Uống canxi có nóng không? Mẹo giúp bổ sung canxi đúng cách

20/03/2024 852 lượt xem

Canxi là khoáng chất cần thiết cho cơ thể, tham gia vào nhiều phản ứng như co cơ, hình thành xương, các hoạt động điều tiết enzyme và hormone. Việc bổ sung canxi ngay từ đầu thai kỳ luôn được các bác sĩ nhắc nhở mẹ bầu. Thế nhưng, uống canxi có nóng không? Hay uống nhiều canxi có gây ra tác dụng phụ nào không? Bài viết sau đây không chỉ giải đáp các vấn đề này mà còn giúp mẹ bầu thấy rõ tầm quan trọng của việc bổ sung canxi.

Uống canxi có nóng không?

Thực chất, canxi không gây tăng thân nhiệt cơ thể. Do đó, có thể khẳng định bà bầu uống canxi không gây nóng. Các hiện tượng nổi mụn, ợ nóng, táo bón,… do uống canxi khá hiếm gặp ở mẹ bầu trong trường hợp uống đúng liều lượng.

Tuy nhiên, vẫn có trường hợp mẹ bầu gặp hiện tượng này nếu có cơ địa nóng hay mắc bệnh về dạ dày. Hoặc mẹ bầu có thể nóng trong người khi uống canxi do một số yếu tố khác tác động như:

  • Sự thay đổi nội tiết: Sự mất cân bằng nội tiết khi mang thai làm ảnh hưởng đến các hoạt động chuyển hóa trong cơ thể. Điều này có thể khiến nhiệt độ cơ thể tăng, gây khó chịu, nóng bức.
  • Lưu thông máu tăng: Khi mang thai, cơ thể cần sản xuất nhiều máu hơn bình thường để nuôi thai nhi. Do đó, chức năng bơm máu của tim ở phụ nữ mang thai sẽ nhanh hơn người bình thường 20%. Nhịp tim tăng lên là lý do khiến bà bầu cảm thấy nóng bức.
  • Nhiệt từ thai nhi: Ở kỳ tam cá nguyệt thứ ba, thai nhi đã hình thành đầy đủ và bắt đầu có thân nhiệt riêng. Nhiệt tỏa ra từ thai nhi sẽ ảnh hưởng đến nhiệt của mẹ bầu. Điều này có thể biểu hiện rõ hơn ở phụ nữ mang đa thai, nhiệt độ cơ thể thường cao hơn mẹ mang bầu một thai.
Mẹ bầu uống canxi không gây tăng thân nhiệt cơ thể

Tác dụng phụ khi bổ sung canxi không đúng cách

Như vậy, câu trả lời cho “uống canxi có nóng không?” đã rõ. Canxi không gây nóng cho cơ thể, nhưng đó là khi được canxi được bổ sung đúng cách và đúng liều lượng. Vậy khi uống canxi sai cách sẽ gây ra những hậu quả gì?

Các vấn đề về xương khớp ở người lớn tuổi

Khi bổ sung canxi không đúng cách sẽ dẫn đến các vấn đề xương khớp. Sau tuổi 30, mật độ canxi trong xương sẽ loãng dần, khiến xương gòn, yếu và dễ gãy hơn.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc bổ sung canxi sẽ giúp tăng mật độ canxi ở người lớn tuổi. Ngoài ra ở các độ tuổi khác cũng có thể thấy rõ tác dụng này khi bổ sung canxi đúng cách.

Tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư

Việc dư thừa canxi cũng gây ra những tác hại cho sức khỏe. Dư thừa canxi là yếu tố nguy cơ gây nên bệnh sỏi thận. Hơn thế nữa, dư thừa canxi còn là nguyên nhân dẫn đến các bệnh ung thư như ung thư ruột, trực tràng, tuyến tiền liệt. Tuy nhiên, đây có phải là nguyên nhân trực tiếp gây nên bệnh ung thư hay không vẫn đang trong quá trình nghiên cứu.

Thế nhưng, điều này không có nghĩa là canxi sẽ ảnh hưởng đến các bệnh ung thư khác. Các nghiên cứu đã chỉ rõ, canxi chỉ tác động lên một số bệnh ung thư nhất định như đã kể trên. Các bệnh ung thư khác không bị ảnh hưởng bởi hàm lượng canxi.

Bổ sung thừa canxi cũng gây hại cho sức khỏe

Tiền sản giật ở phụ nữ mang thai

Tiền sản giật là một biến chứng nguy hiểm trong thời kỳ mang thai. Theo báo cáo của Ashok Kumar vào năm 2017, bổ sung canxi trong khẩu phần ăn hằng ngày giúp làm giảm nguy cơ tiền sản giật.

