Gãy xương đòn di lệch là một trong những tình trạng hay gặp nhất sau té ngã, chấn thương trong thể thao hoặc tai nạn. Tuy nhiên, khi gặp phải tình trạng này, cần lưu tâm điều gì, khi nào cần phẫu thuật, hãy cùng Menecal tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Giới thiệu chung về gãy xương đòn
Theo giải phẫu cơ thể, xương đòn là xương nào và tình trạng gãy xương đòn là gì?
Xương đòn là gì?
Xương đòn vai (xương quai xanh) là xương dài, có hình cong nằm ở phần ngực trước, nối xương ức và hệ thống đai vai – cánh tay.
Mỗi người có hai xương đòn ở hai bên trái phải, chúng nằm cân xứng với nhau giúp cơ thể vận động vai, cánh tay linh hoạt hơn cũng như duy trì hình dạng và độ rộng vai cân đối ở hai bên. [1]Broken-collarbone. Truy cập ngày 23/09/2024.
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/broken-collarbone/symptoms-causes/syc-20370311
Gãy xương đòn là gì?
Gãy xương đòn (gãy xương quai xanh) là một loại gãy xương khá phổ biến, là tổn thương mất liên tục tại xương đòn sau một tai nạn thể thao, sinh hoạt hoặc tai nạn giao thông, gây phù nề, đau đớn và hạn chế vận động.
Phân loại gãy xương đòn
Tình trạng gãy xương đòn được chia làm 3 loại theo 3 mức độ tổn thương khác nhau, bao gồm:
- Gãy không di lệch: là tình trạng tổn thương mất liên tục tại xương đòn nhưng không di lệch.
- Gãy di lệch nhẹ: là khi mức độ di lệch của xương đòn nhỏ hơn 1,5cm.
- Gãy di lệch nhiều: Gãy xương đòn được đánh giá là di lệch nhiều khi di lệch > 2cm, chồng ngắn > 2cm, gãy nhiều mảnh, gãy nhiều tầng, gãy hở, đe dọa chọc thủng da, khám thấy xương bả vai sai vị trí hay lật ra.
Triệu chứng khi gãy xương đòn di lệch
Một số triệu chứng lâm sàng của gãy xương đòn di lệch thường gặp:
- Đau khu trú ở vùng xương đòn và bả vai, thấy đau dữ dội khi vận động, gặp khó khăn hoặc gần như không thể đưa tay lên quá đầu.
- Bầm tím, sưng nề tại vị trí gãy.
- Biến đổi hình dạng vai trong một số trường hợp.
- Ở những trường hợp bị gãy xương đòn di lệch quá nhiều, có thể sờ thấy mảnh xương gãy gồ lên bề mặt da, làm tổn thương mô mềm hoặc đâm thủng da tạo vết thương hở dẫn đến chảy máu,
- Ấn vào thấy đau nhói và có thể nghe được tiếng các mảnh xương gãy kêu lạo xạo tại vị trí gãy xương. [2]Broken Collarbone (Clavicle Fracture). Truy cập ngày 23/09/2024.
https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/16874-broken-collarbone-clavicle-fracture
Khi nào cần phẫu thuật gãy xương đòn di lệch?
Khi người bệnh bị gãy xương đòn, mục tiêu điều trị của bác sĩ là phục hồi lại chức năng của khớp vai.
Trường hợp không cần phẫu thuật
Trong trường hợp gãy xương đòn di lệch nhẹ, xương có thể tự lành bằng phương pháp điều trị bảo tồn: Sử dụng đai đeo hoặc băng cố định xương.
Trường hợp cần phẫu thuật
Những trường hợp gãy xương đòn di lệch cần phẫu thuật là:
- Sau quá trình điều trị bảo tồn mà xương vẫn chưa lành.
- Xương không thể tự lành do di lệch quá nhiều
- Xương đâm vào mô mềm hoặc mạch máu gây nguy hiểm đến tính mạng.
- Gãy xương đòn có di lệch và kèm theo tổn thương khác như rách da, đứt dây thần kinh.
Quá trình hồi phục sau phẫu thuật gãy xương đòn di lệch
- Trong 2 – 6 tuần đầu, bệnh nhân cần được giữ bất động để tạo điều kiện liền xương.
- Bệnh nhân có thể vận động nhẹ nhàng khớp vai, nhưng không nên xoay vai hoặc đưa tay cao quá đầu sau 2 – 4 tuần điều trị.
- Chỉ thực hiện các hoạt động xoay vai, nâng tay cao quá đầu, lao động nặng hoặc chơi thể thao khi đã có dấu hiệu liền xương trên lâm sàng và X quang.
Cách chăm sóc vết mổ
- Người bệnh nên chườm đá ở khớp vai khoảng 15 phút/lần x 3 lần/ngày trong tuần đầu sau mổ để giảm đau, chống phù nề và nhiễm trùng vết mổ. Nên bọc đá lạnh vào túi nilon hoặc tấm vải mỏng chứ không chườm trực tiếp vì có thể gây bỏng lạnh.
- Để không ảnh hưởng đến quá trình liền xương, người bệnh không được nâng tay quá 700 theo mọi góc trong thời gian từ khi phẫu thuật đến 4 tuần sau đó.
