gay-xuong-ba-vai-co-phai-mo-khong

[Tư vấn] Gãy xương bả vai có phải mổ không?

08/04/2025 21 lượt xem

Gãy xương bả vai có phải mổ không” là băn khoăn của nhiều người khi bị chấn thương vùng vai. Để tìm hiểu trường hợp nào gãy xương bả vai cần mổ và các thông tin về tình trạng bị gãy xương bả vai, bạn hãy đọc ngay bài viết sau của Menacal.

Tổng quan về gãy xương bả vai

Xương bả vai là một xương dẹt, hình tam giác, nằm phía mặt sau của lồng ngực, ở giữa xương sườn thứ 2 đến xương sườn thứ 7. Xương bả vai nối xương cánh tay và xương đòn, tạo nên khớp vai.

Cấu trúc xương bả vai gồm có các phần chính sau đây:

  • Hai mặt: Gồm có mặt trước (mặt sườn) và mặt sau (mặt lưng).
  • Ba bờ: Bờ trên (có khuyết vai), bờ trong (gần cột sống), bờ ngoài (gần hố nách).
  • Ba góc: Góc trên, góc dưới, góc ngoài (có chứa ổ chảo – là nơi tiếp khớp với xương cánh tay).
  • Hai mỏm xương nổi bật: Mỏm quạ (phần nhô ra trước, điểm bám cơ) và mỏm cùng (phần nhô ra sau, tiếp khớp với xương đòn).

Vai trò của xương bả vai trong vận động vai:

  • Xương bả vai là nơi bám của nhiều cơ vai – lưng – tay trên, giúp thực hiện các động tác phức tạp như giơ tay, xoay tay, gập duỗi cánh tay.
  • Tham gia vào quá trình hình thành khớp vai (khớp linh hoạt nhất của cơ thể).
  • Giúp tay chuyển động linh hoạt như trượt, xoay, nghiêng, mở rộng biên độ vận động của cánh tay.
  • Hỗ trợ phân tán lực từ cánh tay truyền về thân mình khi thực hiện các vận động mạnh.

Vị trí và mức độ di lệch của gãy xương bả vai đóng vai trò quan trọng bởi đây là yếu tố then chốt quyết định phương pháp điều trị (thực hiện điều trị bảo tồn hay phẫu thuật), liệu gãy xương bả vai có phải mổ không [1]Scapula. Truy cập ngày 8/4/2025.
https://www.physio-pedia.com/Scapula

Vị trí mà mức độ di lệch của gãy xương bả vai sẽ quyết định phương pháp điều trị
Vị trí mà mức độ di lệch của gãy xương bả vai sẽ quyết định phương pháp điều trị

Gãy xương bả vai có phải mổ không?

Khi bị gãy xương bả vai, nhiều người cũng lo lắng không biết gãy xương bả vai có phải mổ không? Tùy từng trường hợp mà người bị gãy xương bả vai có phải mổ hay không, tuy nhiên đa số các trường hợp gãy xương bả vai không cần mổ. Nguyên nhân là bởi xương bả vai được bao bọc bởi khối cơ dày và có nguồn máu dồi dào thúc đẩy quá trình liền xương, giúp xương liền nhanh và ít biến chứng nếu được chăm sóc đúng cách. [2]Scapula Fracture (Shoulder Blade Fracture). Truy cập ngày 8/4/2025.
https://www.hopkinsmedicine.org/health/conditions-and-diseases/scapula-fracture-shoulder-blade-fracture

Các trường hợp điều trị bảo tồn

Điều trị bảo tồn gãy xương bả vai là phương pháp không phẫu thuật, được áp dụng cho đa số các trường hợp gãy xương ít hoặc không di lệch (các mảnh xương vẫn ở gần vị trí giải phẫu đúng). Các loại gãy xương bả vai thường gặp có thể thực hiện điều trị bảo tồn như: Gãy thân xương bả vai (phổ biến nhất), gãy cổ xương không di lệch hoặc di lệch ít.

