Gãy xương đòn bao lâu thì tháo nẹp

Chuyên gia giải đáp: Gãy xương đòn bao lâu thì tháo nẹp?

03/10/2024 36 lượt xem

Nẹp xương đòn là phương pháp được sử dụng trong việc điều trị gãy xương đòn và mang lại hiệu quả khả quan. Vậy gãy xương đòn bao lâu thì tháo nẹp? Cần lưu ý gì trong khoảng thời gian nẹp xương đòn? Menacal sẽ giúp bạn tìm hiểu về phương pháp nẹp xương đòn và các vấn đề liên quan.

Nẹp xương đòn là gì? Khi nào phải dùng nẹp xương đòn

Gãy xương đòn là chấn thương không hiếm gặp, thường xảy ra do các nguyên nhân như bị va chạm mạnh trong sinh hoạt thường ngày, bị tai nạn giao thông, tai nạn lao động, chấn thương thể thao. Vậy phương pháp nẹp xương đòn là gì và khi nào thì cần phải nẹp xương đòn?

Nẹp xương đòn là gì?

Nẹp xương đòn (còn gọi là nẹp cố định xương đòn) là phương pháp điều trị được sử dụng cho hầu hết các trường hợp bị gãy xương đòn và mang lại hiệu quả cao. Nẹp được làm từ các tấm kim loại và đinh vít, có tác dụng cố định và nắn chỉnh lại phần xương đòn bị gãy, giúp xương nhanh liền lại.

Mặc dù mang lại nhiều ưu điểm nhưng phương pháp nẹp xương đòn cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Người bệnh cần tìm hiểu kỹ thông tin về nẹp xương đòn, gãy xương đòn bao lâu thì tháo nẹp trước khi áp dụng phương pháp này. [1]Clavicle Fracture (Broken Collarbone). Truy cập ngày 16/9/2024.
https://orthoinfo.aaos.org/en/diseases–conditions/clavicle-fracture-broken-collarbone/

Nẹp xương đòn là phương pháp cố định phần xương bị gãy để giúp xương nhanh liền
Nẹp xương đòn là phương pháp cố định phần xương bị gãy để giúp xương nhanh liền

Vật liệu của nẹp xương đòn

Thông thường, các loại nẹp được sử dụng để điều trị, cố định xương bị gãy (kể cả trường hợp gãy xương đòn) đều được làm từ chất liệu Titan, thép không gỉ. Vật liệu này có tác dụng cố định vết thương và giúp xương mau lành lại. Nếu sử dụng các loại nẹp vít, người bệnh cần tái khám sau khi phẫu thuật để bác sĩ đánh giá tiến triển của xương, kiểm tra vật liệu kết hợp xương này có đạt yêu cầu về vị trí không, hiệu quả điều trị thế nào.

Sau khi thực hiện các phẫu thuật sử dụng nẹp cố định xương đòn, các nẹp kim loại có thể đặt vĩnh viễn trong cơ thể người bệnh mà không cần mổ lấy ra, đặc biệt là những trường hợp người bệnh lớn tuổi hay người có bệnh lý nền nặng như cao huyết áp, tiểu đường, bệnh tim, suy gan, suy thận.. để tránh nguy cơ xảy ra biến chứng khi phẫu thuật.

Các trường hợp cần nẹp xương đòn

Chấn thương gãy xương đòn là vấn đề khá phổ biến trong cuộc sống. Trong hầu hết các trường hợp, chấn thương gãy xương đòn, xương vai hay xương cánh tay thường được chỉ định điều trị với biện pháp hỗ trợ để khuyến khích quá trình tự lành lại của xương. Tuy nhiên với các trường hợp gãy xương nghiêm trọng, các bác sĩ có thể đề xuất thực hiện phẫu thuật.

Phẫu thuật nẹp xương đòn cần xem xét các yếu tố về sức khỏe tổng thể, tuổi tác và loại gãy xương người bệnh gặp phải. Trong các trường hợp sau, bác sĩ có thể đề xuất phương pháp phẫu thuật nẹp xương đòn:

  • Vết gãy xương dài từ 2cm trở lên và di lệch nhiều hơn 100%.
  • Chấn thương với các vết gãy xương thành nhiều đoạn khác nhau.
  • Chấn thương gãy xương phức tạp, gây hở mô và da.
  • Chấn thương gãy xương nghiêm trọng gây tổn thương các dây thần kinh hay mạch máu, thậm chí có thể làm tăng nguy cơ bị tổn thương ở xương bả vai.
  • Chấn thương gãy xương ở đầu ngoài xương đòn. [2]Clavicle Fracture Treatment: When Is Surgery Necessary?. Truy cập ngày 16/9/2024.
    https://www.verywellhealth.com/surgery-for-clavicle-fractures-4178846
Phương pháp mổ nẹp xương đòn áp dụng với chấn thương gãy xương nghiêm trọng
Phương pháp mổ nẹp xương đòn áp dụng với chấn thương gãy xương nghiêm trọng

Gãy xương đòn bao lâu thì tháo nẹp

Gãy xương đòn bao lâu thì tháo nẹp là câu hỏi của nhiều người bệnh đang dùng nẹp cố định xương đòn. Việc tháo đai nẹp xương đòn còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm:

  • Độ tuổi: Người có tuổi càng trẻ thì thời gian phải đeo đai nẹp xương đòn càng ngắn và thời gian tháo đai nẹp sẽ sớm hơn.
  • Mức độ chấn thương: Những chấn thương gãy xương đòn đơn giản cũng có thể tháo đai nẹp sớm hơn so với những chấn thương gãy phức tạp.
  • Cố định đai nẹp: Nếu người bệnh tuân thủ đeo đai nẹp cố định chắc chắn và đeo đai nẹp theo đúng chỉ định của bác sĩ thì có thể tháo sớm đai nẹp.

