Điều trị gãy xương sườn

Điều trị gãy xương sườn như thế nào? 4 bài tập giúp nhanh hồi phục

09/09/2024 45 lượt xem

Phương pháp điều trị gãy xương sườn phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của vết thương. Việc lựa chọn phương pháp phù hợp với tình trạng chấn thương sẽ giúp rút ngắn thời gian điều trị và đẩy nhanh thời gian hồi phục. Hãy cùng Menacal.vn tìm hiểu rõ hơn về chủ đề này qua bài viết dưới đây!

Gãy xương sườn: Nguyên nhân và triệu chứng

Gãy xương sườn là một thuật ngữ y khoa chỉ tình trạng xương sườn bị gãy. Gãy xương sườn thường do các nguyên nhân phổ biến như tai nạn xe hơi, chấn thương thể thao hoặc các chấn thương khác. Xương sườn cũng có thể bị gãy mà không do một chấn thương nào. 

Tình trạng thường gặp nhất là xương bị nứt hoặc gãy lìa nhưng di lệch ít, chỉ gây đau, ít gây biến chứng tổn thương nội tạng và người bệnh được điều trị bảo tồn. Tình trạng nặng hơn là gãy nhiều xương sườn hoặc gãy thành nhiều mảnh, gây di lệch cấu trúc lồng ngực. 

Gãy xương sườn thường do vật cứng tác động mạnh vào ngực. Một số nguyên nhân phổ biến nhất gây ra gãy xương sườn bao gồm:

  • Tai nạn xe hơi
  • Tai nạn lao động
  • Chấn thương thể thao

Gãy xương sườn cũng có thể xảy ra mà không do chấn thương mà vì những nguyên nhân như:

  • Ung thư đã di căn đến xương
  • Ho dữ dội
  • Loãng xương 
Một số nguyên nhân gây chấn thương gãy xương sườn
Một số nguyên nhân gây chấn thương gãy xương sườn

Khi bị gãy xương sườn, người bệnh sẽ có các triệu chứng như đau (đặc biệt khi ho, thở hoặc cử động ngực và thân trên), ngực bị bầm tím. Ngoài ra, người bệnh có thể cảm thấy khó thở, co thắt lồng ngực, lồng ngực bị biến dạng. Những triệu chứng ít phổ biến hơn là chóng mặt, lo lắng, buồn ngủ và đau đầu. [1]Rib Fracture – Truy cập ngày 30/08/2024.
https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/17434-rib-fracture-broken-rib
 

Điều trị gãy xương sườn như thế nào?

Tùy vào cơ địa của từng người bệnh, mức độ chấn thương cũng như chế độ tập luyện và chế độ dinh dưỡng mà thời gian hồi phục gãy xương sườn sẽ khác nhau. Nhìn chung, thời gian hồi phục trung bình sẽ kéo dài từ 1 đến 6 tháng. 

Tuy nhiên, nếu kèm theo các tổn thương cơ quan như phổi, gan, lách, thận,… thì thời gian phục hồi có thể kéo dài hơn. Việc điều trị gãy xương sườn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm mức độ nghiêm trọng của vết gãy, số lượng xương sườn bị gãy, có kèm theo tổn thương nội tạng hay không.

Điều trị gãy xương sườn bằng liệu pháp bảo tồn

Đối với những người bị gãy xương sườn đơn giản, có thể băng bó hoặc sử dụng nẹp. Tuy nhiên, thông thường thì vị trí bị gãy xương sườn sẽ không được cố định bằng băng. Lý do là bởi bệnh nhân sẽ có nguy cơ bị viêm phổi, đồng thời việc băng bó cũng khiến cho bệnh nhân bị thở quá nông và phổi không đủ thông khí.

