Còi xương ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng, phòng ngừa và điều trị toàn diện

Còi xương ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng, phòng ngừa và điều trị toàn diện

23/10/2024 7 lượt xem

Còi xương là bệnh lý gây ảnh hưởng tới sự phát triển về thể chất và vận động của trẻ nhỏ, nghiêm trọng hơn có thể gây biến dạng và khuyết tật suốt đời. Bài viết sau của Menacal sẽ giúp bố mẹ tìm hiểu về nguyên nhân của bệnh, triệu chứng, cách điều trị cùng những thông tin liên quan để phòng tránh sớm cho trẻ một cách hiệu quả. 

Hiểu rõ về bệnh còi xương

Còi xương là bệnh lý có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và phổ biến nhất là ở trẻ em. Tại Việt Nam, có khoảng từ 20-40% trẻ em bị thiếu hụt vitamin D, trong đó có 8.9% trường hợp bị thiếu trầm trọng. Trẻ có chẩn đoán còi xương có tỷ lệ cao hơn nhiều, với 65.8% trong năm 2003 và 39.1% trong năm 2014 ở đối tượng trẻ dưới 2 tuổi (theo thông tin của Khoa khám tư vấn dinh dưỡng trẻ em, Viện Dinh dưỡng quốc gia).

Trẻ bị bệnh còi xương gây ra nhiều ảnh hưởng nặng nề tới sức khỏe lâu dài và vĩnh viễn, làm chậm phát triển xương, vận động, gặp các di chứng phát triển hệ xương-răng, chậm phát triển chiều cao.

Bệnh còi xương có thể xảy ra với mọi độ tuổi và phổ biến ở trẻ em
Bệnh còi xương có thể xảy ra với mọi độ tuổi và phổ biến ở trẻ em

Nguyên nhân bệnh còi xương

Nguyên nhân gây ra bệnh còi xương có thể chia thành nguyên nhân sinh lý và nguyên nhân bệnh lý:

Nguyên nhân sinh lý

Trẻ bị còi xương có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, tuy nhiên đa số các trường hợp bị còi xương là do thiếu chất:[1]Rickets. Truy cập ngày 19/10/2024.
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/rickets/symptoms-causes/syc-20351943

  • Thiếu vitamin D: Nguyên nhân phổ biến nhất gây ra bệnh còi xương do dinh dưỡng là tình trạng thiếu hụt vitamin D. Vitamin D có tác dụng giúp cơ thể hấp thu canxi và phốt pho. Khi cơ thể thiếu hụt vitamin D, hàm lượng canxi và phốt pho trong máu giảm xuống, cơ thể sẽ lấy những khoáng chất này từ xương để phục vụ các hoạt động sống hàng ngày.
  • Thiếu canxi: Canxi là thành phần cấu tạo quan trọng của xương và cần thiết cho sự phát triển khung xương của trẻ. Thiếu canxi khiến cho trẻ có thể gặp các vấn đề phát triển xương, gây ra hiện tượng còi xương ở trẻ nhỏ và trẻ có chiều cao thấp hơn so với các bạn cùng trang lứa.
  • Thiếu các khoáng chất khác: Thiếu phốt pho cũng là nguyên nhân khiến trẻ có nguy cơ bị còi xương. Còi xương do thiếu phốt pho xảy ra khi nồng độ phốt phát huyết thanh thấp mãn tính, do suy giảm hấp thu ở ruột hay giảm hấp thu phốt pho tại thận. Ngoài ra, trẻ bị thiếu một số khoáng chất như vitamin K2, magie, kẽm cũng có thể làm tăng nguy cơ bị còi xương.
Thiếu hụt vitamin D là nguyên nhân chính gây ra còi xương do dinh dưỡng
Thiếu hụt vitamin D là nguyên nhân chính gây ra còi xương do dinh dưỡng

Nguyên nhân bệnh lý

Ngoài nguyên nhân còi xương do sinh lý, trẻ có thể bị còi xương do nguyên nhân bệnh lý:

  • Do di truyền: Bệnh còi xương di truyền là dạng bệnh được truyền qua nhiều thế hệ trong gia đình, xảy ra khi thận không thể giữ được phốt phát.
  • Rối loạn chuyển hóa: Những bệnh lý rối loạn làm giảm khả năng tiêu hóa hay hấp thu chất béo sẽ khiến cho vitamin D khó hấp thu vào cơ thể hơn, làm tăng nguy cơ bị còi xương. Đôi khi còi xương cũng xảy ra ở trẻ em bị rối loạn gan. 
  • Bệnh đường tiêu hóa: Một số trẻ bị các bệnh lý hệ tiêu hóa ảnh hưởng tới sự hấp thu canxi và vitamin D của cơ thể, ví dụ như bệnh viêm ruột, bệnh Celiac..

