gay-xuong-ham-duoi-bao-lau-thi-an-duoc

Gãy xương hàm dưới bao lâu thì ăn được? [Cẩm nang phục hồi A-Z]

12/05/2025 9 lượt xem

Gãy xương hàm dưới là chấn thương nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến khả năng ăn uống, nói chuyện và sinh hoạt thường ngày. Vậy sau khi bị gãy xương hàm dưới bao lâu thì ăn được trở lại? Menacal sẽ giúp bạn hiểu rõ lộ trình phục hồi, chế độ dinh dưỡng, thời gian lành xương và cách chăm sóc đúng cách sau chấn thương này.

Hiểu đúng về gãy xương hàm dưới và điều trị

Xương hàm dưới (mandible) là xương lớn và duy nhất trên khuôn mặt có khả năng di động, kết nối với hộp sọ qua khớp thái dương hàm. Nó đảm nhận nhiều chức năng quan trọng, bao gồm nhai thức ăn, phát âm và giao tiếp, cũng như tạo hình dáng khuôn mặt, đặc biệt là vùng cằm và góc hàm. [1]The Mandible. Truy cập ngày 6/5/2025.
https://teachmeanatomy.info/head/osteology/mandible/
.

Gãy xương hàm dưới xảy ra khi có lực tác động mạnh trực tiếp vào vùng hàm. Các nguyên nhân thường gặp gây gãy xương hàm dưới gồm:

  • Tai nạn giao thông
  • Va đập do bạo lực (đấm, đánh vào mặt)
  • Chấn thương khi chơi thể thao hoặc tai nạn lao động.
  • Té ngã mạnh, đặc biệt ở người lớn tuổi hoặc trẻ em.

Tùy vào vị trí và mức độ tổn thương, gãy xương hàm dưới được phân loại thành:

  • Gãy đơn giản: Xương gãy nhưng không bị lệch nhiều, thường ít biến chứng.
  • Gãy phức tạp: Xương bị gãy nhiều mảnh, có lệch, nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng đến khớp cắn và khả năng nhai.
  • Vị trí gãy thường gặp: Cành cao (gần tai), góc hàm, thân hàm, cằm – mỗi vị trí sẽ ảnh hưởng khác nhau đến chức năng ăn nhai, phát âm và thẩm mỹ.

Việc lựa chọn phương pháp điều trị tùy thuộc vào mức độ gãy xương. Mục tiêu là cố định xương để liền đúng vị trí và khôi phục chức năng nhai, nói. [2]Broken Jaw (Fractured Jaw). Truy cập ngày 5/5/2025.
https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/25072-broken-jaw
.

  • Điều trị bảo tồn (nắn chỉnh kín, buộc cố định bằng dây hoặc nẹp ngoài): Áp dụng cho gãy không lệch hoặc lệch nhẹ.
  • Phẫu thuật kết hợp xương bằng nẹp vít (ORIF): Áp dụng cho gãy lệch nhiều, gãy phức tạp. Bác sĩ sẽ mổ để đặt nẹp vít cố định phần xương gãy.
  • Cố định hai hàm (Maxillomandibular Fixation – MMF): Dùng dây hoặc dụng cụ cố định để khóa chặt hai hàm lại.
Phân loại gãy xương hàm dưới
Phân loại gãy xương hàm dưới

Gãy xương hàm dưới bao lâu thì lành?

Thông thường, trong trường hợp không có biến chứng, xương hàm dưới mất khoảng 4–6 tuần để lành. Tuy nhiên, chức năng nhai có thể cần thêm vài tháng để hồi phục hoàn toàn.

Các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian lành xương  bao gồm:

  • Độ tuổi của bệnh nhân
  • Mức độ gãy và vị trí tổn thương
  • Phương pháp điều trị
  • Chế độ dinh dưỡng và chăm sóc hậu phẫu
  • Mức độ tuân thủ điều trị của bệnh nhân
  • Thói quen hút thuốc, sử dụng rượu bia

Gãy xương hàm dưới bao lâu thì ăn được?

Một trong những mối quan tâm lớn nhất của bệnh nhân là gãy xương hàm dưới bao lâu thì ăn được. Phục hồi ăn uống sau gãy xương hàm cần thực hiện theo từng giai đoạn, có lộ trình cụ thể và sự hướng dẫn từ bác sĩ để đảm bảo quá trình liền xương diễn ra thuận lợi.

Gãy xương hàm dưới bao lâu thì ăn được?

Gãy xương hàm dưới bao lâu thì ăn được?