Việc hấp thụ ít canxi trong thời gian thai kỳ làm kích thích bài tiết PTH, tăng khả năng co bóp của cơ trơn dẫn đến co mạch. Những thay đổi sinh lý này có thể dẫn đến chứng tiền sản giật.

Mặc dù, việc bổ sung canxi cũng góp phần giảm khả năng sinh non. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có nghiên cứu chứng minh việc thiếu canxi sẽ làm tăng nguy cơ sinh non. [1]Preeclampsia. Truy cập ngày 14/06/2023.
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/preeclampsia/symptoms-causes/syc-20355745

Đọc thêm: Bác sĩ chỉ ra các nguyên nhân và 3 dấu hiệu tiền sản giật điển hình

Hiện tượng băng huyết sau sinh

Băng huyết sau sinh là tình trạng có tỷ lệ tử vong cao nhất cho mẹ. Nguyên nhân phổ biến nhất là do tình trạng teo tử cung sau khi sinh. Canxi là chất giúp kích thích tăng co bóp cơ tử cung. Do đó, việc thiếu canxi sẽ ảnh hưởng đến khả năng co bóp, làm tăng nguy cơ băng huyết ở phụ nữ.

Thiếu canxi gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe mẹ và bé

Sự phát triển của thai nhi

Việc bổ sung canxi cho mẹ tất nhiên sẽ tác động trực tiếp đến sự phát triển xương khớp của bé ngay từ những ngày đầu. Trong một nghiên cứu của Koo và cộng sự, 256 phụ nữ có tuổi thai 22 tuần chọn ngẫu nhiên được bổ sung canxi mỗi ngày đến khi sinh. Các phép đo xương của trẻ sơ sinh được thực hiện trong tuần đầu tiên sau sinh cho thấy, tổng hàm lượng chất khoáng trong xương cao hơn đáng kể  so với trẻ sơ sinh bình thường.

Tuy nhiên, nếu quá dư thừa canxi, trẻ có nguy cơ tăng nồng độ photpho, giảm nồng độ hormon tuyến cận giáp. Đây là yếu tố nguy cơ dẫn đến chứng co giật ở trẻ sau này.

Mẹo bổ sung canxi đúng cách – không nóng không táo

Uống canxi có nóng không? Câu trả lời rõ ràng là không nóng. Thế nhưng mẹ bầu cần biết cách bổ sung canxi đúng cách để không nóng, không táo bón, không ảnh hưởng đến sức khỏe.

Liều lượng bổ sung canxi tiêu chuẩn

Để sức khỏe được đảm bảo, mẹ bầu cần lưu ý lượng canxi cần bổ sung như sau:

Độ tuổi Liều lượng khuyến nghị Liều lượng tối đa
Sơ sinh đến 6 tháng 200 mg 1.000 mg
Trẻ sơ sinh 7-12 tháng 260 mg 1.500 mg
Trẻ em 1–3 tuổi 700 mg 2.500 mg
Trẻ em 4–8 tuổi 1.000 mg 2.500 mg
Trẻ em 9–13 tuổi 1.300 mg 3.000 mg
Thanh thiếu niên 14–18 tuổi 1.300 mg 3.000 mg
Người từ 19–50 tuổi 1.000 mg 2.500 mg
Nam từ 51–70 tuổi 1.000 mg 2.000 mg
Nữ từ 51–70 tuổi 1.200 mg 2.000 mg
Người từ 71 tuổi trở lên 1.200 mg 2.000 mg
Người mang thai và cho con bú dưới 18 tuổi 1.300 mg 3.000 mg
Người lớn mang thai và cho con bú 1.000 mg 2.500 mg

Đây là chế độ dinh dưỡng được phát triển bởi Ban Thực phẩm và Dinh dưỡng (FNB) tại Viện Hàn lâm Khoa học, Kỹ thuật và Y học Quốc gia Hoa Kỳ thực hiện. Theo thông số ở bảng trên, liều lượng canxi khuyến cáo bổ sung hằng ngày của mẹ bầu là 1.000mg mỗi ngày. Đối với người mang thai ở tuổi vị thành niên (dưới 18 tuổi) thì lượng cần nạp là 1.300 mg mỗi ngày

Mẹ bầu nên bổ sung 1000mg canxi mỗi ngày

Bổ sung canxi cho bà bầu qua thực phẩm

Nhìn chung, hầu hết các thực phẩm chức năng, viên uống vitamin không thể cung cấp đủ 1.000mg mỗi ngày. Trung bình một viên uống canxi bổ sung khoảng từ 500 – 600mg. Do đó, việc cân đối chế độ ăn uống và cung cấp canxi qua khẩu phần ăn uống hằng ngày rất quan trọng.