Các trường hợp gãy xương bả vai cần mổ

Với những trường hợp gãy xương bả vai cần mổ cụ thể như sau đây:

Chỉ định phẫu thuật TUYỆT ĐỐI (Hầu như luôn cần mổ để phục hồi chức năng và ngăn biến chứng) khi:

  • Bị gãy ổ chảo xương bả vai và khiến mặt khớp lệnh lớn hơn 2 mm hoặc mất vững khớp vai (trật tái diễn).
  • Bị gãy xương bả vai kèm theo trật khớp vai.
  • Bị gãy xương nhiều mảnh, di lệch nhiều hoặc không thể cố định bảo tồn.
  • Bị gãy xương kèm tổn thương mạch máu – thần kinh (ví dụ: đám rối thần kinh cánh tay).

Chỉ định phẫu thuật TƯƠNG ĐỐI (Cân nhắc mổ nếu không thể đảm bảo chức năng vận động tốt bằng điều trị bảo tồn) khi:

  • Bị gãy thân xương bả vai lệch nhiều và bị lệch lớn hơn 20 mm hoặc góc gập lớn hơn 30 độ.
  • Gây mất cân đối hình thể hoặc bị hạn chế vận động.
  • Bị gãy mỏm quạ kèm đứt dây chằng khiến cho vai mất vững.
  • Bị gãy mỏm cùng xương vai lệch nhiều.
  • Bị gãy kèm gãy xương đòn cùng bên gây ra tình trạng mất liên kết khung vai.
  • Người bệnh là vận động viên, người lao động nặng và cần hồi phục tối đa chức năng khớp vai.
Tùy từng đối tượng và trường hợp cụ thể sẽ có tư vấn cụ thể của bác sĩ
Tùy từng đối tượng và trường hợp cụ thể sẽ có tư vấn cụ thể của bác sĩ

Các yếu tố khác cần cân nhắc khi quyết định mổ

Tình trạng gãy xương bả vai có phải mổ không cũng do nhiều yếu tố khác tác động như:

  • Tuổi tác và tình trạng sức khỏe chung của người bệnh: Thông thường người lớn tuổi hay người bị các bệnh lý mạn tính có thể được ưu tiên điều trị bảo tồn để tránh rủi ro khi gây mê mổ. Những người trẻ tuổi, có sức khỏe tốt thì có thể chịu được phẫu thuật và phục hồi tốt hơn.
  • Mức độ loãng xương: Khi xương bị loãng, xương giòn, xốp khiến cho vít hay nẹp bắt vào xương dễ bị lỏng, tuột hay không giữ được lâu. Điều này có thể khiến cho phẫu thuật không đảm bảo hiệu quả hoặc thậm chí cần mổ lại.
  • Kỳ vọng và mục tiêu phục hồi của người bệnh: Những người bệnh cần phục hồi nhanh chóng hoặc không thể nghỉ dưỡng thời gian dài có thể ưu tiên phương pháp mổ để rút ngắn thời gian hồi phục. Một số người lại ưu tiên tránh đụng chạm dao kéo nếu không thực sự cần thiết.
  • Sự tuân thủ điều trị và khả năng tham gia vật lý trị liệu sau mổ: Sau khi mổ xong, xương cần thời gian để liền lại và khớp vai cần vận động sớm để tránh bị cứng khớp. Việc tuân thủ điều trị và tham gia vào tập vật lý điều trị sau mổ sẽ giúp ngăn ngừa các biến chứng và giúp khớp vai mau lành.
  • Kinh nghiệm và đánh giá của bác sĩ phẫu thuật: Vai là khớp phức tạp của cơ thể, dễ bị tổn thương, lại có nhiều gân, cơ, dây thần kinh chạy gần. Việc mổ vai cần bác sĩ có chuyên môn sâu về phẫu thuật khớp vai. Bác sĩ giỏi sẽ giúp chọn đúng chỉ định mổ hay không mổ, dự đoán các biến chứng và cách xử lý trước.

Quy trình phẫu thuật gãy xương bả vai

Phẫu thuật gãy xương bả vai có mục tiêu giúp nắn chỉnh các mảnh xương gãy về đúng vị trí giải phẫu và cố định chúng lại.

