3 lời khuyên cho bệnh nhân bị gãy xương chân? Thời gian hồi phục 

02/04/2024 304 lượt xem

Gãy xương chân là một trong những chấn thương thường gặp nhất. Mối quan tâm hàng đầu của người bị thương là thời gian hồi phục và cách chăm sóc không để lại di chứng. Bài viết dưới đây sẽ đưa ra lời khuyên cho bệnh nhân bị gãy xương chân

Gãy xương chân bao lâu thì lành lại?

Thông thường, người bị gãy xương chân cần khoảng 12 tuần để xương lành lại tự nhiên. Thời gian này có thể rút ngắn còn 6 – 8 tuần, tùy thuộc vào mức độ gãy, chế độ chăm sóc, độ tuổi, phương pháp điều trị, bệnh lý xương mắc kèm hoặc vị trí bị gãy,…

Thông thường, trẻ em bị gãy xương chân có thời gian phục hồi nhanh hơn với người trưởng thành và người già. Nguyên nhân chính là do thời gian tái tạo tế bào xương của trẻ nhanh hơn, đồng thời khả năng hấp thu dưỡng chất tốt hơn. [1]Broken leg. Ngày truy cập: 2/10/2022.
https://www.nhs.uk/conditions/broken-leg/

Các giai đoạn chữa lành xương chân

Để xương chân bị gãy liền lại như bình thường cần trải qua 3 giai đoạn

  • Giai đoạn viêm: Khi gãy xương, máu chảy về khu vực xương gãy, làm xuất hiện tụ máu trong 1 – 5 ngày. Máu tụ cứng lại, tạo khung đỡ tạm thời để xương tiến hành hoạt động sửa chữa. Đồng thời, tế bào bạch cầu trong máu kích thích cơ thể tự chữa lành vết thương.
  • Giai đoạn sửa chữa xương: Giai đoạn này thường diễn ra từ ngày 5 đến 28. Lúc này, các mạng lưới mao mạch tại vị trí gãy nhanh chóng tăng sinh. Cùng với đó, vị trí máu tụ bị thay thế bởi các mô dạng sợi, dạng sụn và nguyên bào xương. Chúng tạo thành một lớp màng xương gọi là mô sẹo mềm. Sau đó chúng vôi hóa để trở thành mô xương cứng. Giai đoạn này diễn ra càng nhanh, xương khớp bị gãy càng nhanh liền và cứng cáp trở lại.
  • Giai đoạn tái tạo xương xảy ra từ ngày 28 trở đi. Sau khi vết gãy được sửa chữa, phần xương cứng liên tục được tu sửa, cải thiện đến khi được hình dạng và độ cứng cáp ban đầu.

Làm sao biết xương đang lành?

Do quá trình diễn ra bên trong cơ thể nên việc nhận biết xương đang lành khá khó. Thông thường, người bệnh cảm thấy việc di chuyển dễ dàng hơn, không còn đau ở phần xương bị gãy. Tuy nhiên, việc đánh giá bằng cảm nhận của người bệnh hoặc bằng mắt thường không thể đưa ra kết luận chính xác. Lúc này, bác sĩ sẽ dùng hình ảnh X-quang để kiểm tra quá trình xương lành và đưa ra hướng điều trị tốt nhất.

Hình ảnh X-quang xương chân bị gãy
Hình ảnh X-quang xương chân bị gãy

Lời khuyên cho bệnh nhân bị gãy xương chân

Để việc điều trị bệnh hiệu quả, người bệnh cần tuân thủ theo lời khuyên của bác sĩ. Cụ thể như sau:

Tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ

Sau khi khám và chẩn đoán, bác sĩ sẽ tiến hành cố định xương chân. Tùy thuộc tình trạng gãy xương, người bệnh được chỉ định bó bột, nẹp hoặc đóng đinh. Sau đó, bác sĩ kê thuốc cho lời khuyên về phương tiện hỗ trợ di chuyển, thói quen sinh hoạt và yêu cầu thời gian tái khám.

Lúc này người bệnh cần tuân thủ theo lời khuyên của bác sĩ để việc theo dõi quá trình hồi phục dễ dàng hơn. Người bệnh không tuân thủ phác đồ điều trị có thể khiến xương chậm lành, dị dạng xương, viêm, hoại tử,…

Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu là các phương pháp hỗ trợ không cần dùng thuốc, sử dụng các yếu tố vật lý như nhiệt độ, cơ học, lực,… Với người bệnh bị gãy xương chân, có 2 phương pháp phổ biến nhất:

  • Chườm lạnh: Phương pháp này giúp giảm phù nề, lưu thông máu, giảm đau tại cơ và xương sau gãy xương. Người bệnh nên chườm khoảng 15-20 phút, mỗi lần cách nhau 2 – 3 giờ.
  • Chườm nóng: Trường hợp các cơ căng cứng, khó vận động, người bệnh nên dùng túi chườm nóng trước và sau khi tập phục hồi chức năng. Với người bị nẹp vít hoặc buộc thép cố định chân thì không nên sử dụng phương pháp này.

