bà bầu tháng cuối đau lưng dữ dội

Bà bầu tháng cuối đau lưng dữ dội có nguy hiểm không? 8 Cách giảm đau lưng cho bà bầu

27/05/2024 116 lượt xem

Yếu tố gây khó chịu nhất, ảnh hưởng đến tâm trạng và chất lượng giấc ngủ trong quá trình mang thai là đau lưng. Triệu chứng này xuất hiện thường xuyên và trở nên nghiêm trọng hơn vào những tháng cuối thai kỳ. Vậy bà bầu tháng cuối đau lưng dữ dội có nguy hiểm không? Cùng đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!

Nguyên nhân bà bầu tháng cuối đau lưng dữ dội

Trong tháng cuối thai kỳ, mẹ bầu có thể cảm nhận được những cơn đau âm ỉ kéo dài hoặc đau nhói dữ dội, chủ yếu ở vùng lưng dưới và xương chậu, nghiêm trọng hơn khi đứng hoặc ngồi lâu. Một số nguyên nhân khiến bà bầu tháng cuối đau lưng dữ dội là:

  1. Trọng lượng thai nhi tăng: Trọng lượng thai nhi tăng nhanh ở tháng cuối tạo áp lực lên cột sống và cơ lưng, dẫn đến những cơn đau dữ dội, kèm co cứng cơ khiến bạn khó vận động.
  2. Hormone gây giãn nở dây chằng và khớp: Hormone relaxin và progesterone tăng trong tháng cuối thai kỳ ảnh hưởng trực tiếp đến cơ và khớp của người phụ nữ. Chúng khiến cơ bắp giãn ra, dây chằng và khớp bị nới lỏng, đặc biệt ở vùng xương chậu, gây khó chịu, đau nhức, thậm chí dẫn đến chấn thương. [1]Back Pain in Pregnancy. Truy cập ngày 23/ 05/ 2024.
    https://www.hopkinsmedicine.org/health/conditions-and-diseases/staying-healthy-during-pregnancy/back-pain-in-pregnancy#
  3. Cơ lưng bị căng: Khi tử cung phát triển và trở nên nặng hơn, trọng tâm cơ thể bị thay đổi khiến phụ nữ mang thai gặp nhiều khó khăn trong việc giữ thăng bằng khi di chuyển và dễ té ngã. Vì vậy, hầu hết mẹ bầu có xu hướng ngả người ra phía sau để điều chỉnh lại tư thế và đi lại dễ dàng hơn. Điều này khiến cơ lưng bị kéo căng gây đau nhức.
  4. Cơ bụng yếu: Cơ thẳng bụng là hai dải cơ chạy dọc theo chiều dài của bụng. Thai nhi phát triển tạo áp lực khiến hai cơ này tách ra, bị suy yếu, tổn thương và gây đau nhức lan sang vùng thắt lưng. [2]Lower back pain in the third trimester of pregnancy: What it means. Truy cập ngày 23/ 05/ 2024.
    https://www.medicalnewstoday.com/articles/lower-back-pain-pregnancy-third-trimester#causes
  5. Tâm lý thay đổi gây mệt mỏi, mất ngủ kéo dài: Trước khi chào đón một thành viên mới trong gia đình, tâm trạng của người mẹ có nhiều biến động. Sự căng thẳng, lo lắng, mất ngủ kéo dài có thể gây ra các triệu chứng về mặt thể chất như: đau đầu, đau lưng, căng cơ, cứng khớp, sức đề kháng suy giảm khiến cơ bắp và cột sống dễ bị tổn thương hơn.
Căng thẳng, mệt mỏi ảnh hưởng đến cả tinh thần và thể chất của mẹ bầu
Căng thẳng, mệt mỏi ảnh hưởng đến cả tinh thần và thể chất của mẹ bầu
  1. Sinh hoạt, vận động sai tư thế: Trong suốt quá trình mang thai, mẹ bầu tăng trung bình khoảng 11 – 12 kg. Sự thay đổi về cân nặng và kích thước thai nhi khiến mẹ gặp nhiều khó khăn khi sinh hoạt, dẫn đến vận động sai tư thế. Điều này làm căng thẳng cột sống và gây đau lưng.
  2. Bệnh lý: Đau lưng dữ dội có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý như:
  • Thiếu canxi: Nhu cầu canxi ở mẹ bầu tăng cao từ tháng thứ 4 thai kỳ để hỗ trợ sự phát triển hệ thống xương, thần kinh của em bé. Nếu không bổ sung đủ canxi, cơ và xương của mẹ dần yếu đi, dễ tổn thương, dẫn đến đau nhức lưng.
  • Đau thần kinh tọa: Sự phát triển của tử cung có thể chèn ép dây thần kinh tọa, gây đau từ lưng dưới lan xuống mông và chân.

