gay-xuong-chay-bao-lau-thi-da-bong-duoc

Gãy xương chày bao lâu thì đá bóng được? Chuyên gia giải đáp!

08/03/2025 22 lượt xem

Gãy xương chày là chấn thương nghiêm trọng, thường xảy ra khi tham gia các bộ môn thể thao cường độ cao, tác động mạnh đến chân, đặc biệt là bóng đá. Việc nôn nóng trở lại sân cỏ quá sớm có thể dẫn đến nhiều biến chứng ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng vận động. Vậy gãy xương chày bao lâu thì đá bóng được? Cùng Menacal tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!

Gãy xương chày là gì? Sau gãy xương chày có đá bóng được không?

Trước khi trả lời câu hỏi “Gãy xương chày bao lâu thì đá bóng được?”, mời các bạn tìm hiểu một số thông tin cơ bản liên quan đến tình trạng này:

Gãy xương chày là gì?

Xương chày là một trong 2 xương chính của cẳng chân, nằm ở phía trước và lớn hơn xương phía sau – xương mác. [1]Tibia (Shinbone) Shaft Fractures. Truy cập ngày 28/ 02/ 2025.
https://orthoinfo.aaos.org/en/diseases–conditions/tibia-shinbone-shaft-fractures/

Vai trò chính là chịu lực cơ thể, hỗ trợ khả năng di chuyển và tạo nên 2 khớp quan trọng là khớp gối (nối với xương đùi) và khớp mắt cá chân (nối với xương bàn chân).

Gãy xương chày là tình trạng xương có dấu hiệu bị nứt hoặc gãy hoàn toàn. Nguyên nhân chủ yếu là do phải chịu tác động quá mạnh như tai nạn giao thông, chấn thương trong thể thao khi chơi bóng đá, bóng rổ, trượt ván… Ngoài ra, bị loãng xương hoặc luyện tập quá mức cũng có thể tạo ra áp lực kéo dài dẫn đến nứt xương, gãy xương chày.

Xương chày nằm phía trước và lớn hơn xương mác
Xương chày nằm phía trước và lớn hơn xương mác

Sau gãy xương chày có đá bóng được không?

Sau khi gãy xương chày, bệnh nhân có thể chơi bóng đá được. Theo thống kê, khoảng 91.5% bệnh nhân được phẫu thuật có thể quay lại chơi thể thao, nhưng chỉ khoảng 75% người trong số đó có khả năng thi đấu ở cùng cấp độ như trước. Thời gian phục hồi sau phẫu thuật rất nhanh, nhưng thường kèm theo một số rủi ro như: nhiễm trùng, tụ máu, hội chứng chèn ép khoang…

Tỷ lệ bệnh nhân điều trị không phẫu thuật có thể trở lại thể thao thấp hơn, khoảng 66.7%. Thời gian hồi phục chậm và có nguy cơ cao bị di lệch xương, ảnh hưởng đến khả năng di chuyển trong tương lai. [2]Is an athlete likely to return to sports after a tibia fracture? Truy cập ngày 28/ 02/ 2025.
https://drdavidgeier.com/tibia-fracture-return-sports/

Gãy xương chày bao lâu thì đá bóng lại được?

Người bệnh mất nhiều thời gian chăm sóc, luyện tập đều đặn để hồi phục hoàn toàn và có thể quay trở lại sân cỏ. Cụ thể như sau:

Quá trình hồi phục sau khi gãy xương chày

Quá trình phục hồi sau gãy xương chày thường được chia thành 4 giai đoạn:

  • Giai đoạn 1 (Tuần 1 – 2): Phản ứng viêm xảy ra khiến người bệnh cảm thấy sưng, nóng, đỏ và đau ở vết thương. Đây là thời điểm cần hạn chế vận động ở mức tối đa vì việc di chuyển có thể gây đau đớn và tổn thương nghiêm trọng hơn.
  • Giai đoạn 2 (Tuần 3 – 6): Mô mềm (sụn) dần hình thành để kết nối 2 đầu xương gãy. Lúc này, bạn có thể thực hiện một số bài tập nhẹ nhàng theo hướng dẫn của chuyên gia như gập duỗi khớp gối, khớp cổ chân để duy trì sự linh hoạt.
  • Giai đoạn 3 (Tháng 2 – 5): Cấu trúc xương trở nên ổn định hơn. Người bệnh bắt đầu tập đứng và di chuyển nhẹ nhàng với sự hỗ trợ của nạng hoặc khung tập đi. Đây là cách tăng cường sức mạnh cơ bắp và cải thiện khả năng di chuyển.
  • Giai đoạn 4 ( Tháng 6 – 12): Xương trở nên chắc chắn hơn, gần như hồi phục hoàn toàn. Lúc này, người bệnh có thể trở lại hoạt động thường ngày, tham gia các môn thể thao với cường độ phù hợp theo ý kiến của bác sĩ.
Sử dụng nạng để tập di chuyển sau gãy xương chày
Sử dụng nạng để tập di chuyển sau gãy xương chày

Gãy xương chày bao lâu thì đá bóng lại được?