Ai có nguy cơ?

Những đối tượng có nguy cơ bị còi xương gồm có: [2]Rickets. Truy cập ngày 19/10/2024.
https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/22459-rickets

  • Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có nguy cơ cao bị bệnh còi xương, đặc biệt là trẻ bú mẹ (thậm chí nguy cơ còn tăng cao hơn nếu mẹ cho con bú không được nhận đủ vitamin D) hay những trẻ sinh non.
  • Trẻ em không tiếp xúc đủ với ánh nắng mặt trời có nguy cơ bị còi xương, nhất là vào mùa đông khi trẻ mặc nhiều quần áo dày.
  • Trẻ em có làn da sẫm màu (do làn da sẫm màu sẽ mất nhiều thời gian để hấp thu đủ tia nắng mặt trời và tạo ra lượng vitamin D cần thiết).

Triệu chứng của bệnh còi xương

Triệu chứng còi xương được chia thành triệu chứng sớm và triệu chứng muộn như sau:

Triệu chứng sớm

Bố mẹ có thể dễ dàng nhận thấy trẻ bị còi xương với các dấu hiệu nhận biết:

  • Trẻ còi xương hay ra mồ hôi trộm, ngủ không yên giấc, hay giật mình, vã mồ hôi vào ban đêm.
  • Trẻ quấy khóc liên tục với trường hợp nặng.
  • Trẻ chậm mọc răng, răng bị sâu hoặc mọc không đều nhau.
  • Trẻ bị rụng tóc vành khăn (rụng tóc phía sau đầu).
Trẻ bị còi xương có thể bị rụng tóc vành khăn
Trẻ bị còi xương có thể bị rụng tóc vành khăn

Triệu chứng muộn

Ở những trường hợp còi xương biểu hiện muộn, các dấu hiệu gồm có:

  • Trẻ bị biến dạng xương với xương sọ mềm, lồi ra, vòng đầu to, bướu trán, bướu đỉnh, lồng ngực bồ câu.
  • Trẻ bị chân vòng kiềng, cổ tay phình to.
  • Trẻ chậm lớn, cơ bắp yếu, chậm biết bò, muộn biết đi.

Ảnh hưởng của bệnh còi xương

Bệnh còi xương có thể gây ra nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe và sự phát triển của trẻ:

  • Ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất: Còi xương khiến trẻ chậm phát triển về thể chất, chậm phát triển các cơ quan đặc biệt là hệ cơ xương, khiến cho cột sống cong bất thường, dị dạng xương, khuyết tật răng, thay đổi dáng đi, ảnh hưởng tới chiều cao và khả năng lao động khi tới tuổi trưởng thành.
  • Ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ: Trẻ còi xương chậm phát triển trí tuệ, ảnh hưởng tới khả năng học tập, sức tập trung kém.
  • Ảnh hưởng đến sức khỏe tổng quát: Trẻ còi xương dễ mắc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp và tiêu chảy nặng, kéo dài, trẻ xanh xao, thiếu máu, hay tái phát bệnh viêm phổi và thậm chí bị động kinh, đồng thời làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý khác.

Phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh còi xương

Còi xương là căn bệnh có thể được chẩn đoán và điều trị hiệu quả nếu được phát hiện sớm.

Chẩn đoán còi xương

Bên cạnh những thông tin về triệu chứng còi xương của trẻ, tiền sử bệnh, thói quen sinh hoạt, kết quả thăm khám lâm sàng, các bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện một tố xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân vì sao trẻ bị còi xương và đưa ra phương pháp điều trị thích hợp. Các xét nghiệm thường được sử dụng để chẩn đoán còi xương gồm: [3]Rickets Diagnosis. Truy cập ngày 19/10/2024.
https://www.news-medical.net/health/Rickets-Diagnosis.aspx

  • Chụp X-quang xương: Thông qua hình ảnh trẻ em bị còi xương thu được, bác sĩ sẽ đánh giá được cấu trúc và mật độ xương của trẻ, giúp bố mẹ hiểu rõ hơn tình trạng còi xương của trẻ và đưa ra phương pháp phù hợp điều trị cho trẻ.
  • Xét nghiệm máu: Thực hiện xét nghiệm máu nhằm đánh giá nồng độ vitamin D, canxi, phốt pho trong máu. Trẻ có nguy cơ bị còi xương cao hơn nếu các chỉ số này thấp hơn so với tiêu chuẩn.
  • Xét nghiệm nước tiểu: Dựa vào kết quả xét nghiệm nước tiểu, bác sĩ sẽ đánh giá được mức độ đào thải canxi, phốt phát ra khỏi cơ thể để xem trẻ có bị còi xương hay gặp các vấn đề dinh dưỡng hay không.