Điều trị bằng liệu pháp bảo tồn
Điều trị bằng liệu pháp bảo tồn

Về cơ bản, điều trị bảo tồn gãy xương sườn sẽ bao gồm những phương pháp sau:

  • Giảm đau: Sử dụng các loại thuốc giảm đau như paracetamol, ibuprofen, hoặc trong một số trường hợp có thể dùng thuốc giảm đau mạnh hơn.
  • Vật lý trị liệu: Tập thở sâu, các bài tập tăng cường cơ hô hấp để ngăn ngừa viêm phổi và cải thiện chức năng hô hấp.
  • Nghỉ ngơi: Tránh các hoạt động gắng sức, đặc biệt là các hoạt động liên quan đến việc vặn, xoắn hoặc nâng vật nặng. [2]Rib Fracture (Broken Rib) Truy cập ngày 30/08/2024.
    https://www.yalemedicine.org/conditions/rib-fracture

Điều trị gãy xương sườn bằng phẫu thuật

Phương pháp điều trị bằng phẫu thuật chỉ được thực hiện khi bệnh nhân bị thương nghiêm trọng bên trong hoặc gặp phải biến chứng không liền xương.

Cố định bên trong

Bác sĩ sẽ đặt xương của bệnh nhân về đúng vị trí và sau đó cố định chúng tại chỗ để xương lành và phát triển trở lại. Các bước thực hiện bao gồm:

  • Tạo vết mổ: Một vết mổ nhỏ sẽ được tạo ra dọc theo xương sườn bị gãy.
  • Bộc lộ xương sườn: Bác sĩ sẽ bóc tách các mô mềm để tiếp cận xương sườn bị tổn thương.
  • Cố định xương: Các đoạn xương bị gãy sẽ được đưa trở lại vị trí đúng và cố định bằng các vít, tấm hoặc các thiết bị y tế khác.
  • Đóng vết mổ: Vết mổ được khâu kín.

Ghép xương

Phẫu thuật ghép xương sườn là một thủ thuật phẫu thuật chuyên sâu, thường được thực hiện để khắc phục những khuyết tật hoặc mất xương nghiêm trọng ở vùng ngực. Khác với phẫu thuật cố định xương sườn, mục tiêu chính của phẫu thuật ghép xương là tái tạo lại một phần xương sườn đã bị mất hoặc bị tổn thương nặng.

Nhìn chung, quy trình ghép xương gồm các bước sau đây thường: [3]Rib Fracture – Truy cập ngày 30/08/2024.
https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/17434-rib-fracture-broken-rib

  • Lấy mô xương: Mô xương ghép có thể được lấy từ chính cơ thể bệnh nhân (ví dụ: xương chậu, xương sườn khác) hoặc từ người hiến tặng.
  • Tạo hình mô xương: Mô xương được lấy ra sẽ được tạo hình để phù hợp với vùng cần ghép.
  • Tiến hành ghép: Mô xương được cố định vào vị trí bằng các vít, tấm hoặc các vật liệu sinh học khác.
  • Đóng vết mổ: Vết mổ sẽ được khâu kín.

4 bài tập giúp phục hồi xương sườn bị gãy tốt nhất

Mục tiêu của các bài tập phục hồi xương sườn bị gãy là giảm đau, tăng cường hô hấp, tăng cường cơ lưng và vai. Ngoài ra, các bài tập nhẹ nhàng khi bị gãy xương sườn cũng có thể giúp bạn thư giãn đầu óc và ngăn ngừa chứng trầm cảm hoặc lo âu phát triển.

Hít thở sâu

Đây là một trong những bài tập đầu tiên nên thực hiện. Hít thở sâu giúp làm sạch chất nhầy trong phổi để ngăn ngừa nhiễm trùng ngực hoặc xẹp phổi.

  • Bước 1: Ngồi thẳng trên ghế và đặt tay lên vùng xương sườn bị gãy. 
  • Bước 2: Hít một hơi thật sâu rồi từ từ, nhẹ nhàng hít không khí vào đầy phổi. 
  • Bước 3: Nín thở trong khoảng 10 giây.
  • Bước 4: Thở ra từ từ.
  • Bước 5: Ho nhẹ để giúp làm loãng đờm.

Bài tập xoay người

Bài tập này nhằm tăng cường độ linh hoạt của cột sống và giảm đau.

  • Bước 1: Nằm ngửa, hai chân duỗi thẳng, hai tay đặt nhẹ hai bên người.
  • Bước 2: Từ từ xoay người sang một bên, giữ nguyên tư thế trong vài giây rồi trở về vị trí ban đầu.
  • Bước 3: Thực hiện tương tự với bên còn lại.