Chế độ ăn uống và dinh dưỡng phù hợp

Bên cạnh đó, chế độ ăn uống cũng cực kỳ quan trọng, cung cấp vitamin và khoáng chất giúp xương thêm chắc khỏe, đẩy nhanh thời gian xương lành.

Bị gãy chân nên ăn gì?

Khi gãy xương chân, cơ thể cần huy động nhiều tế bào để chữa lành vết thương. Vì vậy, người bệnh cần bổ sung thêm vitamin và khoáng chất để hỗ trợ hoạt động tái tạo tế bào, cung cấp năng lượng cho quá trình lành lại. Một số loại thực phẩm tốt cho người bị gãy xương gồm:

  • Thực phẩm bổ sung canxi: Canxi là khoáng chất quan trọng tham gia tạo tế bào xương mới, lấp đầy vị trí bị gãy. Một số thực phẩm giàu canxi như sữa, đậu nành, rau chân vịt, rau có lá màu xanh thẫm, hạnh nhân,… Ngoài ra, một số loại trái cây giàu canxi, tốt cho người bị gãy xương như quả sung, mít, dâu tây, kiwi,…
  • Thực phẩm giàu magie: Magie tham gia thúc đẩy cơ thể hấp thu canxi. Magie có nhiều trong các loại cây họ đậu, hạt (hạt lanh, hạt chia), cá thu, cá bơn, quả chuối, rau bina,…
  • Thực phẩm giàu kẽm: Vai trò của kẽm là giúp vitamin D (vitamin D giúp canxi hấp thu vào máu) hoạt động hiệu quả hơn khi đi vào cơ thể. Người bệnh bị gãy xương chân có thể bổ sung kẽm bằng cách sử dụng hải sản, sữa, trứng, đậu xanh, hạt bí, hạt vừng,…

Ngoài ra, người bệnh bị gãy xương nên sử dụng thêm  thực phẩm chức năng bổ sung canxi cho người lớn để đảm bảo quá trình hồi phục xương diễn ra nhanh chóng. Vậy bổ sung canxi cho người lớn loại nào tốt?

Đó là Aplicaps Menacal – viên uống bổ sung canxi, vitamin D3, K2 cùng magie, kẽm, selen. Đây đều là dưỡng chất cần thiết cho quá trình chữa lành xương bị gãy. Aplicaps Menacal được nhiều người tin dùng và sử dụng nhờ sự kết hợp của các thành phần:

  • Canxi tự nhiên từ tảo đỏ và san hô nên dễ hấp thu, không gây táo bón, nóng trong, đầy bụng. Loại canxi này có cấu trúc lỗ xốp tổ ong, nhờ đó diện tích bề mặt tăng lên gấp 10 lần so với canxi thông thường, tăng khả năng hấp thu canxi vào xương. Đặc biệt, Canxi từ tảo đỏ có pH kiềm nên không gây kích ứng dạ dày .
  • Vitamin D&K2 giúp hấp thu tối ưu canxi từ ruột vào xương.
  • Magie, Selen và Kẽm là khoáng chất quan trọng kích thích hoạt hóa enzym giúpcơ thể hấp thu canxi tốt hơn.

Với những ưu điểm trên, Aplicaps Menacal được nhiều người bệnh bị gãy xương sử dụng. Đặc biệt, sản phẩm nhận được đánh giá cao từ các chuyên gia, bác sĩ cũng như người tiêu dùng khắp cả nước.

Aplicaps Menacal cung cấp canxi và dưỡng chất cho người bị gãy xương
Aplicaps Menacal cung cấp canxi và dưỡng chất cho người bị gãy xương

Bị gãy xương chân nên kiêng gì?

Bên cạnh việc bổ sung chất dinh dưỡng, người bệnh bị gãy xương chân nên tránh các loại thực phẩm như:

  • Rượu, bia, chất kích thích.
  • Đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ.
  • Bánh kẹo có hàm lượng đường cao.
  • Thuốc lá, đồ uống chứa cafein.

Những loại thực phẩm này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh mà còn khiến quá trình hồi phục của xương bị kéo dài.

