gãy 2 xương cẳng chân bao lâu thì lành

Giải đáp: Gãy 2 xương cẳng chân bao lâu thì lành?

07/10/2024 15 lượt xem

Gãy xương cẳng chân là chấn thương nghiêm trọng mất nhiều thời gian để phục hồi. Vậy gãy 2 xương cẳng chân bao lâu thì lành? Làm thế nào để đẩy nhanh quá trình liền xương và có thể bắt đầu thực hiện lại các hoạt động thường ngày? Câu trả lời sẽ được tiết lộ trong bài viết dưới đây, cùng Menacal tìm hiểu nhé!

Xương cẳng chân là xương gì?

Xương cẳng chân nối đầu gối và mắt cá chân, bao gồm 2 xương riêng biệt: xương chày và xương mác với những đặc điểm như sau: [1]Broken Tibia-Fibula (Shinbone/Calf Bone) | Boston Children’s Hospital. Truy cập ngày 23/ 09/ 20224.
https://www.childrenshospital.org/conditions/broken-tibia-fibula-shinbonecalf-bone

  • Xương chày: Đây là xương lớn hơn, nằm phía trước và bên trong cẳng chân, chịu phần lớn trọng lượng của cơ thể và áp lực chính trong quá trình di chuyển.
  • Xương mác: Xương nằm phía ngoài cẳng chân, song song với xương chày. Tuy nhỏ và chịu ít trọng lượng hơn, nhưng xương mác vẫn đóng vai trò quan trọng trong trong việc ổn định xương chày, cung cấp điểm bám cho các cơ và dây chằng xung quanh để hỗ trợ việc đi lại.

Xương chày và xương mác có thể gãy độc lập với nhau. Tuy nhiên, vì vị trí quá gần nhau nên cả hai xương thường bị gãy cùng lúc và được gọi là gãy xương cẳng chân.

Gãy xương cẳng chân thường xảy ra do những nguyên nhân như: chấn thương khi chơi thể thao đặc biệt là các môn va chạm mạnh và tạo áp lực đột ngột lên chân như bóng đá, bóng rổ, trượt tuyết; ngã từ trên cao xuống, tai nạn giao thông, loãng xương…

Xương cẳng chân gồm xương chày và xương mác
Xương cẳng chân gồm xương chày và xương mác

Gãy 2 xương cẳng chân bao lâu thì lành?

Vậy gãy xương cẳng chân bao lâu thì lành? Câu trả lời còn phụ thuộc vào mức độ chấn thương cũng như phương pháp điều trị.

Trường hợp không cần phẫu thuật

Nếu xương gãy vẫn nằm đúng vị trí hoặc chỉ lệch nhẹ, có thể tự lành, không tổn thương các mô mềm, mạch máu, dây thần kinh xung quanh, bạn chỉ cần bó bột và hạn chế cử động mà không cần thực hiện phẫu thuật. Thời gian để phục hồi hoàn toàn có thể kéo dài 3 tháng hoặc hơn.

Trường hợp cần phẫu thuật

Gãy xương cẳng chân cần phẫu thuật trong trường hợp:

  • Xương gãy đâm xuyên qua da làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.
  • Xương gãy phức tạp: gãy thành nhiều mảnh vụn hoặc di chuyển quá xa so với vị trí bình thường, không có khả năng tự lành.
  • Xương gãy làm tổn thương mạch máu, dây chằng, dây thần kinh xung quanh.

Bác sĩ thường dùng nẹp, vít hoặc đinh để cố định xương. Sau phẫu thuật, bạn mất khoảng 6 – 8 tuần để đợi xương ổn định mới có thể đi lại và thực hiện các bài tập phục hồi chức năng. Tổng thời gian hồi phục hoàn toàn có thể kéo dài đến 3 – 6 tháng tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của chấn thương, mức độ thành công của phẫu thuật và sự tuân thủ quy trình chăm sóc của bệnh nhân.

Bó bột là phương án thường được sử dụng khi bị gãy xương cẳng chân
Bó bột là phương án thường được sử dụng khi bị gãy xương cẳng chân

5 bí quyết đẩy nhanh quá trình liền xương

Để quá trình liền xương diễn ra nhanh và thuận lợi, bạn lưu ý những vấn đề sau:

Cử động khớp thường xuyên

Nếu không cử động trong thời gian dài, cơ co ngắn khiến khớp bị cứng dẫn đến nhiều vấn đề như: hạn chế khả năng vận động, bao hoạt dịch tăng sản mỡ, khớp co rúm, sụn bị mỏng… Do đó, bạn nên tập co duỗi khớp khoảng 10 – 15 phút, ngày tập 4 – 6 lần sau khi bó bột hoặc phẫu thuật khoảng 3 ngày.