Bài tập nâng vai

Đối với người bị gãy xương sườn, việc tăng cường cơ vai và giảm căng thẳng ở vùng ngực là rất quan trọng.

  • Bước 1: Ngồi thẳng lưng, hai tay thả lỏng bên người.
  • Bước 2: Nâng vai lên cao hết mức có thể, giữ trong vài giây rồi thả lỏng.
  • Bước 3: Lặp lại nhiều lần.

Bài tập kéo giãn ngực

Trong khi xương sườn bị gãy của bạn đang lành lại, bạn có thể thực hiện các bài tập kéo giãn ngực để giúp vận động các cơ ở ngực được tốt hơn. 

  • Bước 1: Ngồi thẳng trên ghế và giơ tay lên, uốn cong khuỷu tay 90 độ hoặc giơ tay lên và đan các ngón tay vào nhau.
  • Bước 2: Nhẹ nhàng ép hai bả vai vào nhau.
  • Bước 3: Giữ trong 5 đến 10 giây rồi thả ra.
  • Bước 4: Đưa cánh tay về vị trí ban đầu.

Bạn có thể lặp lại động tác kéo giãn ngực này từ 5 đến 10 lần, trong hai đến ba lần một ngày.

Các bài tập hiệu quả cho người bị gãy xương sườn

Lưu ý rằng, các bài tập phục hồi xương sườn này nên được thực hiện một cách chậm rãi, nhẹ nhàng với mức độ tăng dần. Việc cố gắng tập với cường độ cao sẽ gây ra đau đớn cho bệnh nhân bị gãy xương sườn. [4]Best Exercises for Broken Ribs Recovery – Truy cập ngày 30/08/2024.
https://www.webmd.com/a-to-z-guides/best-exercises-broken-ribs-recovery

Lời khuyên cho người bị gãy xương sườn

Người bị gãy xương sườn nên thực hiện các việc sau: 

  • Sử dụng thuốc giảm đau, chẳng hạn như paracetamol hoặc gel ibuprofen (hoặc viên ibuprofen nếu cần) theo chỉ định bác sĩ.
  • Chườm túi đá được bọc trong khăn lên xương sườn thường xuyên trong vài ngày đầu để giảm sưng.
  • Nghỉ ngơi đầy đủ.
  • Hít thở như bình thường và ho khi cần thiết, điều này sẽ giúp làm sạch chất nhầy trong phổi, từ đó ngăn ngừa nhiễm trùng ngực.
  • Đi lại nhẹ nhàng, cử động vai, thở đều để giúp tống chất nhầy ra khỏi phổi.
  • Hít thở sâu, chậm và thường xuyên để giúp làm sạch phổi.
  • Ngủ thẳng lưng trong vài ngày đầu tiên.

Đồng thời, tuyệt đối không được: [5]Broken or bruised ribs – Truy cập ngày 30/08/2024.
https://www.nhs.uk/conditions/broken-or-bruised-ribs/

  • Duy trì một tư thế quá lâu trong khoảng thời gian dài.
  • Vận động gắng sức hoặc nâng vật nặng.
  • Chơi những thể thao hoặc bài tập khiến cơn đau của bạn trở nên tồi tệ hơn.
  • Hút thuốc.

Gãy xương sườn tuy không khó điều trị nhưng cần phải tìm ra nguyên nhân chính xác để đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Bài viết trên đây đã chia sẻ đến quý bạn đọc các thông tin liên quan đến chủ đề “điều trị gãy xương sườn”. Truy cập vào website Menacal.vn hoặc gọi đến số hotline 1900 636 985 nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào nhé!

References

References
1 Rib Fracture – Truy cập ngày 30/08/2024.
https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/17434-rib-fracture-broken-rib
2 Rib Fracture (Broken Rib) Truy cập ngày 30/08/2024.
https://www.yalemedicine.org/conditions/rib-fracture
3 Rib Fracture – Truy cập ngày 30/08/2024.
https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/17434-rib-fracture-broken-rib
4 Best Exercises for Broken Ribs Recovery – Truy cập ngày 30/08/2024.
https://www.webmd.com/a-to-z-guides/best-exercises-broken-ribs-recovery
5 Broken or bruised ribs – Truy cập ngày 30/08/2024.
https://www.nhs.uk/conditions/broken-or-bruised-ribs/