Tuy nhiên, để tránh tình trạng dư thừa canxi, bà bầu cần lưu ý hàm lượng canxi trong mỗi loại thực phẩm. Từ đó, mẹ bầu có thể cân đối khẩu phần ăn dễ dàng. Các loại thực phẩm chứa nhiều canxi như sữa đậu nành, sữa chua, phô mai, cá mòi, cá hồi, các loại hạt,…[2]Top 15 Calcium-Rich Foods (Many Are Nondairy). Truy cập ngày 14/06/2024.
https://www.healthline.com/nutrition/15-calcium-rich-foods

Để ước lượng thực phẩm cần ăn, mẹ bầu có thể tham khảo bảng hàm lượng sau đây:

Thực phẩm Hàm lượng
Sữa chua nguyên chất ít béo 415 mg/250gr
Sữa chua nguyên kem 275 mg/250gr
Nước cam 349 mg/250ml
Phô mai mozzarella 143 mg/25gr
Cá mòi đóng hộp có xương 325 mg/75gr
Sữa tách béo 299 mg/250gr
Sữa nguyên kem 276 mg/250gr
Sữa đậu nành 299 mg/250ml
Đậu phụ 253 mg/360gr
Cá hồi 181 mg/75gr
Hạt Chia 179 mg/25gr
Cải ngọt 160 mg/250ml
Cải xoăn 55 mg/250ml
Bông cải xanh 42 mg/250ml

Ngoài ra, còn một số loại thực phẩm quen thuộc khác cũng cung cấp một nguồn canxi đáng kể cho bà bầu như: Tôm, cua, rau dền, rau cần, rau muống,… Từ danh sách này, bà bầu có thể chế biến tùy sở thích và cân đối dinh dưỡng một cách hiệu quả.

Tôm, cua là những thực phẩm cung cấp nhiều canxi cho bà bầu

Đừng quên bổ sung thêm vitamin D

Canxi được chuyển hóa nhờ vitamin D. Do đó, nếu cơ thể thiếu hụt vitamin D thì việc mẹ bầu nạp bao nhiêu canxi cũng phí công. Vitamin D là một loại vitamin đặc biệt, con người có thể tự chuyển hóa nhờ ánh nắng mặt trời và cung cấp từ thực phẩm bổ sung như các vitamin và dưỡng chất khác.

Chính vì vậy, việc đi dạo dưới nắng sớm mỗi ngày sẽ có lợi cho bà bầu. Điều này không chỉ giúp chuyển hóa vitamin D trong cơ thể mà còn giúp mẹ bầu vận động nhẹ nhàng, thuận lợi cho việc sinh nở sau này.

Tuy nhiên, mẹ bầu chỉ nên tắm nắng từ khoảng 6 – 8 giờ sáng. Bởi ngoài khung giờ này, ánh nắng sẽ có hại cho làn da, gây cháy nắng, đen sạm và ung thư da.

Đọc thêm: Vitamin D3 K2 có tác dụng gì? Loại canxi D3 K2 tốt nhất

Sử dụng thuốc hoặc thực phẩm bổ sung

Thông thường, các mẹ bầu ăn chay trường thường có tỷ lệ bị thiếu canxi cao hơn so với mẹ bầu có chế độ ăn bình thường do các loại thức ăn bị hạn chế. Do đó, việc bổ sung thêm canxi bằng thuốc hay thực phẩm chức năng là cần thiết. Điều này giúp mẹ bầu đạt đủ lượng canxi theo khuyến cáo.

Phương pháp này cũng khuyến khích cho mẹ bầu ăn uống bình thường nhằm đảm bảo đầy đủ lượng canxi cần thiết. Ngoài ra, hiện nay một số thực phẩm bổ sung còn kết hợp thêm nhiều vitamin và dưỡng chất cần thiết cho bà bầu như vitamin A, B, C, D, acid folic,…

Nhưng mẹ bầu cần nhớ rằng, trước khi quyết định uống thuốc hoặc thực phẩm bổ sung canxi, mẹ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ. Đồng thời, mẹ bầu cần được xem xét có thuộc nhóm đối tượng không nên bổ sung canxi hay không. Từ đó bác sĩ có thể đưa ra phương án cung cấp canxi phù hợp.

Bên cạnh đó, nếu bà bầu đang dùng thực phẩm bổ sung sắt thì tránh uống canxi cùng lúc. Để hạn chế việc cản trở hấp thu sắt, mẹ bầu nên uống bổ sung canxi cách 2 giờ sau khi uống sắt.

