và hoạt hóa các enzyme hấp thu canxi.
  • Vitamin D3 giúp canxi di chuyển dễ dàng từ ruột vào máu.
  • Vitamin K2 ở dạng MK – 7 tồn tại thời gian dài trong cơ thể, giúp canxi vận chuyển từ máu vào xương và răng, ngăn ngừa tình trạng dư thừa canxi trong mô mềm, mạch máu.

Viên uống bổ sung canxi Menacal đã đạt nhiều chứng nhận của các tổ chức sức khỏe hàng đầu. Trong đó có chứng nhận GRAS của FDA, chứng nhận chất lượng của Tổ chức về sức khỏe châu ÂU (EU Health), chứng nhận Hữu cơ (Organic) cho quá trình khai thác và chế biến.

Mong rằng bài viết trên giúp bạn hiểu rõ hơn nguyên nhân và cách khắc phục trong trường hợp bà bầu bị chuột rút bắp chân khi ngủ. Nếu có băn khoăn nào cần giải đáp, bạn đừng ngần ngại truy cập ngay vào website menacal.vn hoặc liên hệ tới hotline 1900 636 985 để nhận được tư vấn từ các chuyên gia.

References

References
1 Leg Cramps in Pregnancy: Treatment, Home Remedies, and Prevention. Truy cập 08/ 05/ 2023.
https://www.healthline.com/health/pregnancy/leg-cramps-pregnancy#causes
2 Leg Cramps at Night: Pregnancy, Diabetes, Other Causes. Truy cập ngày 08/ 05/ 2024.
https://www.verywellhealth.com/leg-cramps-at-night-8575881
3 Cramping During Pregnancy | Causes, Treatment & Prevention.  Truy cập ngày 08/ 05/ 2024.
https://americanpregnancy.org/healthy-pregnancy/pregnancy-concerns/cramping-during-pregnancy/