gãy xương đòn có phải mổ không

Gãy xương đòn có phải mổ không? 3 biến chứng mổ xương đòn

08/10/2024 17 lượt xem

Gãy xương đòn có phải mổ không? là một câu hỏi phổ biến đối với những người gặp phải chấn thương xương đòn. Quyết định có nên mổ hay không cần được dựa trên đánh giá của bác sĩ về tình trạng cụ thể của từng bệnh nhân. Trong các trường hợp chấn thương nghiêm trọng thì mổ có thể là phương pháp tốt. tuy nhiên điều trị bảo tồn là lựa chọn ưu tiên trong những trường hợp không nhất thiết phải mổ.

Gãy xương đòn: Nguyên nhân và biện pháp chẩn đoán

Xương đòn còn có tên gọi khác là xương quai xanh. Đây là một chiếc xương dài, nằm ngang ngay dưới da vùng vai, nối giữa xương ức và hệ thống đai vai – cánh tay.

Xương đòn đóng vai trò như một cây cầu nhằm kết nối cánh tay với phần thân trên. Bên cạnh đó, nhờ xương đòn mà khớp vai mới có thể hoạt động linh hoạt, giúp cánh tay hoạt động dễ dàng. Ngoài vai trò kết nối, xương đòn còn có chức năng bảo vệ các mạch máu và dây thần kinh quan trọng đi qua vùng cổ và nách. [1]Broken Collarbone (Clavicle Fracture). Truy cập ngày 20/09/2024.
https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/16874-broken-collarbone-clavicle-fracture

Gãy xương đòn là một trong những chấn thương khá phổ biến, chiếm tới 4% tổng số các trường hợp gãy xương. Đặc biệt thường gặp ở trẻ sơ sinh, trẻ em và thanh thiếu niên do xương đòn chưa phát triển toàn diện, ở các vận động viên…

Nguyên nhân chính dẫn đến gãy xương đòn thường là do:

  • Ngã đập vai: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất, khi phần vai va chạm mạnh vào vật cứng.
  • Tai nạn giao thông: Các vụ va chạm, tai nạn xe máy, xe hơi có thể gây ra gãy xương đòn.
  • Chấn thương thể thao: Các môn thể thao tiếp xúc hoặc các môn thể thao đòi hỏi vận động mạnh như bóng đá, bóng rổ, khúc côn cầu… cũng có thể gây ra gãy xương đòn.

Để xác định chính xác tình trạng gãy xương đòn, bác sĩ sẽ kết hợp các phương pháp thăm khám lâm sàng xét nghiệm hình ảnh.

Thăm khám lâm sàng là bước đầu trong điều trị

Các hoạt động thăm khám lâm sàng bao gồm:

  • Quan sát: Bác sĩ sẽ quan sát vùng vai của bạn, tìm kiếm các dấu hiệu như sưng, bầm tím, biến dạng hoặc bất kỳ điểm nhô lên nào.
  • Sờ nắn: Bác sĩ sẽ nhẹ nhàng sờ nắn vùng xương đòn để kiểm tra độ nhạy cảm, sự di lệch của các mảnh xương và có thể nghe thấy tiếng lạo xạo khi di chuyển.
  • Kiểm tra chức năng: Bác sĩ sẽ yêu cầu bạn thực hiện một số động tác để đánh giá khả năng vận động của vai và cánh tay, từ đó xác định mức độ hạn chế do gãy xương gây ra.

Xét nghiệm hình ảnh qua các kĩ thuật:

  • Chụp X-quang: Đây là phương pháp đơn giản và phổ biến nhất để chẩn đoán gãy xương đòn. Hình ảnh X-quang sẽ cho thấy rõ vị trí, mức độ nghiêm trọng và loại gãy xương.
  • Chụp CT: Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể yêu cầu chụp CT để đánh giá chi tiết hơn về cấu trúc xương và các tổn thương xung quanh.
  • Chụp MRI: Chụp MRI có thể cung cấp hình ảnh rõ nét về các mô mềm, giúp đánh giá tình trạng tổn thương dây chằng, cơ và thần kinh.
Các kĩ thuật xét nghiệm hình ảnh
Các kĩ thuật xét nghiệm hình ảnh

Gãy xương đòn có phải mổ không?

Không phải trường hợp gãy xương đòn nào cũng cần phẫu thuật. Phần lớn các trường hợp gãy xương đòn đơn giản có thể điều trị bảo tồn bằng cách cố định. Để trả lời cho câu hỏi “Gãy xương đòn có phải mổ không?” chúng ta cần xét đến 3 yếu tố:

  • Mức độ nghiêm trọng của vết gãy: Bao gồm vị trí, mức độ di lệch, có kèm theo tổn thương khác hay không.
  • Tuổi tác và sức khỏe tổng quát của bệnh nhân: Người trẻ tuổi, khỏe mạnh thường hồi phục nhanh hơn.
  • Mục tiêu điều trị: Bác sĩ sẽ cân nhắc giữa việc phục hồi chức năng và giảm đau.