Hiện nay phương pháp mổ phổ biến là mổ mở và cố định xương bằng nẹp kim loại và vít, thực hiện gây mê toàn thân trong quá trình phẫu thuật.

Quy trình phẫu thuật gãy xương bả vai thường diễn ra như sau:

Trước phẫu thuật

  • Khám và chẩn đoán hình ảnh với phương pháp chụp X-quang, chụp CT để xác định loại gãy và mức độ di lệch.
  • Làm xét nghiệm máu, tim phổi, thử phản ứng thuốc mê..
  • Bác sĩ tư vấn mổ (tư vấn giải thích rõ về loại gãy, lý do cần mổ, rủi ro, lợi ích..)

Trong phẫu thuật

  • Gây mê toàn thân.
  • Bác sĩ mở đường mổ ở vai, sau đó sắp xếp lại xương bị gãy, dùng vít, nẹp hay đinh cố định lại xương ở vị trí đúng. Cuối cùng kiểm tra lại vị trí với máy X-quang trong mổ và khâu đóng vết mổ.

Sau khi phẫu thuật

  • Người bệnh nằm viện theo dõi từ 2-5 ngày.
  • Được tiêm kháng sinh, giảm đau, truyền dịch, theo dõi huyết áp, mạch..
Gãy xương bả vai sẽ thực hiện gây mê toàn thân trong quá trình phẫu thuật
Gãy xương bả vai sẽ thực hiện gây mê toàn thân trong quá trình phẫu thuật

So sánh điều trị gãy xương bả vai bằng 2 phương pháp

Bảng so sánh 2 phương pháp điều trị gãy xương bả vai

Tiêu chí Điều trị bảo tồn (không mổ) Phẫu thuật (mổ)
Chỉ định
  • Gãy ít di lệch
  • Gãy không vào ổ khớp
  • Người bệnh lớn tuổi, không phù hợp phẫu thuật
  • Gãy phức tạp, gãy nhiều mảnh
  • Di lệch nhiều
  • Gãy vào ổ khớp
  • Gãy kèm trật khớp vai
Can thiệp
  • Không xâm lấn, chỉ cố định ngoài (dùng đai vai, băng số 8)
  • Xâm lấn (mổ hở để xếp xương và cố định bằng vít/nẹp)
Nguy cơ ban đầu
  • Ít nguy cơ nhiễm trùng
  • Có thể đau lâu hơn do xương không được cố định tốt
  • Có nguy cơ bị nhiễm trùng, chảy máu
  • Đau sau mổ và cần kiểm soát tốt
Thời gian liền xương
  • 6–12 tuần
  • 6–10 tuần
Phục hồi chức năng
  • Thời gian tập phục hồi chức năng chậm hơn (từ tuần 3–4 trở đi)
  • Thời gian tập phục hồi chức năng sớm hơn(từ tuần 1–2 có thể tập nhẹ)
Biến chứng muộn
  • Bị cứng khớp vai
  • Xương lệch
  • Đau mạn tính nếu can lệch không tốt
  • Cứng khớp nếu không tập đúng
  • Nhiễm trùng vật liệu
  • Có thể cần mổ lần 2
Khả năng hồi phục
  • Khả năng phục hồi ổn nếu gãy đơn giản
  • Giới hạn vận động nếu bị di lệch nhiều
  • Khả năng phục hồi tốt hơn nếu tập đúng cách
  • Nhiều trường hợp phục hồi gần như bình thường
Chi phí
  • Chi phí thấp: 2–10 triệu
  • Chi phí cao: 20–60 triệu

Câu hỏi thường gặp về mổ gãy xương bả vai

Để tìm hiểu rõ hơn về mổ gãy xương bả vai, dưới đây là một số câu hỏi thường gặp bạn có thể tham khảo.

Bác sĩ chỉ định mổ nhưng không mổ được không?