Bà bầu tháng cuối đau lưng dữ dội có nguy hiểm không?

Bà bầu tháng cuối đau lưng dữ dội là hiện tượng bình thường, không gây nguy hiểm. Theo nghiên cứu, khoảng 60 – 70% phụ nữ phải trải qua triệu chứng này trong những ngày cuối thai kỳ.

Tuy nhiên, nếu cơn đau xuất hiện liên tục và ngày càng nghiêm trọng, kèm theo các dấu hiệu dưới đây, mẹ bầu nên đi khám bác sĩ để nhận được tư vấn tốt nhất:

  • Chảy máu âm đạo: Đau lưng dữ dội xuất hiện cùng với cơn co tử cung, chảy máu âm đạo hoặc bất kỳ sự thay đổi bất thường nào về dịch tiết âm đạo là những triệu chứng cảnh báo nhau bong non hoặc sinh non.
  • Sốt: Sốt kèm theo đau âm ỉ ở vùng lưng dưới hoặc dọc hai bên lưng, giữa xương sườn và hông. Đây có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng thận hoặc bàng quang cần được điều trị ngay lập tức.
  • Đi tiểu đau, tiểu ra máu: Đi tiểu thường xuyên, tiểu đau, tiểu ra máu, ớn lạnh hoặc sốt có thể là các triệu chứng của nhiễm trùng đường tiết niệu cần phải điều trị.
Bà bầu tháng cuối đau lưng dữ dội là hiện tượng thường gặp
Bà bầu tháng cuối đau lưng dữ dội là hiện tượng thường gặp

Bà bầu tháng cuối đau lưng dữ dội có phải sắp sinh không?

Bà bầu tháng cuối đau lưng dữ dội có thể là dấu hiệu sắp sinh. Lúc này, tử cung bắt đầu co thắt đều đặn và mạnh mẽ, cổ tử cung giãn nở và mỏng dần. Em bé di chuyển xuống dưới. Những điều này đều tạo áp lực lên vùng xương chậu và lưng dưới gây đau nhức dữ dội.

Tuy nhiên, như đã nói ở trên, đau lưng trong tháng cuối thai kỳ còn có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác như: trọng lượng thai nhi tăng, hormone gây giãn nở dây chằng và khớp, cơ lưng căng, cơ bụng yếu…

Vì vậy, nếu chỉ đau lưng thì không thể xác định được mẹ bầu có sắp sinh hay không. Bạn cần kết hợp với các triệu chứng chuyển dạ khác như: co thắt tử cung đều đặn, ra máu bào, rò rỉ nước ối…

Cách giảm đau lưng cho bà bầu tháng cuối tại nhà hiệu quả

Đau lưng không chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày, mà còn giảm chất lượng giấc ngủ, khiến mẹ bầu luôn khó chịu, cáu gắt. Mời bạn tham khảo phương pháp giảm đau lưng hiệu quả, đơn giản, có thực thực hiện ngay tại nhà: [3]How to Relieve Severe Back Pain During Pregnancy. Truy cập ngày 23/ 05/ 2024.
https://www.healthline.com/health/pregnancy/how-to-relieve-severe-back-pain-during-pregnancy#treatment

Chọn trang phục phù hợp

Mẹ bầu lựa chọn quần áo thoải mái, có dây thun rộng vừa vặn phần dưới bụng để không bị thắt chặt gây khó chịu, đau nhức. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng đai đỡ bụng bầu giúp giảm một phần trọng lượng của bụng lên cơ lưng, ngăn ngừa sai tư thế, hỗ trợ việc di chuyển dễ dàng hơn.

