[Giải đáp] Gãy xương cẳng chân bao lâu thì tập đi được?

[Giải đáp] Gãy xương cẳng chân bao lâu thì tập đi được?

07/10/2024 16 lượt xem

Gãy xương cẳng chân là chấn thương dễ gặp phải trong cuộc sống hàng ngày. Vậy gãy xương cẳng chân bao lâu thì tập đi được? Menacal sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi này và biết thêm các thông tin chi tiết về xoay quanh quá trình hồi phục của xương.

Gãy xương cẳng chân: Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết

Gãy xương cẳng chân là một chấn thương phổ biến với nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. 

Một số nguyên nhân gây ra tình trạng gãy xương cẳng chân:

  • Nguyên nhân trực tiếp: Bị bánh xe đâm vào, đồ vật nặng đè trực tiếp vào phần cẳng chân.. Đối với những trường hợp bị gãy xương cẳng chân do nguyên nhân trực tiếp, xương chày và xương mác thường bị gãy ngang mức.
  • Nguyên nhân gián tiếp: Hầu hết các trường hợp gãy xương cẳng chân do nguyên nhân gián tiếp là do ngã, gây ra tình trạng gãy ngang hay gãy chéo vát, xoắn vặn.. Lúc này, xương mác gãy thứ phát sau xương chày nên dễ bị gãy cao hơn mức gãy của xương chày.

Dấu hiệu nhận biết khi bị gãy xương cẳng chân: [1]Physical or Occupational Therapy in Cleveland for Lower Leg Fractures. Truy cập ngày … Continue reading

  • Đau chói tại chỗ bị gãy.
  • Chân gãy không cử động được.
  • Chân lệch trục.
  • Cẳng chân bị sưng nề, bầm tím.
  • Cẳng chân cong vẹo, thường mở góc ra ngoài và ra phía sau.
  • Lạo xạo xương.
  • Có thể có triệu chứng tổn thương mạch máu thần kinh.
Gãy xương cẳng chân gây ra cảm giác đau chói tại chỗ bị gãy
Gãy xương cẳng chân gây ra cảm giác đau chói tại chỗ bị gãy

Quá trình phục hồi khi bị gãy xương cẳng chân

Để tìm hiểu gãy xương cẳng chân bao lâu thì tập đi được, bạn cần phải biết quá trình hồi phục của xương như thế nào. Dưới đây là một số thông tin chi tiết về quá trình lành lại của xương cẳng chân:

Các giai đoạn hồi phục tự nhiên của xương

Sau khi xương gãy, các giai đoạn hồi phục tự nhiên của xương sẽ diễn ra như sau đây:

  • Giai đoạn viêm (1-2 tuần đầu): Sự phát triển của mô sẹo và tế bào máu

Khi gãy xương, máu sẽ chảy và quá trình viêm sẽ bắt đầu ngay lúc đó và quá trình này sẽ diễn ra trong vài ngày. Máu chảy vào khu vực xương bị gãy gây viêm và đông máu tại chỗ, giúp cho cấu trúc dần ổn định để tái tạo ra xương mới, lấp đầy phần bị gãy.

  • Giai đoạn sửa chữa (3-8 tuần tiếp theo): Hình thành xương non

Bước vào giai đoạn sửa chữa, các cục máu đông do bị viêm có thể được thay thế bởi mô sợi và sụn (còn gọi là mô sẹo mềm). Các mô này dần phát triển thành mô sẹo cứng và có thể nhìn thấy rõ trên phim chụp X-quang sau vài tuần bị gãy xương. Đây được coi là giai đoạn quyết định xem gãy xương chân bao lâu thì tập đi được bình thường.

  • Giai đoạn tái tạo (sau 2 tháng): Xương bắt đầu hồi phục hoàn toàn

Sau khi hoàn tất giai đoạn sửa chữa xương, xương sẽ được tái tạo về hình dáng và chức năng ban đầu, cải thiện quá trình lưu thông máu. Trong giai đoạn này, người bị gãy xương nên tập đi để kích thích quá trình tái tạo xương hoàn thiện hơn. [2]Bone Healing. Truy cập ngày 22/9/2024.
https://www.foothealthfacts.org/conditions/bone-healing