Điều trị còi xương

Tùy vào thể trạng của trẻ và mức độ nghiêm trọng mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc và áp dụng các biện pháp điều trị còi xương cho bé phù hợp. 

  • Bổ sung vitamin D và canxi cho trẻ qua thực phẩm hay thuốc uống với liều sử dụng theo chỉ định của bác sĩ.
  • Để trẻ tăng cường tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Trường hợp trẻ thiếu vitamin D do vấn đề chuyển hóa thì có thể dùng thuốc bổ sung vitamin D3.
  • Trường hợp biến dạng xương có thể cần sử dụng nẹp cố định xương, trường hợp nặng cần phẫu thuật chỉnh xương.
Bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc bổ sung và tắm nắng với trẻ còi xương
Bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc bổ sung và tắm nắng với trẻ còi xương

Phòng ngừa bệnh còi xương

Để phòng ngừa bệnh còi xương ở trẻ nhỏ, dưới đây là một số biện pháp mẹ có thể thực hiện:

Cho trẻ bú mẹ

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng cung cấp canxi và vitamin D tốt nhất đối với trẻ sơ sinh. Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu sau sinh sẽ cung cấp hàm lượng vitamin D tự nhiên cho trẻ. Trong khoảng thời gian này, mẹ cũng cần lưu ý dùng thuốc bổ sung, vitamin tổng hợp để tăng cường hàm lượng vitamin D có trong sữa mẹ cho bé bú.

Bổ sung vitamin D và canxi cho trẻ

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 1 tuổi cần bổ sung 400 đơn vị vitamin D mỗi ngày, trong khi trẻ từ 1 tuổi trở lên cần khoảng 600 – 800 đơn vị vitamin D mỗi ngày.

Nhu cầu về canxi ở trẻ mỗi độ tuổi lại khác nhau, cụ thể:

  • Trẻ dưới 6 tháng tuổi: Cần bổ sung 300mg canxi /ngày.
  • Trẻ từ 7 tháng đến 1 tuổi: Cần bổ sung 400mg canxi/ngày.
  • Trẻ từ 1 đến 3 tuổi: Cần bổ sung 500mg canxi/ngày.
  • Trẻ từ 4 đến 6 tuổi: Cần bổ sung 600mg canxi/ngày.
  • Trẻ từ 7 đến 9 tuổi: Cần bổ sung 700mg canxi/ngày
  • Trẻ 10 tuổi: Cần bổ sung 1000mg canxi/ngày
  • Từ 11 tuổi trở lên: Cần bổ sung 1200mg canxi/ngày.

Để đáp ứng nhu cầu về canxi cho trẻ trong ngày, bố mẹ nên sử dụng thêm các sản phẩm bổ sung cho con. Hiện nay trên thị trường, sản phẩm Canxi EU tảo biển Menacal đang được nhiều phụ huynh tin chọn và tìm mua. Thành phần của sản phẩm cung cấp canxi từ tảo biển, không gây ra tình trạng lắng đọng canxi, tăng khả năng hấp thu canxi tối ưu, kết hợp cùng vitamin D3K2 giúp tăng cường sức khỏe của hệ xương. Sản phẩm được ưu tiên sử dụng cho trẻ trong giai đoạn phát triển.

Canxi EU Menacal chiết xuất từ tảo biển đỏ tự nhiên
Canxi EU Menacal chiết xuất từ tảo biển đỏ tự nhiên

Chế độ ăn uống cân đối

Trẻ nhỏ cần có một chế độ dinh dưỡng đáp ứng cung cấp đủ 4 nhóm chất chính gồm tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Bố mẹ cần bổ sung đầy đủ cho con đặc biệt là các khoáng chất tạo xương như vitamin D, canxi, phốt pho, kẽm, sắt. 

Khi lên thực đơn cho bé, cần theo dõi và điều chỉnh chế độ ăn phù hợp với lứa tuổi của con. Một chế độ dinh dưỡng đầy đủ sẽ giúp trẻ tăng cường sức đề kháng tốt và phòng tránh nhiều bệnh lý như còi xương, suy dinh dưỡng, giúp con lớn lên khỏe mạnh. [4]What to Know About Rickets. Truy cập ngày 19/10/2024.
https://www.webmd.com/children/what-to-know-rickets

Tạo điều kiện cho trẻ tiếp xúc với ánh nắng mặt trời

Tắm nắng là hoạt động giúp cơ thể tổng hợp vitamin D cần thiết cho sự phát triển xương và sức khỏe tổng thể. Mẹ nên cho con tắm nắng vào buổi sáng sớm hay chiều muộn, khi tia nắng đã bớt gay gắt. Chỉ nên cho con tắm nắng khoảng 10-15 phút bởi làn da của bé rất mỏng manh, nhạy cảm với ánh nắng mặt trời. Khi đưa con đi tắm nắng, mẹ nên cho bé mặc quần áo nhẹ, dài tay, đội mũ và thoa kem chống nắng để ngăn chặn bức xạ UVA và UVB từ ánh nắng mặt trời.