Kiểm soát cân nặng hợp lý

Kiểm soát cân nặng là cách giảm áp lực lên cột sống, đặc biệt là vùng lưng dưới. Để thực hiện được điều này, mẹ bầu cần quan tâm hơn chế độ ăn uống mỗi ngày, đảm bảo lượng calo nạp vào phải phù hợp với nhu cầu cơ thể và thai nhi, tránh ăn quá nhiều đồ ăn nhanh, đồ ngọt và các thực phẩm giàu calo nhưng ít dinh dưỡng.

Ngoài ra, mẹ bầu có thể chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày thay vì ba bữa lớn để duy trì năng lượng ổn định và tránh tăng cân quá nhanh.

Kiểm soát cân nặng hợp lý để hạn chế tác động lên cột sống thắt lưng
Kiểm soát cân nặng hợp lý để hạn chế tác động lên cột sống thắt lưng

Chườm nóng hoặc chườm lạnh

Tác động nhiệt bằng cách chườm nóng hoặc chườm lạnh đều đẩy lùi cơn đau ở vùng lưng nhanh chóng. Bạn có thể dùng khăn lạnh hoặc túi nhiệt, đắp lên vị trí đau nhức khoảng 15 phút, lặp lại nhiều lần trong ngày.

Ngoài ra, mẹ bầu ưu tiên tắm bằng nước nóng để tăng tuần hoàn máu, giảm căng thẳng ở cơ và dây chằng, xoa dịu đau nhức và cải thiện tâm trạng tốt hơn.

Lưu ý: Không chườm nóng hoặc chườm lạnh quá lâu để tránh tổn thương da.

Massage nhẹ nhàng vùng lưng

Có thể massage nhẹ nhàng vùng lưng đều đặn 15 – 20 phút mỗi ngày trước khi đi ngủ để giảm đau lưng. Đây là cách thư giãn cơ bắp, đẩy lùi đau nhức và giúp tâm trạng thoải mái hơn, cải thiện chất lượng giấc ngủ.

Điều chỉnh tư thế sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý

Mẹ bầu không nên mang vác nặng, làm việc quá sức, nên sắp xếp thời gian nghỉ ngơi điều độ, tránh cơ thể mệt mỏi, căng thẳng. Ngoài ra, bạn cần điều chỉnh tư thế của bản thân để hạn chế tác động lên vùng thắt lưng như:

  • Tư thế đứng: Đứng thẳng, không được võng lưng, ngả người về phía trước hoặc phía sau quá nhiều.
  • Tư thế ngồi: Ngồi thẳng lưng, sử dụng ghế có tựa lưng hỗ trợ và đặt chân phẳng trên sàn hoặc trên một bệ kê chân. Sau mỗi giờ làm việc, mẹ bầu cần đứng lên đi lại khoảng 5 – 10 phút để thư giãn cơ bắp.

Tập thể dục nhẹ nhàng

Tham gia các hoạt động thể chất giúp cơ thể thoải mái, linh hoạt, cải thiện tâm trạng và giảm đau lưng hiệu quả. Mẹ có thể tham khảo các bước luyện tập đơn giản dưới đây:

  • Bước 1: Bắt đầu bằng tư thế bò sao cho đầu gối dưới hông, tay dưới vai, ngón tay hướng về phía trước và cơ bụng nâng lên để giữ thẳng lưng, không võng lưng.
  • Bước 2: Kéo cơ bụng vào và nâng lưng hướng lên trần nhà, để đầu và mông thư giãn nhẹ nhàng hướng xuống, không khóa chặt khủy tay, cố gắng di chuyển thắt lưng xa nhất có thể.
  • Bước 3: Giữ tư thế trên trong khoảng 5 – 10 giây rồi từ từ trở về tư thế ban đầu.
  • Bước 4: Thực hiện lặp lại 10 lần động tác trên một cách chậm rãi và nhịp nhàng.

Ngoài ra, mẹ cũng có thể tham gia các lớp học yoga chuyên nghiệp dành riêng cho phụ nữ mang thai để cải thiện cơ bắp, hỗ trợ lưng tốt hơn.