Nếu bác sĩ đã chỉ định mổ nhưng người bệnh không thực hiện thì nguy cơ phục hồi sai lệch là rất cao. Xương có thể liền ở vị trí sai lệch (can lệch) hoặc có nguy cơ khớp giả (xương không liền). Vì vậy, nếu có chỉ định mổ từ bác sĩ, người bệnh nên cân nhắc kỹ và tuân thủ hướng dẫn điều trị để tránh biến chứng về sau. [3]Shoulder Fracture. Truy cập ngày 8/4/2025.
https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/shoulder-fracture

Mổ gãy xương bả vai có nguy hiểm không?

Phẫu thuật xương bả vai là can thiệp thường gặp trong chấn thương chỉnh hình với tỷ lệ thành công khá cao. Người bệnh có thể gặp phải một số rủi ro nếu như được chỉ định mổ nhưng không mổ:

  • Can lệch: Xương tự liền sai vị trí, gây biến dạng vai, hạn chế vận động hoặc đau kéo dài.
  • Khớp giả: Xương không liền lại được, vai yếu, đau mạn tính và có thể phải mổ lại phức tạp hơn.
Người bệnh có thể gặp rủi ro về sức khỏe nếu không mổ theo chỉ định của bác sĩ
Người bệnh có thể gặp rủi ro về sức khỏe nếu không mổ theo chỉ định của bác sĩ

Chi phí mổ gãy xương bả vai khoảng bao nhiêu?

Ước tính mức chi phí mổ xương bả vai (cho toàn bộ quá trình mổ: từ xét nghiệm-gây mê-phẫu thuật-nằm viện- thuốc men-tái khám ban đầu) vào khoảng:

  • Tại bệnh viện công (có BHYT): Chi phí khoảng 10–25 triệu (tùy bảo hiểm)
  • Tại bệnh viện công (không BHYT): Chi phí khoảng 20–35 triệu
  • Tại bệnh viện tư nhân: Chi phí khoảng 30–60 triệu, thậm chí cao hơn ở bệnh viện quốc tế

Chi phí mổ gãy xương bả vai cũng tùy thuộc vào nhiều yếu tố ảnh hưởng như loại bệnh viện, phương pháp mổ, vật liệu sử dụng.. Cụ thể:

  • Loại bệnh viện: Các bệnh viện công tuyến tỉnh/TW sẽ có giá thấp hơn, với mức bảo hiểm chi trả từ 80-100% nếu đúng tuyến. Trong đó bệnh viện tư nhân hay quốc tế có giá cao hơn, dịch vụ tốt hơn thường không áp dụng BHYT hay chỉ áp dụng một phần nhỏ.
  • Phương pháp phẫu thuật: Phương pháp mổ hở có giá vừa phải hơn, trong khi phương pháp mổ nội soi có chi phí cao hơn do kỹ thuật và thiết bị phức tạp.
  • Vật liệu kết hợp xương: Sử dụng các vật liệu như vít, nẹp inox sẽ có giá thấp hơn vật liệu như titan chống gỉ, lành tính..
  • Thời gian nằm viện và dịch vụ đi kèm: Người bệnh nằm phòng thường sẽ tiết kiệm hơn nằm phòng VIP, có người chăm sóc riêng..

Như vậy, gãy xương bả vai có phải mổ không sẽ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng và vị trí gãy xương cùng các yếu tố ảnh hưởng khác. Tốt nhất bạn nên thăm khám tại cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ đánh giá và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp nhất. Nếu bạn cần biết các thông tin khác hay cần giải đáp các vấn đề liên quan về tình trạng gãy xương bả vai, hãy truy cập vào website menacal.vn hay liên hệ tới đường dây nóng 1900 636 985.

References

References
1 Scapula. Truy cập ngày 8/4/2025.
https://www.physio-pedia.com/Scapula
2 Scapula Fracture (Shoulder Blade Fracture). Truy cập ngày 8/4/2025.
https://www.hopkinsmedicine.org/health/conditions-and-diseases/scapula-fracture-shoulder-blade-fracture
3 Shoulder Fracture. Truy cập ngày 8/4/2025.
https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/shoulder-fracture