Tắm nắng giúp cơ thể trẻ tổng hợp được lượng vitamin D cần thiết
Tắm nắng giúp cơ thể trẻ tổng hợp được lượng vitamin D cần thiết

Khám sức khỏe định kỳ

Bố mẹ cần lưu ý đưa trẻ đi khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm bệnh còi xương và có các biện pháp điều trị kịp thời.

Những thắc mắc thường gặp

Ngoài những thông tin cung cấp như trên, dưới đây là một số thắc mắc thường gặp ở những phụ huynh có con nhỏ:

Làm thế nào để nhận biết trẻ bị còi xương?

Bố mẹ có thể phát hiện triệu chứng còi xương ở trẻ với một số dấu hiệu điển hình như sau đây:

  • Trẻ chậm lớn, không tăng trưởng chiều cao trong vài tháng.
  • Trẻ chậm mọc răng, dễ bị sâu răng.
  • Trẻ rụng tóc nhiều, da dẻ tái nhợt, hay mệt mỏi, uể oải.
  • Trẻ chậm bò, chậm tập đi.
  • Trẻ có hai chân lại hay chụm đầu gối vào nhau.
  • Trẻ có cổ tay và cổ chân dày.
  • Trẻ có sọ đầu không đầy mà phập phồng lên xuống theo nhịp.

Có cần thiết phải cho trẻ uống vitamin D bổ sung không?

Nguồn vitamin D từ thực phẩm tự nhiên rất nhỏ, không thể cung cấp đủ nhu cầu hàng ngày cho trẻ nhỏ. Nguồn vitamin D tự tổng hợp dưới da nhờ tác dụng của tia UVB là chủ yếu nhưng cần tiếp xúc với ánh nắng trực tiếp hàng ngày. Tuy nhiên lứa tuổi trẻ sơ sinh đa phần chưa ra nắng nhiều nên thường không đáp ứng đủ nhu cầu về vitamin D. 

Bố mẹ nên cho con uống vitamin D tới khi trẻ biết đi. Lúc này con đã có khả năng đi ra ngoài nhiều, phơi nắng thường xuyên và ăn uống đa dạng các thực phẩm nên sẽ cung cấp đủ lượng vitamin D cần thiết.

Thực phẩm nào tốt cho trẻ bị còi xương?

Xây dựng một chế độ dinh dưỡng với các thực phẩm giàu vitamin D và canxi sẽ giúp cải thiện tình trạng còi xương của con. Những thực phẩm sau đây bố mẹ nên thêm vào khẩu phần ăn của trẻ:

  • Cá hồi, cá ngừ: Cá là thực phẩm giàu Omega-3, DHA, protein, chất béo, canxi, do đó đây là thực phẩm tốt nhất cho trẻ bị còi xương, suy dinh dưỡng. Mẹ có thể chế biến các món ngon từ cá cho trẻ như cá chiên, cá hấp, cá sốt cà chua..
  • Thịt gà: Thịt gà giàu protein và canxi, ít chất béo, cung cấp nguồn năng lượng dồi dào cho cơ thể và giúp cải thiện tình trạng còi xương cho bé.
  • Sữa: Trong một ly sữa bò có thể chứa tới 125mg canxi, tương tự với các loại sữa hạt như hạt điều, đậu nành.. Mẹ nên cho trẻ uống ít nhất một ly sữa mỗi ngày để hỗ trợ sự phát triển toàn diện về thể chất và trí não cho bé.
  • Các loại rau xanh: Rau màu xanh đậm rất giàu canxi, vừa giúp cải thiện tình trạng bệnh còi xương ở trẻ em, vừa tăng cường chất xơ giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru hơn. Các món rau mẹ có thể chế biến cho trẻ như salad, canh, xào với loại rau trẻ thích để con ăn nhiều hơn.

Những thông tin trong bài trên đã giúp bố mẹ hiểu rõ hơn về bệnh còi xương và những vấn đề liên quan tới căn bệnh này. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, bố mẹ hãy truy cập vào hotline 1900 636 985, hay truy cập website menacal.vn để biết thêm các thông tin khác.

References

References
1 Rickets. Truy cập ngày 19/10/2024.
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/rickets/symptoms-causes/syc-20351943
2 Rickets. Truy cập ngày 19/10/2024.
https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/22459-rickets
3 Rickets Diagnosis. Truy cập ngày 19/10/2024.
https://www.news-medical.net/health/Rickets-Diagnosis.aspx
4 What to Know About Rickets. Truy cập ngày 19/10/2024.
https://www.webmd.com/children/what-to-know-rickets