Thời gian để tháo nẹp khi bị gãy xương đòn đối với người lớn thường vào khoảng từ 4-6 tuần để tập luyện, tuy nhiên quyết định khi nào tháo nẹp cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Các bác sĩ chuyên khoa sẽ đánh giá tình hình hồi phục chấn thương dựa vào kết quả kiểm tra, thăm khám và cho biết thời điểm chính xác có thể tháo nẹp.

Thời gian tháo nẹp gãy xương đòn trung bình từ 4-6 tuần ở người lớn

Một số trường hợp đặc biệt cần tháo nẹp xương đòn sớm

Sau khi biết thời gian gãy xương đòn bao lâu thì tháo nẹp, nhiều người bệnh cũng thắc mắc trường hợp nào có thể tháo nẹp xương đòn sớm? Người bệnh có thể mổ tháo nẹp xương đòn sớm trong các trường hợp sau đây:

  • Người bệnh gặp phải các biến chứng hay phản ứng phụ từ nẹp vít, ví dụ như bị nhiễm trùng, viêm nhiễm hay phản ứng dị ứng với vật liệu của nẹp vít. Trường hợp bị nhiễm trùng có thể xảy ra khi xương chưa liền lại hoàn toàn và các bác sĩ cần tháo nẹp sớm để loại bỏ tận gốc vấn đề, ngăn ngừa các biến chứng trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Người bệnh cảm thấy khó chịu hay đau đớn ở vị trí của nẹp vít, nhất là khi vận động hay thực hiện các hoạt động trong sinh hoạt thường ngày. Xảy ra tình trạng này có thể do nẹp vít đã chèn ép vào các mô mềm xung quanh hay gây ra tình trạng bị kích ứng. Trường hợp này cần mổ tháo nẹp vít để giảm bớt cảm giác đau đớn, cải thiện tình trạng của bệnh.
Trường hợp người bệnh bị đau ở vị trí nẹp vít thì có thể phải mổ tháo nẹp vít

Một số lưu ý khi nẹp xương đòn

Trong quá trình chăm sóc sức khỏe và hồi phục hậu phẫu, người bệnh cần lưu ý một số điều sau đây:

  • Nếu cảm thấy quá đau, người bệnh có thể chườm đá để làm dịu cơn đau, tuy nhiên trước khi chườm đá cần bọc đá trong 1 tấm vải mỏng để tránh làm tổn thương các mô.
  • Cần mang túi hay dây đeo tay theo chỉ định của bác sĩ, không được chủ quan tháo ra trừ khi bác sĩ chỉ định ngưng sử dụng. Người bệnh có thể tháo túi đeo tay khi đi tắm, mặc quần áo nhưng cần thận trọng và thực hiện nhẹ nhàng.
  • Trong khoảng thời gian 6 tuần sau khi phẫu thuật nẹp xương đòn, người bệnh không được nâng vật nặng từ 2.5kg trở lên.
  • Sử dụng các loại thuốc giảm đau theo đúng quy định, đúng liều lượng bác sĩ kê đơn để tránh gây ra những hậu quả đáng tiếc.
  • Không tự ý tháo chỉ khâu tại nhà, cần thực hiện chăm sóc vết mổ theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Khám lại theo lịch định kỳ và thực hiện chụp X-quang để theo dõi quá trình lành của xương.
  • Trường hợp cơn đau xương đòn trở nên nghiêm trọng và kéo dài không hết, gây sưng tay, buồn nôn, tê liệt, lên cơn sốt.. thì người bệnh cần tới bệnh viện cấp cứu ngay lập tức. ((Clavicle Fracture Open Reduction and Internal Fixation. Truy cập ngày 16/9/2024.
    https://www.hopkinsmedicine.org/health/treatment-tests-and-therapies/clavicle-fracture-open-reduction-and-internal-fixation)

Với những thông tin cung cấp trên đây, hy vọng bạn đã biết thêm về phương pháp nẹp xương đòn, hiểu rõ thời gian gãy xương đòn bao lâu thì tháo nẹp cũng như cần lưu ý gì để giúp vết thương mau lành. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy truy cập vào website Menacal.vn hoặc gọi đến số hotline 1900 636 985 để được tư vấn kịp thời!

References

References
1 Clavicle Fracture (Broken Collarbone). Truy cập ngày 16/9/2024.
https://orthoinfo.aaos.org/en/diseases–conditions/clavicle-fracture-broken-collarbone/
2 Clavicle Fracture Treatment: When Is Surgery Necessary?. Truy cập ngày 16/9/2024.
https://www.verywellhealth.com/surgery-for-clavicle-fractures-4178846