Tiền sản giật

Bác sĩ chỉ ra các nguyên nhân và 3 dấu hiệu tiền sản giật điển hình

21/06/2024 99 lượt xem

Mang thai là hành trình kỳ diệu với vô vàn cảm xúc, nhưng cũng tiềm ẩn nhiều thách thức và nguy cơ đối với sức khỏe của người mẹ. Một trong những tình trạng nghiêm trọng nhất có thể xảy ra là tiền sản giật. Cùng Menacal tìm hiểu một số dấu hiệu tiền sản giật điển hình để chuẩn bị và phòng ngừa một cách hiệu quả nhé! 

Tổng quan về tiền sản giật

Tiền sản giật là tình trạng huyết áp cao dai dẳng trong thời kỳ mang thai hoặc hậu sản. Bệnh lý thường phát triển sau tuần thứ 20 của thai kỳ và có thể xuất hiện ở những phụ nữ chưa từng có vấn đề về huyết áp trước đó.

Mức độ nghiêm trọng của tiền sản giật phụ thuộc vào thời điểm phát hiện và tình trạng sức khỏe của người mẹ. Hầu hết các trường hợp đều sinh con khỏe mạnh và hồi phục hoàn toàn. Tuy nhiên, nếu không có phương pháp điều trị phù hợp và kịp thời, các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra như: sinh non, nguy cơ sản giật, thiếu máu cục bộ, rau bong non, thậm chí đe dọa tính mạng của cả mẹ và bé. [1]What Is Preeclampsia? Truy cập ngày 12/ 06/ 2024.
https://preeclampsia.org/what-is-preeclampsia#

Tại Việt Nam, tỷ lệ mắc tiền sản giật – sản giật chiếm khoảng 4 – 5% trong tổng số phụ nữ mang thai. Bệnh lý được đánh giá là một trong năm tai biến sản khoa nguy hiểm cần ngăn chặn và giải quyết kịp thời.

Tiền sản giật là vấn đề liên quan đến huyết áp cực kỳ nguy hiểm khi mang thai
Tiền sản giật là vấn đề liên quan đến huyết áp cực kỳ nguy hiểm khi mang thai

Dấu hiệu tiền sản giật cần nhận biết

Để bảo vệ sức khỏe trong suốt quá trình mang thai, việc nhận biết sớm các biểu hiện tiền sản giật là vô cùng quan trọng. Dưới đây là những dấu hiệu cảnh báo chính cần hết sức lưu ý:

Huyết áp cao

Các bác sĩ đưa ra chẩn đoán tiền sản giật khi huyết áp của người mẹ tăng đột ngột:

  • Huyết áp vượt quá mức 140/90 mmHg sau khi đo ít nhất 2 lần, cách nhau ít nhất 4 giờ.
  • Huyết áp trên 160/110 mmHg sau ít nhất 1 lần đo.

Huyết áp cao thường không có triệu chứng và có thể bị nhầm lẫn với tình trạng tăng huyết áp khác trong thai kỳ như: tăng huyết áp mạn tính, tăng huyết áp thai kỳ. Vì vậy, mẹ bầu cần kiểm tra thường xuyên và gặp chuyên gia ngay khi có những nghi ngờ ban đầu.

Protein niệu

Một trong những dấu hiệu tiền sản giật điển hình nhất là sự xuất hiện của protein trong nước tiểu phát hiện qua các xét nghiệm. Protein niệu dương tính được xác định khi lượng protein lớn hơn 300 mg/mẫu nước tiểu 24 giờ. Ngoài ra, triệu chứng này còn được chẩn đoán dựa trên tỷ lệ protein/creatinin ≥ 0.3 hoặc đọc que 2+.

Tuy nhiên, một số xét nghiệm như dùng que thử định tính có độ chính xác không cao, nên nếu đưa ra kết quả âm tính cũng không loại trừ được chứng tiền sản giật.