Giai đoạn tái tạo xương sẽ bắt đầu sau khoảng 2 tháng và giúp xương hồi phục hoàn toàn
Giai đoạn tái tạo xương sẽ bắt đầu sau khoảng 2 tháng và giúp xương hồi phục hoàn toàn

Các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian hồi phục

Các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian hồi phục xương và gãy xương cẳng chân bao lâu thì tập đi được gồm có:

  • Độ tuổi: Ở người có độ tuổi càng nhỏ thì thời gian xương phát triển và tái tạo lại cũng diễn ra nhanh chóng hơn so với người lớn tuổi.
  • Tình trạng sức khỏe: Những người có sức khỏe tốt sẽ có thời gian hồi phục xương bị gãy nhanh chóng hơn người có sức khỏe kém hoặc có yếu tố bệnh nền.
  • Mức độ gãy xương: Mức độ tổn thương như bị gãy xương kín, rạn xương, ít bị di lệch thì thời gian xương mau chóng hồi phục và đi lại được sẽ sớm hơn.
  • Chế độ dinh dưỡng: Thực hiện một chế độ dinh dưỡng đủ chất, bổ sung các thực phẩm tăng cường sức khỏe xương khớp và duy trì mật độ xương như canxi, vitamin D.. cũng là yếu tố ảnh hưởng tới thời gian hồi phục xương.
  • Phương pháp điều trị: Việc sử dụng các phương pháp điều trị khác nhau cũng ảnh hưởng tới quá trình phục hồi xương bị gãy. Một số phương pháp phổ biến như đóng đinh, nẹp vít, bó bột..

Như vậy, thời gian hồi phục chức năng xương cẳng chân sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Nếu thực hiện điều chỉnh hiệu quả các yếu tố này thì thời gian người bệnh phục hồi sẽ nhanh chóng hơn.

Gãy xương cẳng chân bao lâu thì tập đi được?

Gãy xương cẳng chân bao lâu thì tập đi được là câu hỏi mà nhiều người bị gãy xương đang băn khoăn. 

Thời gian để xương lành lại

Thời gian để xương lành lại sẽ phụ thuộc vào từng đối tượng bị gãy xương:

  • Với trẻ em: Thời gian liền xương với trẻ em khoảng từ 4-6 tuần. Trẻ em là đối tượng có khả năng phục hồi xương gãy nhanh chóng bởi xương của trẻ đang trong giai đoạn phát triển và có khả năng tái tạo xương tốt.
  • Với người lớn: Thời gian liền xương khoảng từ 8-12 tuần hoặc lâu hơn tùy vào mức độ nghiêm trọng của chấn thương. Nếu người bị gãy xương bị các bệnh lý mãnmạn  tính thì quá trình liền xương cũng có thể kéo dài hơn.

Khi nào có thể tập đi?

Sau khi đã liền xương ở mức độ cơ bản thì người bị gãy xương cẳng chân có thể tập đi lại nhẹ nhàng sử dụng nạng hay các thiết bị khác để hỗ trợ đi lại cho tới khi chân có thể dùng sức và chịu lực như bình thường.

Thông thường, thời gian người bị gãy xương cẳng chân có thể bắt đầu tập đi khoảng từ 6-12 tuần sau khi xương bị gãy, tuy nhiên bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để đảm bảo việc tập đi là an toàn và phù hợp. 

Người bị gãy xương cẳng chân có thể tập đi sau từ 5-12 tuần bị gãy xương
Người bị gãy xương cẳng chân có thể tập đi sau từ 5-12 tuần bị gãy xương

Hướng dẫn tập đi sau gãy xương cẳng chân

Để việc tập đi trở lại sau khi gãy xương cẳng chân diễn ra thuận lợi, bạn cần lưu ý một số điều như sau đây:

Một số dụng cụ hỗ trợ tập đi khi bị gãy xương cẳng chân

Người bệnh có thể tham khảo và sử dụng các loại dụng cụ hỗ trợ tập đi khi bị gãy xương cẳng chân dưới đây: [3]Walking Aid. Truy cập ngày 22/9/2024.
https://www.fvhospital.com/learn-more/walking-aid-information/