Có một số trường hợp đặc biệt cần phải phẫu thuật như:

  • Xương đòn bị gãy và di lệch nhiều: Khi các mảnh xương bị gãy di lệch quá xa nhau, bác sĩ sẽ cân nhắc phẫu thuật để đưa các mảnh xương về đúng vị trí và cố định chúng lại.
  • Gãy xương đòn kèm theo tổn thương mạch máu, thần kinh hoặc các cơ quan khác: Trong trường hợp này, phẫu thuật là cần thiết để sửa chữa các tổn thương và ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng.
  • Gãy xương đòn hở: Nếu vết thương hở lộ ra xương, nguy cơ nhiễm trùng rất cao. Phẫu thuật sẽ giúp làm sạch vết thương, cố định xương và ngăn ngừa nhiễm trùng.
  • Gãy xương đòn không liền sau khi điều trị bảo tồn: Nếu sau một thời gian điều trị bằng nẹp hoặc băng cố định mà xương vẫn không liền, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật. [2]When Does a Broken Collarbone Require Surgery? Truy cập ngày 20/09/2024.
    https://www.orthopedicsurgeonnyc.com/blog/when-does-a-broken-collarbone-require-surgery/
     

Gãy xương đòn có nên mổ không?

Ngoại trừ các trường hợp gãy xương đòn đã được nêu ở trên thì không nên phẫu thuật. Việc phẫu thuật có thể có nhiều ưu điểm, nhưng cũng có những rủi ro mà chúng ta không nên bỏ qua. Thay vì phẫu thuật, sau khi cân nhắc các yếu tố như mức độ chấn thương, tuổi tác và mục tiêu điều trị, bác sĩ sẽ điều trị bằng phương pháp bảo tồn cho bệnh nhân. Có 2 phương pháp điều trị bảo tồn là:

  • Cố định bằng nẹp: Giúp các mảnh xương ổn định và liền lại.
  • Vật lý trị liệu: Tập luyện để phục hồi chức năng vai.
Điều trị bảo tồn ở bệnh nhân bị gãy xương đòn
Điều trị bảo tồn ở bệnh nhân bị gãy xương đòn

Hầu hết các trường hợp gãy xương đòn đều đạt hiệu quả tốt khi nghỉ ngơi phù hợp và sử dụng dây đeo hoặc nẹp băng đúng cách.

3 biến chứng của phẫu thuật xương đòn

Phẫu thuật xương đòn khá phức tạp và có thể để lại nhiều biến chứng, thậm chí tình trạng có thể còn tệ hơn ban đầu. Một số biến chứng có thể xảy ra sau khi phẫu thuật gãy xương đòn là:

Đau do nẹp cố định xương

Rất nhiều người cảm thấy khó chịu với phần nẹp cứng được sử dụng để sửa xương đòn bị gãy của họ. Thông thường, một tấm kim loại và ốc vít sẽ được đặt dọc theo xương để giữ cho xương ở đúng vị trí.

Nẹp cố định xương có thể gây áp lực lên các mô mềm xung quanh, bên cạnh đó nó còn hạn chế các vận động và sinh hoạt thường ngày, dẫn đến cơ bị tê hoặc co thắt và gây đau. Nẹp cố định sẽ được tháo ra sau khi vết gãy lành, thường là ít nhất sáu tháng đến khoảng một năm sau phẫu thuật.

Nguy cơ nhiễm trùng

Nhiễm trùng là một trong những biến chứng nghiêm trọng nhất. Vi khuẩn rất dễ dàng xâm nhập vào nếu vết mổ không được đóng đúng cách, gây viêm nhiễm, sốt, đỏ, sưng và đau. Nếu không được điều trị kịp thời, nhiễm trùng có thể sẽ lan rộng và gây ra các biến chứng nghiêm trọng hơn.

Tổn thương dây thần kinh

Đây là biến chứng hiếm gặp trong phẫu thuật. Các dây thần kinh xung quanh xương đòn có thể bị tổn thương trong quá trình phẫu thuật, gây ra tê bì, yếu cơ hoặc đau ở vùng vai và cánh tay.

Biến chứng của mổ xương đòn thường gặp hơn ở những người mắc các bệnh lý như tiểu đường, người hút thuốc và những người mắc các bệnh lý mãn tính khác. Ở những người này, nguy cơ biến chứng có thể lớn hơn lợi ích của phẫu thuật, ngay cả trong trường hợp gãy xương bị di lệch nghiêm trọng.[3]Clavicle Fracture Treatment: When Is Surgery Necessary?. Truy cập ngày 20/09/2024.
https://www.verywellhealth.com/surgery-for-clavicle-fractures-4178846

Như vậy, không nhất định phải mổ trong tất cả trường hợp gãy xương đòn. Gãy xương đòn là tình trạng khá phổ biến và rất nhiều chấn thương sẽ hồi phục tốt mà không cần phải phẫu thuật.

Bài viết trên đã mang đến các thông tin giúp bạn đọc trả lời cho câu hỏi “Gãy xương đòn có phải mổ không?” Hãy tin tưởng và nghe theo chẩn đoán cũng như lựa chọn điều trị của bác sĩ chuyên khoa, Menacal chúc bạn luôn có sức khỏe tốt. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, đừng ngần ngại mà hãy truy cập ngay vào website Menacal.vn hoặc gọi đến hotline 1900 636 985 để được tư vấn kỹ càng nhé!

References

References
1 Broken Collarbone (Clavicle Fracture). Truy cập ngày 20/09/2024.
https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/16874-broken-collarbone-clavicle-fracture
2 When Does a Broken Collarbone Require Surgery? Truy cập ngày 20/09/2024.
https://www.orthopedicsurgeonnyc.com/blog/when-does-a-broken-collarbone-require-surgery/
3 Clavicle Fracture Treatment: When Is Surgery Necessary?. Truy cập ngày 20/09/2024.
https://www.verywellhealth.com/surgery-for-clavicle-fractures-4178846