Lộ trình ăn uống dự kiến sau gãy xương hàm dưới

Quá trình phục hồi sau gãy xương hàm dưới đòi hỏi chế độ ăn uống nghiêm ngặt và điều chỉnh theo từng giai đoạn để tránh ảnh hưởng đến quá trình liền xương: [3]Post-operative Care for Jaw Surgery (Fractures or Orthognathic Surgery). Truy cập ngày … Continue reading

  • Tuần 1: Chế độ ăn lỏng hoàn toàn. Ưu tiên các loại chất lỏng dễ nuốt như nước lọc, nước canh, sữa, sinh tố, sữa hạt, sữa dinh dưỡng (Ensure, Boost…), súp xay nhuyễn. Không sử dụng ống hút để tránh tạo áp lực lên vùng hàm đang phục hồi.
  • Tuần 2–3: Bắt đầu ăn thực phẩm mềm, không cần nhai. Chọn các món dễ nghiền như cháo đặc, khoai tây nghiền, trứng hấp , cá hấp, mì hoặc rau củ luộc kỹ. Nguyên tắc là thực phẩm có thể nghiền nát bằng lưỡi hoặc đầu ngón tay, không giòn hay dai.
  • Tuần 4–6: Bệnh nhân có thể chuyển sang chế độ ăn mềm và nhai nhẹ. Các món ăn như cơm nát, thịt hầm, đậu phụ, mì mềm cắt nhỏ được phép sử dụng. Lúc này, nếu bác sĩ cho phép, có thể tháo dây cố định hàm tạm thời trong lúc ăn. Tuy nhiên, vẫn cần tránh nhai mạnh hoặc cắn trực tiếp.
  • Tuần 7–8 trở đi: Dần dần bệnh nhân có thể quay lại chế độ ăn bình thường. Có thể thử nhai kỹ hơn với thực phẩm mềm vừa, nhưng nên tránh hoàn toàn đồ cứng như các loại hạt, cà rốt sống, bánh mì giòn, pizza viền cứng… thêm 1–2 tháng. Nếu cảm thấy đau khi nhai, đó là dấu hiệu cần điều chỉnh lại độ cứng của thức ăn.

Gãy xương hàm bao lâu thì nhai được?

Để trả lời chi tiết hơn cho câu hỏi gãy xương hàm dưới bao lâu thì ăn được và nhai bình thường, sau khoảng 4–6 tuần, bệnh nhân có thể bắt đầu tập nhai các món mềm, không cần cắn hoặc xé. Thời gian để nhai bình thường trở lại có thể mất từ 3 đến 6 tháng, tùy cơ địa và mức độ tổn thương.

Chế độ dinh dưỡng hỗ trợ phục hồi sau gãy xương hàm dưới

Dinh dưỡng vô cùng trong quá trình phục hồi sau gãy xương hàm dưới
Dinh dưỡng vô cùng trong quá trình phục hồi sau gãy xương hàm dưới

Dinh dưỡng đóng vai trò then chốt trong quá trình phục hồi sau gãy xương hàm dưới. Một chế độ ăn uống đầy đủ và phù hợp không chỉ giúp xương liền nhanh hơn mà còn cải thiện sức đề kháng, giảm mệt mỏi và ngăn ngừa tình trạng sụt cân ở bệnh nhân.

Sau chấn thương, cơ thể cần nhiều năng lượng hơn bình thường, đặc biệt là chất đạm (protein) để tái tạo mô xương, mô mềm và tăng cường hệ miễn dịch. Người bệnh nên chú trọng bổ sung các dưỡng chất quan trọng như:

  • Canxi và vitamin D: có nhiều trong sữa, cá nhỏ ăn cả xương, trứng.
  • Vitamin C: có trong cam, chanh, súp lơ xanh, rau cải
  • Kẽm, magie, phospho: trong hải sản, đậu, ngũ cốc
  • Protein: Có thể bổ sung từ thịt nạc xay, đậu phụ, sữa, trứng và các loại sữa bổ sung dinh dưỡng.

Song song với việc bổ sung, người bệnh cũng cần tránh các thực phẩm có thể làm chậm quá trình hồi phục, bao gồm:

  • Đồ ăn quá cứng, dai dễ gây tổn thương vùng hàm.
  • Món ăn quá nóng hoặc quá lạnh làm tăng nhạy cảm vùng bị gãy.
  • Rượu bia, thuốc lá, cà phê và các chất kích thích ảnh hưởng đến hấp thu dưỡng chất.
  • Thức ăn nhiều dầu mỡ, đường có thể gây viêm và kéo dài thời gian lành xương.

Tùy theo từng giai đoạn phục hồi, chế độ ăn cũng cần được điều chỉnh phù hợp:

  • Giai đoạn đầu (lỏng): Dùng cháo loãng, súp lọc, sinh tố, nước hầm xương hoặc sữa dinh dưỡng để dễ nuốt và dễ hấp thu.
  • Giai đoạn trung gian (sệt): Ăn cháo đặc, bột dinh dưỡng, súp xay nhuyễn.
  • Giai đoạn phục hồi (mềm): Bắt đầu ăn cơm nhão, mì mềm, trứng hấp, cá hấp và rau củ hầm kỹ.