  • Nạng: Có tác dụng hỗ trợ và giúp phân bổ trọng lượng cơ thể không tập trung vào chân bị thương. Nạng thường có nhiều kiểu dáng khác nhau, ví dụ như loại nạng dưới cánh tay hay nạng cẳng tay để phù hợp với nhu cầu của người bệnh.
  • Gậy đi bộ: Là dụng cụ thường có thể điều chỉnh được, có tác dụng mang lại sự cân bằng và ổn định khi đi bộ. Đây cũng là dụng cụ hỗ trợ tập đi hữu ích với người bị gãy xương cẳng chân và rất tiện lợi.
  • Xe tập đi 4 bánh: Dụng cụ hỗ trợ tập đi này có độ ổn định cao và có ghế ngồi tiện lợi để người bệnh nghỉ ngơi.
  • Xe tập đi 2 bánh: Phù hợp để sử dụng trong nhà, giúp người bệnh dễ dàng di chuyển và rảnh tay khi tới nơi.
  • Khung tập đi: Là dụng cụ hỗ trợ tập đi khá cồng kềnh nhưng có thể hữu ích ở thời gian đầu khi người bệnh chưa đứng vững để dùng nạng.
Nạng là dụng cụ hỗ trợ tập đi phù hợp được nhiều người lựa chọn
Nạng là dụng cụ hỗ trợ tập đi phù hợp được nhiều người lựa chọn

Cách tập đi cho người bị gãy cẳng chân

Quá trình tập luyện hàng ngày của người bệnh cũng là yếu tố quyết định thời gian có thể đi lại được ở người bị gãy xương cẳng chân. Cách tập đi đúng như sau:

  • Sử dụng nạng gỗ để tập đi khi xương chưa liền, với thanh ngang đầu nạng tựa vào bên lồng ngực thay vì tì vào nách.
  • Dáng đi thẳng, không cúi khom người, giữ mắt nhìn thẳng phía trước và giữ hai vai bằng nhau.
  • Tập bước đi với 3 điểm tựa, không tì hay tì nhẹ với cường độ tăng dần lên phía chân bị gãy.
  • Mũi nạng và chân lành của người bệnh đứng tạo thành hình tam giác. Dùng nạng nhích khoảng 10-30cm, giữ thăng bằng phần đầu nạng và bước đi chân lành trước, sau đó bước tiếp.
  • Không nên dùng gậy chống ở bên chân gãy bởi có thể khiến dáng đi bị xấu khi hồi phục hoàn toàn. Khi xương đã liền hẳn thì có thể bỏ nạng và tập đi bình thường.

Lưu ý trong quá trình phục hồi và tập đi

Trong quá trình xương hồi phục và tập đi khi xương liền, người bệnh cần lưu ý một số điều sau đây:

  • Không nên vội vàng tập đi nếu xương chưa liền lại và hồi phục hoàn toàn.
  • Nên cử động khớp xương xung quanh như khớp ngón chân để tránh tình trạng bị cứng khớp.
  • Thực hiện một chế độ dinh dưỡng đầy đủ vitamin và khoáng chất để hỗ trợ quá trình hồi phục xương. Tăng cường thêm canxi, vitamin D và protein.
  • Dành thời gian nhiều hơn cho việc nghỉ ngơi và tránh thực hiện các hoạt động gây áp lực lên chân.
  • Theo dõi các dấu hiệu bất thường, nếu thấy bị đau nhức kéo dài, sưng tấy, biến dạng chân thì cần đi khám bác sĩ ngay để được điều trị kịp thời.

Bài viết trên đã cung cấp những thông tin giúp bạn hiểu rõ hơn về thời gian gãy xương cẳng chân bao lâu thì tập đi được cũng như các yếu tố ảnh hưởng tới thời gian hồi phục của xương, cách tập đi đúng sau khi xương liền và lưu ý cần biết. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy truy cập vào website Menacal.vn hoặc gọi đến số hotline 1900 636 985 để được tư vấn kịp thời!

References

References
1 Physical or Occupational Therapy in Cleveland for Lower Leg Fractures. Truy cập ngày 22/9/2024.
https://www.therapy-specialists.com/Injuries-Conditions/Ankle/Ankle-Issues/Adult-Lower-Leg-Fractures/a~3266/article.html
2 Bone Healing. Truy cập ngày 22/9/2024.
https://www.foothealthfacts.org/conditions/bone-healing
3 Walking Aid. Truy cập ngày 22/9/2024.
https://www.fvhospital.com/learn-more/walking-aid-information/