Protein niệu là dấu hiệu tiền sản giật điển hình
Protein niệu là dấu hiệu tiền sản giật điển hình

Tổn thương các cơ quan

Tổn thương các cơ quan là dấu hiệu của tiền sản giật được dùng kết hợp với tiêu chuẩn chẩn đoán tăng huyết áp nêu trên, kể cả khi không phát hiện protein niệu. Trong đó, cơ quan bị ảnh hưởng nhiều nhất là thận và gan.

  • Suy thận: Được xác định khi nồng độ creatinin huyết thanh cao hơn 1.1 mg/dL hoặc gấp đôi creatinin huyết thanh ở phụ nữ không bị bệnh thận.
  • Tổn thương gan: Được chẩn đoán khi men aminotransferases tăng cao, gấp 2 lần bình thường.

Các dấu hiệu khác

Ngoài những dấu hiệu tiền sản giật điển hình được nêu trên, bệnh lý còn xuất hiện với các triệu chứng như: [2]Preeclampsia – Symptoms & causes. Truy cập ngày 12/ 06/ 2024.
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/preeclampsia/symptoms-causes/syc-20355745

  • Giảm tiểu cầu trong máu (số lượng tiểu cầu nhỏ hơn 100.000/mcL).
  • Đau đầu dữ dội không đáp ứng với thuốc và không được chẩn đoán bởi các nguyên nhân khác.
  • Thay đổi thị lực với các vấn đề thường gặp như: mắt mờ, nhìn đôi, nhạy cảm với ánh sáng.
  • Đau bụng trên, hầu hết các trường hợp tập trung chủ yếu ở vùng dưới xương sườn bên phải.
  • Khó thở.
  • Buồn nôn, nôn.
  • Tăng cân đột ngột, nhanh chóng (hơn 2 kg trong một tuần) mặc dù không thay đổi chế độ ăn uống hay cường độ hoạt động thể chất.
  • Sưng phù, đặc biệt ở tay, chân và mặt. Tuy nhiên, sưng phù cũng thường xuất hiện trong thai kỳ khỏe mạnh, nên cần kết hợp với nhiều dấu hiệu khác trước khi chẩn đoán tiền sản giật.
  • Số lần đi tiểu trong ngày và lượng nước tiểu mỗi lần ít hơn hẳn so với bình thường.
Đau đầu dữ dội là một trong những dấu hiệu liên quan đến tiền sản giật
Đau đầu dữ dội là một trong những dấu hiệu liên quan đến tiền sản giật

Nguyên nhân tiền sản giật là gì?

Tiền sản giật là một biến chứng phức tạp của thai kỳ và nguyên nhân vẫn chưa được xác định rõ. Nhiều giả thuyết cho rằng bệnh lý xảy ra do nhau thai không phát triển đúng cách và không nhận đủ máu trong nửa đầu của thai kỳ. Tổn thương nhau thai ảnh hưởng đến mạch máu của người mẹ gây tăng huyết áp. Đồng thời, chức năng của thận bị suy giảm khiến các protein quan trọng trong máu rò rỉ vào nước tiểu làm xuất hiện protein niệu. [3]Pre-eclampsia – Cause. Truy cập ngày 12/ 06/ 2024.
https://www.nhs.uk/conditions/pre-eclampsia/causes/

Vấn đề liên quan đến nhau thai cũng chưa được xác định, có thể bắt nguồn bởi các nguyên nhân như:

  • Di truyền.
  • Sự cấy ghép của nhau thai vào thành tử cung và quá trình hình thành mạch máu bị rối loạn.
  • Các yếu tố giãn mạch và co mạch bị mất cân bằng.
  • Mạch máu không hoàn chỉnh do suy giảm các yếu tố phát triển nhau thai, điển hình là VEGF và PIGF.