Tập thể dục đều đặn để cơ xương khớp luôn khỏe mạnh
Tập thể dục đều đặn để cơ xương khớp luôn khỏe mạnh

Chú ý tư thế ngủ

Các chuyên gia khuyến cáo rằng phụ nữ mang thai tháng cuối nên nằm nghiêng sang bên trái, gập đầu gối để cải thiện lưu thông máu và thư giãn cơ xương khớp. Có thể sử dụng thêm gối hỗ trợ giữa hai chân và dưới lưng để giảm tác động lên cột sống.

Mẹ bầu có thể ngủ nghiêng sang bên phải nhưng chỉ trong thời gian ngắn để tránh tạo áp lực lên gan.

Trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba, mẹ không nên nằm ngửa hoặc nằm sấp. Nằm sấp ảnh hưởng trực tiếp đến tử cung. Trong khi đó, khi nằm ngửa, trọng lượng của tử cung lại tạo áp lực cao lên động mạch và tĩnh mạch chủ. Cả hai tư thế này đều làm cho tim khó bơm máu đi khắp cơ thể và đến thai nhi, gây áp lực lên cột sống, khiến tình trạng đau lưng dưới trở nên trầm trọng hơn hoặc gặp các vấn đề về hô hấp khi ngủ.

Chế độ dinh dưỡng khoa học, đủ chất, cân bằng dinh dưỡng

Đau lưng có thể bắt nguồn từ việc thiếu chất, đặc biệt là thiếu canxi. Vì vậy, mẹ bầu cần thiết lập một chế độ ăn đủ dưỡng chất, giàu canxi từ sữa, rau có màu xanh đậm, cá hồi, cá mòi…

Ngoài ra, từ tháng thứ 4 thai kỳ cho đến khi sinh, nhu cầu canxi của mẹ tăng cao để hỗ trợ hệ thống xương, răng và thần kinh của thai nhi hoàn thiện. Lúc này, bổ sung canxi từ chế độ ăn là không đủ. Mẹ bầu cần sử dụng thêm thực phẩm chức năng cung cấp canxi để bé phát triển toàn diện hơn.

Mời bạn tham khảo viên uống canxi tự nhiên Menacal nhập khẩu chính ngạch từ châu Âu và nhận được đánh giá cao từ phía chuyên gia.

Menacal cung cấp hàm lượng lớn canxi tự nhiên phù hợp với phụ nữ mang thai
Menacal cung cấp hàm lượng lớn canxi tự nhiên phù hợp với phụ nữ mang thai

Mỗi viên Menacal cung cấp đến 158.4 mg canxi nguyên tố từ tảo biển đỏ và san hô dễ hấp thu, lành tính, hạn chế tác dụng phụ như: nóng trong, chướng bụng, táo bón, trào ngược dạ dày – thực quản, sỏi thận… Hàm lượng này đáp ứng đủ nhu cầu của phụ nữ mang thai trong những tháng cuối, giúp đẩy lùi đau nhức dữ dội vùng thắt lưng, tình trạng chuột rút khi ngủ và giảm nguy cơ mắc loãng xương sau sinh.

Ngoài ra, Menacal còn chứa nhiều thành phần quan trọng hỗ trợ cơ thể hấp thu canxi tối ưu hơn như: magie, kẽm, selen, vitamin D3, vitamin K2…

Mong rằng bài viết trên giúp bạn hiểu rõ hơn nguyên nhân khiến bà bầu tháng cuối đau lưng dữ dội và cách khắc phục tại nhà đơn giản, hiệu quả. Nếu có băn khoăn nào cần giải đáp, bạn đừng ngần ngại truy cập ngay vào website menacal.vn hoặc liên hệ tới hotline 1900 636 985 để nhận được tư vấn từ các chuyên gia.

References

References
1 Back Pain in Pregnancy. Truy cập ngày 23/ 05/ 2024.
https://www.hopkinsmedicine.org/health/conditions-and-diseases/staying-healthy-during-pregnancy/back-pain-in-pregnancy#
2 Lower back pain in the third trimester of pregnancy: What it means. Truy cập ngày 23/ 05/ 2024.
https://www.medicalnewstoday.com/articles/lower-back-pain-pregnancy-third-trimester#causes
3 How to Relieve Severe Back Pain During Pregnancy. Truy cập ngày 23/ 05/ 2024.
https://www.healthline.com/health/pregnancy/how-to-relieve-severe-back-pain-during-pregnancy#treatment