Cách chế biến cũng rất quan trọng: nên ưu tiên các món hấp, hầm, luộc, hạn chế chiên xào. Thức ăn nên được chia nhỏ thành 5–6 bữa mỗi ngày để dễ tiêu hóa và giảm áp lực lên vùng hàm. Đồng thời, cần uống đủ nước và bổ sung thêm sữa giàu dinh dưỡng hoặc thực phẩm chức năng nếu cơ thể có dấu hiệu mệt mỏi, sụt cân.

Bài tập phục hồi chức năng nhai và vận động hàm

Thực hiện các bài tập phục hồi khả năng mở miệng tránh tình trạng bị cứng hàm lâu dài.

Để hỗ trợ trả lời câu hỏi gãy xương hàm dưới bao lâu thì ăn được và phục hồi khả năng nhai hiệu quả, các bài tập phục hồi chức năng nhai và vận động hàm giúp giảm cứng khớp, tăng tuần hoàn máu, giảm đau và cải thiện khả năng mở miệng. Các bài tập này cần thực hiện khi có chỉ định bác sĩ, thường là sau khi xương hàm ổn định.

  • Mở miệng thụ động: Bắt đầu từ 4-6 tuần, mở miệng rộng và xoay nhẹ mà không dùng lực.
  • Mở miệng chủ động: Từ 8 tuần, dùng ngón tay kéo miệng mở và giữ 10 giây mỗi lần.
Thực hiện đúng các bài tập giúp phục hồi khả năng mở miệng như trước, tránh tình trạng bị cứng hàm lâu dài
Thực hiện đúng các bài tập giúp phục hồi khả năng mở miệng như trước, tránh tình trạng bị cứng hàm lâu dài

Các vấn đề thường gặp, biến chứng và cách xử lý

Trong quá trình hồi phục, bạn có thể gặp những khó khăn như:

  • Đau khi ăn/nhai: Dùng thuốc giảm đau, ăn thức ăn mềm hơn, tái khám nếu không đỡ
  • Cứng hàm (Trismus): Tập vật lý trị liệu khi được chỉ định
  • Khó vệ sinh răng miệng: Súc miệng bằng nước muối sinh lý, dùng bàn chải mềm
  • Sụt cân: Tăng cường thực phẩm giàu năng lượng như bơ, sữa, dầu oliu
  • Chán ăn: Đa dạng món ăn trong giới hạn cho phép, tạo hứng thú khi ăn
  • Biến chứng nguy hiểm nếu ăn nhai sai cách: Gãy lại xương, lệch xương, nhiễm trùng, không liền xương

Khi nào cần tái khám ngay lập tức?

Bệnh nhân cần tái khám ngay lập tức nếu có các triệu chứng:

  • Đau dữ dội, sưng nóng vùng hàm
  • Sốt cao
  • Mất cảm giác vùng môi hoặc cằm
  • Hàm bị lệch, không thể cắn khớp
  • Vết mổ chảy dịch, hôi

Lời khuyên từ chuyên gia và kinh nghiệm thực tế

Để quá trình lành xương hàm dưới diễn ra thuận lợi, người bệnh cần:

  • Tuân thủ chỉ định bác sĩ về điều trị, dinh dưỡng, vận động
  • Tái khám đúng lịch hẹn
  • Kết hợp dinh dưỡng hợp lý, nghỉ ngơi đủ, chăm sóc răng miệng và tập phục hồi đúng cách
  • Luôn giữ tâm lý tích cực, kiên nhẫn
  • Hỏi bác sĩ nếu có bất kỳ lo lắng nào về tình trạng của mình

Hy vọng qua bài viết, Menacal đã giúp bạn hiểu rõ gãy xương hàm dưới bao lâu thì ăn được, cùng lộ trình phục hồi và những điều cần lưu ý để chăm sóc hàm đúng cách. Nếu còn thắc mắc nào, đừng ngần ngại liên hệ tới số hotline 1900 636 985 hoặc truy cập vào website Menacal.vn để biết thêm thông tin chi tiết.

References

References
1 The Mandible. Truy cập ngày 6/5/2025.
https://teachmeanatomy.info/head/osteology/mandible/
2 Broken Jaw (Fractured Jaw). Truy cập ngày 5/5/2025.
https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/25072-broken-jaw
3 Post-operative Care for Jaw Surgery (Fractures or Orthognathic Surgery). Truy cập ngày 5/5/2025.
https://www.foundationoralsurgery.ca/procedures/surgical-instructions/post-operative-instructions-for-jaw-fractures-and-orthognathic-surgery/