Mẹ bầu không nên uống sắt và canxi cùng một lúc

Những thắc mắc của mẹ bầu khi bổ sung Canxi

Ngoài câu hỏi “bà bầu uống canxi có nóng không?”, còn một số thắc mắc của các mẹ xoay quanh chủ đề này như nên uống trong bao lâu, uống bao nhiêu thì đủ hay những lưu ý khi uống canxi,…

Bà bầu uống canxi bao lâu thì ngưng?

Việc uống canxi ngay từ đầu thai kỳ là tốt nhất. Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, sau khi sinh con được 2 tháng, mẹ bầu có thế ngưng uống canxi. Tuy nhiên, phụ thuộc vào thể trạng và cơ địa của từng người mà hàm lượng canxi trong cơ thể cũng khác nhau.

Để biết chính xác mình có đang thiếu hụt canxi hay không, mẹ bầu nên thăm khám tại cơ sở y tế để được thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán. Việc thiếu canxi sau khi sinh dẫn đến nhiều hậu quả sau này cho mẹ bầu như: Hạ canxi máu, loãng xương, chuột rút cơ chân,…

Bà bầu uống Canxi bao nhiêu thì đủ?

Theo Bộ y tế, nhu cầu Canxi của phụ nữ mang thai cần bổ sung như sau:

  • Tam cá nguyệt thứ nhất (từ tuần 1 đến tuần 14): 800mg mỗi ngày.
  • Tam cá nguyệt thứ hai (từ tuần 15 đến tuần 28): 1.000mg mỗi ngày.
  • Tam cá nguyệt thứ ba (từ tuần 29 đến tuần 40): 1.500mg mỗi ngày.
  • Sau khi sinh: 1000mg – 1200mg mỗi ngày.

Đây là hàm lượng canxi cần bổ sung mỗi ngày cho mẹ bầu để đảm bảo bé phát triển toàn diện và đảm bảo sức khỏe hệ xương khớp của mẹ sau này. Nếu bà bầu không cung cấp đủ lượng canxi cần thiết trong ngày, có thể bổ sung bù canxi vào hôm sau. Nhưng lưu ý rằng không nên nạp quá 2.500mg/ngày.

Bà bầu không nên nạp quá 2.500mg canxi mỗi ngày

Sau khi uống canxi không nên ăn gì?

Uống canxi có nóng không và sau khi uống canxi thì không nên ăn gì? Tất nhiên, uống canxi không gây nóng cơ thể, nhưng nếu ăn uống không hợp lý thì cơ thể mẹ bầu rất dễ bị nóng trong người.

Thực chất, một số thực phẩm và dưỡng chất sẽ gây cản trở quá trình hấp thu canxi vào cơ thể và làm giảm tác dụng của canxi. Bà bầu chú ý không nên uống cùng lúc canxi với sữa hoặc các thực phẩm chứa nhiều acid oxalic như: Hạt điều, đậu phộng, khoai lang, miến, măng,… Acid oxalic sẽ cản trở hấp thụ canxi vào cơ thể và gây kết tủa canxi ở thận.

Đồng thời, không nên uống canxi và sắt cùng một lúc. Canxi và sắt trong cơ thể sẽ tương tác lẫn nhau và gây mất tác dụng của cả hai chất. Điều này khiến mẹ bầu dù đã uống canxi và sắt đầy đủ nhưng vẫn bị thiếu hụt hai chất này. Tốt nhất, mẹ bầu nên uống canxi cách thời gian uống sắt, sữa và thực phẩm chứa acid oxalic từ 1 đến 2 tiếng.

Qua bài viết này, Aplicaps giúp bạn giải đáp thắc mắc việc bà bầu uống canxi có nóng không. Canxi có rất cần thiết cho sự phát triển thai nhi trong suốt quá trình thai kỳ. Thế nên, canxi cần được bổ sung đúng cách và đầy đủ. Mong rằng bài viết đã giúp cung cấp nhiều kiến thức mới mẻ và khoa học nhất cho mẹ. Bạn vui lòng gọi đến 1900 636 985 hoặc truy cập TẠI ĐÂY để được giải đáp những thắc mắc liên quan.

References

References
1 Preeclampsia. Truy cập ngày 14/06/2023.
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/preeclampsia/symptoms-causes/syc-20355745
2 Top 15 Calcium-Rich Foods (Many Are Nondairy). Truy cập ngày 14/06/2024.
https://www.healthline.com/nutrition/15-calcium-rich-foods