Tiền sản giật có nguy cơ cao xuất hiện ở những đối tượng sau:

  • Lần đầu tiên mang thai.
  • Lần cuối cùng mang thai cách đây ít nhất 10 năm.
  • Những lần mang thai trước từng bị tiền sản giật.
  • Tiền sử người thân trong gia đình bị tiền sản giật.
  • Mẹ trên 40 tuổi.
  • Béo phì khi bắt đầu mang thai (chỉ số khối cơ thể BMI từ 35 trở lên).
  • Đa thai (sinh đôi, sinh ba…).
  • Sử dụng phương pháp hỗ trợ mang thai (thụ tinh trong ống nghiệm IVF).
  • Tiền sử mắc các vấn đề về sức khỏe như: rối loạn thận, rối loạn tự miễn dịch, đái tháo đường, tăng huyết áp mạn tính.
Đái tháo đường tuýp 1 hoặc tuýp 2 đều là yếu tố nguy cơ dẫn đến tiền sản giật
Đái tháo đường tuýp 1 hoặc tuýp 2 đều là yếu tố nguy cơ dẫn đến tiền sản giật

Biến chứng tiền sản giật

Tiền sản giật có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm đối với cả mẹ và thai nhi bao gồm:

  • Thai nhi: chậm phát triển, chết lưu, sinh non…
  • Mẹ: nguy cơ sản giật (co giật trong thai kỳ), thiếu máu cục bộ, tổn thương nghiêm trọng nhiều cơ quan (đặc biệt là não, gan và thận), rau bong non, hội chứng HELLP (tan máu, số lượng tiểu cầu thấp và xét nghiệm chức năng gan cao), bệnh tim mạch…

Cách phòng ngừa tiền sản giật cho mẹ

Mặc dù không thể ngăn ngừa hoàn toàn tiền sản giật, nhưng việc áp dụng các biện pháp phòng ngừa có thể giúp giảm nguy cơ và tác động của biến chứng này.

  • Khám thai định kỳ để theo dõi chặt chẽ sức khỏe của mẹ và bé, phát hiện sớm các yếu tố nguy cơ như tăng huyết áp và protein niệu nhằm đưa ra giải pháp kịp thời.
  • Thường xuyên kiểm tra huyết áp và lượng đường trong máu.
  • Tập thể dục đều đặn, cường độ phù hợp với tình trạng sức khỏe của bản thân giúp kiểm soát cân nặng và huyết áp.
  • Chế độ ăn uống cân bằng, giàu chất dinh dưỡng, đặc biệt là canxi.
  • Bổ sung aspirin liều thấp và thực phẩm chức năng chứa canxi theo hướng dẫn của chuyên gia.

Việc lựa chọn sản phẩm bổ sung canxi chất lượng, uy tín là không chỉ là cách ngăn ngừa nguy cơ tiền sản giật, mà còn đảm bảo sức khỏe toàn diện của mẹ và bé khi mang thai. Mời bạn tham khảo viên uống Menacal cung cấp canxi nguyên tố từ tảo biển đỏ và san hô được nhập khẩu chính ngạch từ châu Âu.

Mỗi viên uống Menacal chứa hàm lượng lớn canxi từ tảo biển đỏ
Mỗi viên uống Menacal chứa hàm lượng lớn canxi từ tảo biển đỏ

Canxi trong Menacal có cấu trúc lỗ xốp và 3 dạng hình thù dễ tan trong môi trường axit. Điều này giúp cơ thể hấp thu tối ưu, ngăn ngừa nguy cơ lắng cặn ở đường tiêu hóa. Do đó, mẹ bầu có thể hoàn toàn an tâm trong quá trình sử dụng mà không phải lo các tác dụng phụ bao gồm: nóng trong, chướng bụng, táo bón, sỏi thận, trào ngược dạ dày – thực quản… như khi dùng các loại canxi thông thường khác.