Vậy gãy xương chày bao lâu thì đá bóng được? Câu trả lời là khoảng 6 tháng đến 1 năm, khi xương đã lành hoàn toàn và có khả năng chịu được tác động mạnh trong quá trình chơi đá bóng. [3]Everything You Need to Know About a Tibia Fracture. Truy cập ngày 28/ 02/ 2025. https://www.healthline.com/health/tibia-fracture#recovery

Thời gian xương hồi phục nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như:

  • Mức độ gãy: Xương gãy di lệch một phần hoặc hoàn toàn mất nhiều thời gian điều trị hơn so với xương gãy không di lệch.
  • Phương pháp điều trị: Phẫu thuật cố định bằng nẹp, vít thường giúp xương lành nhanh hơn so với bó bột – phương pháp điều trị không phẫu thuật.
  • Chương trình hồi phục chức năng: Tập luyện đều đặn theo đúng hướng dẫn của chuyên gia giúp cải thiện tốc độ và chất lượng phục hồi.
  • Thể trạng của từng người: Người trẻ, người không mắc bệnh nền thường hồi phục nhanh hơn.

Lưu ý: Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi quay trở lại chơi thể thao, đặc biệt là bóng đá. Nếu ra sân quá sớm, người bệnh có thể phải đối diện với nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng lâu dài đến khả năng vận động như: tái gãy, đau mãn tính, thoái hoá khớp…

Lời khuyên giúp bệnh nhân gãy xương chày nhanh hồi phục

Để tăng tốc độ phục hồi sau khi gãy xương chày, người bệnh lưu ý những vấn đề sau:

  • Dinh dưỡng hợp lý: Bổ sung đủ dinh dưỡng, đặc biệt là các hoạt chất tốt cho xương như canxi, vitamin D, protein… thông qua thực phẩm từ thiên nhiên.

Ngoài ra, bạn sử dụng thêm thực phẩm chức năng chứa các thành phần nêu trên để hỗ trợ quá trình tái tạo xương hiệu quả hơn. Mời bạn tham khảo canxi EU Aplicaps Menacal – sản phẩm đang nhận được nhiều đánh giá tích cực từ phía chuyên gia.

Canxi EU Aplicaps Menacal cung cấp các hoạt chất tốt cho người gãy xương chày
Canxi EU Aplicaps Menacal cung cấp các hoạt chất tốt cho người gãy xương chày

Mỗi viên uống cung cấp 158.4 mg canxi tảo biển đỏ kết hợp với nhiều vitamin và khoáng chất khác như: vitamin D3, K2, magie, kẽm, selen… Từ đó, canxi được hấp thu tối ưu, hỗ trợ quá trình tái tạo xương và hạn chế nguy cơ lắng cặn ở đường tiêu hoá, giảm các tác dụng phụ như: chướng bụng, nóng trong, táo bón, sỏi thận…

  • Tập vật lý trị liệu: Tham khảo ý kiến chuyên gia để thực hiện các bài tập giúp xương chắc khoẻ và linh hoạt hơn với cường độ phù hợp trong từng giai đoạn hồi phục xương.
  • Chăm sóc vết thương: Vệ sinh vết thương đúng cách theo hướng dẫn của bác sĩ. Đến cơ sở y tế ngay sau khi phát hiện các dấu hiệu bất thường như sưng đỏ, đau kéo dài…

Mong rằng bài viết trên đã cung cấp đủ thông tin giúp bạn giải đáp câu hỏi: “Gãy xương chày bao lâu thì đá bóng được?”. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, mời bạn truy cập website menacal.vn hoặc liên hệ trực tiếp hotline 1900 636 985 để nhận được tư vấn từ các chuyên gia.

References

References
1 Tibia (Shinbone) Shaft Fractures. Truy cập ngày 28/ 02/ 2025.
https://orthoinfo.aaos.org/en/diseases–conditions/tibia-shinbone-shaft-fractures/
2 Is an athlete likely to return to sports after a tibia fracture? Truy cập ngày 28/ 02/ 2025.
https://drdavidgeier.com/tibia-fracture-return-sports/
3 Everything You Need to Know About a Tibia Fracture. Truy cập ngày 28/ 02/ 2025. https://www.healthline.com/health/tibia-fracture#recovery