- Không được nâng vật nặng quá 3kg bằng tay bên bị gãy xương đòn từ 6 tuần sau gãy xương.
- Trong quá trình điều trị bằng phương pháp đeo đai cố định, người bệnh cần giữ cơ và xương thẳng, tránh nhún vai, xoay tròn vai… để hạn chế di lệch thứ phát.
Chế độ dinh dưỡng
Người bị gãy xương đòn nên bổ sung các loại thực phẩm như:
- Bổ sung canxi, magie, phospho, vitamin nhóm B: Những chất này rất cần để thúc đẩy quá trình tạo xương, giúp xương chắc khỏe, dẻo dai hơn sau khi lành lại, Những chất này chứ nhiều trong thịt đỏ, cá, trứng, sữa, bắp cải,…
- Thực phẩm giàu Vitamin D: Mỗi ngày, một người cần bổ sung ít nhất 600 IU vitamin D tạo điều kiện để hấp thụ canxi ở ruột cũng như tích tụ các khoáng chất trong xương tốt hơn. Những thực phẩm chứa nhiều vitamin D bao gồm : các loại cá biển, sữa, lòng đỏ trứng và nước cam.
- Rau xanh và hoa quả: Chứa nhiều chất xơ và các loại vitamin tốt cho sức khỏe. Ngoài ra, chất chống oxy hóa có trong các thực phẩm này cũng làm chậm quá trình thoái hóa, kháng viêm rất hiệu quả.
- Tránh xa rượu bia, các chất kích thích: Những loại đồ uống có cồn, café, thuốc lá… thường cản trở quá trình tạo xương, làm mất canxi của cơ thể. Vì thế mà xương lâu lành hơn. Người bệnh nên kiêng trong suốt quá trình điều trị để không ảnh hưởng đến sức khỏe đặc biệt là sức khỏe xương khớp.
Tập luyện phục hồi chức năng vai và tay
Tập luyện phục hồi chức năng vai và tay giúp bệnh nhân sớm quay trở lại với công việc, sinh hoạt hàng ngày và chơi thể thao.
Một số bài tập vật lý trị liệu bệnh nhân có thể áp dụng:
- Bài tập cổ tay và khuỷu tay: Bệnh nhân tập chủ động cử động gập duỗi ngón tay, bàn tay, cổ tay, khuỷu tay và cử động sấp ngửa cẳng tay. Bài tập này bệnh nhân có thể tập trong 1-2 tuần đầu sau khi cố định bằng đai số 8 hoặc đai đeo tay.
- Bài tập bò tường: Qua bài tập này, bệnh nhân có thể nâng tay và cải thiện vận động tay. người bệnh đặt tay đau lên tường và từ từ bò tay lên cao, có thể sử dụng tay không đau để nâng đỡ tay bên bị gãy xương trong quá trình bò tay lên tường. Trong tuần đầu tiên, bệnh nhân chỉ nên bò tay đến vị trí cánh tay vuông góc với vùng vai. Trong các tuần tiếp theo, tùy theo sự cải thiện và mức độ đau bạn có thể nâng tay cao hơn.
Ngoài ra bệnh nhân nên xoa bóp các cơ bị co cứng ở vùng cổ vai. [3]Clavicle Fracture (Broken Collarbone). Truy cập ngày … Continue reading.
Bệnh nhân cần lưu ý gì trong quá trình hồi phục?
Trong quá trình phục hồi sau gãy xương đòn, người bệnh cần lưu ý những điều sau:
- Hạn chế vận động vai quá sớm để tránh tái chấn thương: Ngay sau khi bắt đầu điều trị bảo tồn hoặc ngay sau phẫu thuật, bệnh nhân được khuyến khích tập các bài tập vật lý trị liệu vận động khuỷu, cổ, bàn tay nhưng nên tránh các hoạt động gắng sức ví dụ như giơ tay cao quá đầu, xoay vai
- Theo dõi tình trạng sưng, đau và liên hệ với bác sĩ nếu có bất thường: Trong và sau quá trình điều trị gãy xương đòn di lệch, bệnh nhân cần báo ngay cho bác sĩ nếu có những dấu hiệu bất thường.
Bài viết trên đây đã cung cấp cho quý độc giả những thông tin về tình trạng: “Gãy xương đòn di lệch”. Nếu còn thắc mắc nào về gãy xương đòn, hãy liên hệ với chúng tôi qua đường dây nóng 1900636985 hoặc website Menacal.vn để được tư vấn chi tiết nhất!
References
↑1 | Broken-collarbone. Truy cập ngày 23/09/2024. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/broken-collarbone/symptoms-causes/syc-20370311 |
---|---|
↑2 | Broken Collarbone (Clavicle Fracture). Truy cập ngày 23/09/2024. https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/16874-broken-collarbone-clavicle-fracture |
↑3 | Clavicle Fracture (Broken Collarbone). Truy cập ngày 23/09/2024. https://www.massgeneral.org/assets/mgh/pdf/orthopaedics/sports-medicine/physical-therapy/rehabilitation-protocol-for-clavicle-fracture-nonsurgical.pdf |