Phục hồi chức năng sau gãy xương chân

Khi vết xương gãy đã lành, người bệnh nên chú ý đến việc phục hồi chức năng. Đây là các bài tập cần thiết để phần cơ và xương quen dần với cường độ hoạt động bình thường. Để đảm bảo việc phục hồi diễn ra thuận lợi, người bệnh cần có  kế hoạch luyện tập phù hợp từ bác sĩ.

Để phần xương bị gãy hồi phục hoàn toàn là cả một quá trình lâu dài. Người bệnh có thể kết hợp các bài tập phục hồi chức năng đơn giản tại nhà như:

  • Tập vận động khớp: Bệnh nhân đứng hoặc ngồi, co duỗi các khớp trong khoảng 15 phút, ngày 4- 5 lần. Bài tập này có thể bắt đầu sau 3 ngày bó bột hoặc mổ.
  • Massage: Biện pháp này thực hiện sau khi đã gỡ các phần cố định chân. Bệnh nhân xoa nắn nhẹ nhàng phần cơ, dây chằng để thư giãn các cơ.
  • Tập đi sau khi bị gãy chân: Sau chấn thương chân, bệnh nhân làm quen dần bằng việc đi bộ chậm, bước cầu thang hoặc đứng lên ngồi xuống. Thời gian tập luyện tùy thuộc vào mức độ tổn thương, có thể kéo dài 1  – 6 tháng.

Những bài tập này mang lại những tác dụng có lợi cho quá trình phục hồi xương bị gãy:

  • Hỗ trợ hoạt động lưu thông máu sau một thời gian dài bị hạn chế vận động.
  • Ngăn ngừa teo cơ.
  • Giúp các tổ chức mềm quanh phần bị gãy lành lại nhanh hơn.
  • Chống dính khớp.

Bài tập phục hồi chức năng cho người gãy ngón chân
Bài tập phục hồi chức năng cho người gãy ngón chân

Biến chứng gãy xương nếu không điều trị và chăm sóc đúng cách

Nếu không tuân thủ nguyên tắc điều trị và chăm sóc sau chấn thương, người bệnh hoàn toàn có thể gặp các biến chứng dưới đây:

  • Tắc mạch do mỡ: Khi gãy xương, lượng mỡ trong tủy chảy ra chèn ép mạch máu. Một số trường hợp mỡ ngấm vào máu gây tắc mạch. Nếu không được xử trí kịp thời, người bệnh có thể bị hôn mê, xuất huyết dưới da,…
  • Viêm xương: Phần đầu nhọn xương gãy chọc thủng lớp da, tạo thành vết thương hở. Điều này tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào máu thông qua vết thương, gây viêm nhiễm, hoại tử.
  • Tổn thương mạch máu và thần kinh: Phần xương gãy nhô ra, chọc vào mạch máu và dây thần kinh trong xương. Nếu không điều trị đúng cách, người bệnh có thể bị liệt, thậm chí phải cắt cụt chi.
  • Lệch xương: Cố định xương lỏng lẻo, không nắn chỉnh trước khi bó, người bệnh tự ý vận động hoặc tháo bột khi không có chỉ định của bác sĩ là nguyên nhân chính gây biến chứng lệch xương.
  • Teo cơ, xơ cứng, hạn chế vận động: Sau điều trị chấn thương, các khớp, cơ bị giảm độ linh hoạt và sức mạnh do đình trệ hoạt động một thời gian dài. Nếu không tập luyện phục hồi chức năng sẽ khiến máu khó lưu thông, chân tay tê cứng, cản trở hoạt động. [2]Broken leg. Ngày truy cập: 2/10/2022.
    https://www.webmd.com/first-aid/broken-leg
Di chứng lệch xương do chăm sóc không đúng cách
Di chứng lệch xương do chăm sóc không đúng cách

Như vậy, qua bài viết trên đây, chuyên gia của Aplicaps có một số lời khuyên cho bệnh nhân bị gãy xương chân. Hy vọng, nhờ lời khuyên này, quá trình hồi phục xương của người bệnh diễn ra thuận lợi hơn. Nếu cần tư vấn bất kỳ vấn đề gì liên quan đến sức khỏe, bạn vui lòng truy cập menacal.vn hoặc gọi điện số hotline 1900 636 985!

References

References
1 Broken leg. Ngày truy cập: 2/10/2022.
https://www.nhs.uk/conditions/broken-leg/
2 Broken leg. Ngày truy cập: 2/10/2022.
https://www.webmd.com/first-aid/broken-leg