Tập đi lại

Sau khi bác sĩ cho phép, bạn có thể dùng nạng để di chuyển. Một số lưu ý trong quá trình đi lại bằng nạng: [2]Crutch Training | Instructions on How to Use Crutches. Truy cập ngày 23/ 09/ … Continue reading

  • Cân chỉnh nạng phù hợp với chiều cao của bản thân: phần trên của nạng cách nách khoảng 2 – 3 cm, tay cầm của nạng ngang hông, khuỷu tay cong nhẹ khi sử dụng nạng.
  • Lựa chọn nạng có đế cao su với khả năng chống trơn trượt tốt.
  • Trong quá trình di chuyển, dồn trọng lực vào tay chứ không phải vào nách.
  • Luôn di chuyển chậm rãi, cẩn trọng để tránh mất thăng bằng.
  • Hạn chế đi lại ở bề mặt trơn, ẩm ướt hoặc không bằng phẳng.
  • Khi leo cầu thang, bước lên bằng chân khỏe, sau đó đến chân bị thương và cuối cùng là nạng. Khi xuống cầu thang, đặt nạng xuống dưới trước, sau đó đến chân bị thương và cuối cùng là chân khỏe.
Dùng nạng hỗ trợ quá trình di chuyển khi bị gãy xương cẳng chân
Dùng nạng hỗ trợ quá trình di chuyển khi bị gãy xương cẳng chân

Bạn có thể dùng túi đá đắp lên vết thương để giảm sưng tấy và đau nhức. Tuy nhiên, không được đắp lên vùng da bị trầy xước, rách để tránh nhiễm trùng.

Massage chân

Bạn tham khảo ý kiến bác sĩ để massage chân đúng cách giúp hạn chế tình trạng xơ cứng khớp và cải thiện nhanh khả năng vận động.

Chế độ ăn uống hợp lý

Nên ăn đủ chất, đặc biệt bổ sung các sản phẩm giàu canxi và vitamin D đẩy nhanh quá trình hình thành xương mới. [3]Fibula Fracture: Types, Treatment, Recovery, and More. Truy cập ngày 23/ 09/ 2024.
https://www.healthline.com/health/fibular-fractures#prevention

Một số câu hỏi thường gặp về gãy 2 xương cẳng chân

Bên cạnh câu hỏi “gãy 2 xương cẳng chân bao lâu thì lành?”, nhiều người còn băn khoăn những vấn đề như sau:

Gãy 2 xương cẳng chân có để lại biến chứng gì không?

Nếu không can thiệp điều trị kịp thời và đúng cách, bạn có thể gặp những biến chứng sau: [4]Tibia & Fibula Fracture (Broken Shinbone/Calf Bone). Truy cập ngày 23/ 09/ 2024.
https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/25043-tibia-and-fibula-fracture

  • Hội chứng chèn ép khoang cấp tính (ACS): Sau khi gãy xương, áp lực trong một khoang cơ bị tích tụ lại và tăng lên nhanh chóng, ngăn cản máu đến mô. Điều này có thể gây tổn thương cơ và thần kinh vĩnh viễn.
  • Xương liền sai vị trí: Xương liền không đúng vị trí ban đầu gây biến dạng và ảnh hưởng đến khả năng vận động.
  • Nhiễm trùng xương (viêm tủy xương): Tình trạng này thường xảy ra khi xương gãy đâm xuyên qua da làm tăng nguy cơ nhiễm trùng do vi khuẩn.
  • Các tổn thương bên trong khác: Gãy xương có thể làm tổn thương khu vực xung quanh vết thương, bao gồm cơ, dây thần kinh, mạch máu, gân và dây chằng.
Xương liền lệch làm giảm đến chức năng vận động
Xương liền lệch làm giảm đến chức năng vận động

Đi lại sớm khi xương cẳng chân chưa lành có ảnh hưởng gì không?

Bạn chỉ nên tập đi lại khi có sự đồng ý của bác sĩ. Nếu di chuyển quá sớm khi xương cẳng chân chưa lành, một số vấn đề nghiêm trọng có thể xảy ra như: gãy lại xương, xương lành không đúng cách, tăng đau, sưng và viêm, thậm chí là nhiễm trùng, cản trở quá trình phục hồi chức năng…

Mong rằng bài viết trên đã giúp bạn giải đáp thắc mắc “Gãy 2 xương cẳng chân bao lâu thì lành?”. Mời bạn truy cập website menacal.vn để biết thêm nhiều thông tin hữu ích liên quan đến sức khỏe. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào cần được giải đáp, bạn có thể liên hệ hotline 1900 636 985 để được chuyên gia tư vấn cụ thể.

References

References
1 Broken Tibia-Fibula (Shinbone/Calf Bone) | Boston Children’s Hospital. Truy cập ngày 23/ 09/ 20224.
https://www.childrenshospital.org/conditions/broken-tibia-fibula-shinbonecalf-bone
2 Crutch Training | Instructions on How to Use Crutches. Truy cập ngày 23/ 09/ 2024.
https://www.ortho.wustl.edu/content/Education/3628/Patient-Education/Educational-Materials/How-to-Fit-and-Use-Crutches.aspx
3 Fibula Fracture: Types, Treatment, Recovery, and More. Truy cập ngày 23/ 09/ 2024.
https://www.healthline.com/health/fibular-fractures#prevention
4 Tibia & Fibula Fracture (Broken Shinbone/Calf Bone). Truy cập ngày 23/ 09/ 2024.
https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/25043-tibia-and-fibula-fracture