Ngoài ra, mỗi viên uống Menacal còn cung cấp thêm nhiều vitamin và khoáng chất quan trọng, hỗ trợ hấp thu tối ưu canxi vào hệ thống xương, răng như: vitamin D3, K2, magie, kẽm, selen…

Đọc thêm: Dùng Menacal có bị táo bón nóng trong không? Cảm nhận từ người dùng

Một số câu hỏi thường gặp về tiền sản giật

Tiền sản giật là một tình trạng nghiêm trọng trong thai kỳ và có thể gây ra nhiều lo lắng cho bậc cha mẹ. Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp liên quan đến tiền sản giật và những thông tin cơ bản để giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng này:

Tiền sản giật thường gặp ở tuần thứ mấy của thai kỳ?

Tiền sản giật thường xuất hiện sau tuần thứ 20 của thai kỳ, với phần lớn các trường hợp được chẩn đoán trong tam cá nguyệt thứ ba (sau tuần thứ 27). Nếu phát triển trước tuần thứ 34 của thai kỳ thì được gọi là tiền sản giật khởi phát sớm.

Bệnh lý cũng có thể xảy ra trong khoảng vài ngày đầu đến một tuần sau khi sinh (tiền sản giật sau sinh). [4]Preeclampsia: Toxemia, Causes, Symptoms & Risk Factors. Truy cập ngày 12/ 06/ 2024.
https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/17952-preeclampsia

Bị tiền sản giật có đẻ thường được không?

Trong một số trường hợp, mẹ bị tiền sản giật có thể đẻ thường được. Tuy nhiên, việc sinh thường hay sinh mổ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm mức độ nghiêm trọng của tiền sản giật, tình trạng sức khỏe của mẹ và bé. Dù là quyết định nào cũng cần thực hiện dưới sự giám sát và tư vấn kỹ lưỡng của đội ngũ y tế để đảm bảo an toàn tối đa cho cả hai mẹ con.

Việc sinh thường hay sinh mổ khi bị tiền sản giật phụ thuộc vào sức khỏe của mẹ và con
Việc sinh thường hay sinh mổ khi bị tiền sản giật phụ thuộc vào sức khỏe của mẹ và con

Mẹ bị tiền sản giật con có sống được không?

Mẹ bị tiền sản giật vẫn có thể sinh con khỏe mạnh nếu được can thiệp y tế đúng cách và kịp thời. Trong một số trường hợp, trẻ sinh non và có nguy cơ mắc các biến chứng liên quan đến sức khỏe như nhẹ cân, vấn đề về hô hấp.

Tiền sản giật có hết sau khi sinh không?

Tiền sản giật thường biến mất hoàn toàn trong vòng vài ngày đến vài tuần sau khi sinh. Đối với trường hợp huyết áp vẫn duy trì ở mức cao trong vài tuần, bạn cần tham khảo ý kiến chuyên gia và được điều trị bằng thuốc.

Mong rằng bài viết trên đã cung cấp đủ thông tin để bạn nắm bắt được các dấu hiệu tiền sản giật cũng như một số cách phòng ngừa hiệu quả. Nếu còn câu hỏi nào cần giải đáp, bạn có thể truy cập ngay vào website menacal.vn hoặc liên hệ tới hotline 1900 636 985 để nhận được tư vấn từ các chuyên gia.

References

References
1 What Is Preeclampsia? Truy cập ngày 12/ 06/ 2024.
https://preeclampsia.org/what-is-preeclampsia#
2 Preeclampsia – Symptoms & causes. Truy cập ngày 12/ 06/ 2024.
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/preeclampsia/symptoms-causes/syc-20355745
3 Pre-eclampsia – Cause. Truy cập ngày 12/ 06/ 2024.
https://www.nhs.uk/conditions/pre-eclampsia/causes/
4 Preeclampsia: Toxemia, Causes, Symptoms & Risk Factors. Truy cập ngày 12/ 06/ 2024.
https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/17952-preeclampsia