Bị gãy xương có nên ăn tôm không

Bị gãy xương có nên ăn tôm không? 8 loại thực phẩm giúp xương gãy mau lành

13/05/2025 21 lượt xem

Tôm là một trong những món ăn giàu dưỡng chất tốt cho sức khoẻ toàn diện của cơ thể. Nhưng bị gãy xương có nên ăn tôm không? Và đâu là thực phẩm thực sự tốt cho quá trình liền xương? Cùng Menacal giải đáp những thắc mắc này trong bài viết dưới đây nhé!

Tôm và giá trị dinh dưỡng đối với người bị gãy xương

Theo nghiên cứu, trung bình 100 gram tôm chưa qua chế biến chứa khoảng 91 mg canxi, 24 gram protein và 0.1 mcg vitamin D. Trong đó: 

  • Canxi: Canxi là thành phần chính cấu tạo nên xương. Sau gãy xương, cơ thể cần hấp thụ một lượng lớn canxi để hình thành mô xương mới và làm liền vết gãy. 
  • Protein: Protein là yếu tố quan trọng trong việc cấu thành collagen, tạo cấu trúc đàn hồi và bền vững cho xương.
  • Vitamin D: Vitamin D giúp cơ thể hấp thu canxi hiệu quả hơn. [1]Shrimps – a nutritional perspective. Truy cập ngày 06/ 05/ 2025.
    https://www.researchgate.net/publication/287283789_Shrimps_-_a_nutritional_perspective

Bị gãy xương có nên ăn tôm không? 

Vậy gãy xương ăn tôm được không? Với những giá trị dinh dưỡng được nêu trên, tôm là thực phẩm TỐT cho người gãy xương. Vì vậy, bạn có thể bổ sung vào chế độ ăn với lượng phù hợp để thúc đẩy quá trình phục hồi. 

Tuy nhiên, một số đối tượng cần cân nhắc khi ăn tôm sau gãy xương: 

  • Người có tiền sử dị ứng hải sản: Tôm là một trong những loại hải sản dễ gây dị ứng với các triệu chứng thường gặp như: ngứa, nổi mề đay, sưng môi, thậm chí là gây khó thở hoặc sốc phản vệ. Những người có tiền sử dị ứng không nên ăn tôm mà có thể thay thế bằng những thực phẩm khác. 
  • Người mắc bệnh gout hoặc acid uric cao: Purin có nhiều trong tôm sẽ chuyển hoá thành acid uric làm bùng phát các cơn viêm khớp cấp, gây đau nhức, khiến bệnh gout trở nên nghiêm trọng hơn.  
  • Người có vấn đề về cholesterol: Tôm chứa nhiều chất béo tốt, nhưng có hàm lượng cholesterol tương đối cao, không phù hợp với người có tiền sử bệnh tim, rối loạn mỡ máu, mạch vành. 
Người bị bệnh gout không nên ăn tôm. 
Người bị bệnh gout không nên ăn tôm.

8 loại thực phẩm giúp xương gãy mau lành 

Ngoài tôm, một số thực phẩm khác tốt cho quá trình phục hồi xương mà bạn có thể bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày: 

Sữa và chế phẩm từ sữa

Sữa và các chế phẩm từ sữa như sữa chua, phô mai… chứa nhiều canxi và vitamin D – hoạt chất thiết yếu trong việc cấu thành mô xương mới. Bạn nên bổ sung thêm 1 – 2 ly sữa mỗi ngày để đẩy nhanh quá trình phục hồi. [2]8 Foods to Support Your Bone Health. Truy cập ngày 06/ 05/ … Continue reading

Trứng

Trứng là nguồn cung cấp protein chất lượng cao, cùng nhiều dưỡng chất quan trọng khác như vitamin D, kẽm, choline. Bổ sung 1 – 2 quả trứng mỗi ngày là mức an toàn cho hầu hết người trưởng thành, giúp xương chắc khỏe hơn, hỗ trợ quá trình sản xuất collagen hình thành xương và các mô liên kết.

Hải sản

Ngoài tôm, các loại hải sản khác như cá hồi, cá thu, cá mòi… cũng chứa nhiều canxi, magie, phốt pho và omega – 3. Trong đó, omega – 3 có khả năng giảm viêm, tăng cường lưu thông máu đến vết thương, cải thiện tốc độ phục hồi.

Cá mòi là nguồn canxi tuyệt vời, giúp xương lành nhanh hơn. 
Cá mòi là nguồn canxi tuyệt vời, giúp xương lành nhanh hơn.

Các loại rau lá xanh

Các loại rau lá xanh như: cải bó xôi, cải xoăn, mồng tơi, rau bina… giàu vitamin K giúp kích hoạt các protein cần thiết để gắn canxi vào xương. Nhóm thực phẩm này còn chứa nhiều canxi, magie, vitamin C giúp vùng xương gãy nhanh liền hơn. 

Trái cây nhiều vitamin C

Một số trái cây giàu vitamin C như: cam, quýt, bưởi, kiwi, ổi, dâu tây, đu đủ… giúp cơ thể tổng hợp collagen – thành phần thiết yếu cho sự hình thành mô sụn, gân và xương. Ngoài ra, vitamin C còn có khả năng chống viêm, hỗ trợ vết thương nhanh lành hơn. 

Thực phẩm giàu sắt

Sắt có nhiều trong thịt bò nạc, gan, đậu nành, đậu lăng… là khoáng chất quan trọng trong việc tạo hồng cầu, vận chuyển oxy đến các mô đang tái tạo. Thiếu sắt là nguyên nhân gây thiếu máu, mệt mỏi, làm chậm quá trình phục hồi xương.

Sữa hạt

Sữa đậu nành, óc chó, hạnh nhân… là lựa chọn lý tưởng cho những người không có khả năng dung nạp lactose trong sữa bò. Các loại sữa này vẫn đảm bảo cung cấp đủ canxi, vitamin D hỗ trợ lành xương. Ngoài ra, sữa hạt còn chứa nhiều chất béo không bão hoà, giúp giảm viêm hiệu quả. 

Hạt bí ngô

Hạt bí ngô giàu kẽm, magie, omega – 3 và chất chống oxy hoá tốt cho việc xây dựng cấu trúc xương bền chắc. Vì vậy, bạn có thể bổ sung một nắm hạt bí ngô mỗi ngày để tăng lượng chất khoáng cần thiết cho quá trình phục hồi xương. 

Hạt bí ngô chứa nhiều hoạt chất tốt cho quá trình hồi phục xương. 
Hạt bí ngô chứa nhiều hoạt chất tốt cho quá trình hồi phục xương.

Thực phẩm nên tránh khi bị gãy xương

  • Rượu bia: Đồ uống có cồn khiến cơ thể khó tạo xương mới, làm chậm quá trình phục hồi vết gãy. Ngoài ra, uống rượu bia khiến bạn dễ mất thăng bằng, tăng nguy cơ té ngã ảnh hưởng nghiêm trọng đến vết thương.
  • Muối: Tiêu thụ quá nhiều muối làm tăng bài tiết canxi qua nước tiểu. Vì vậy, bạn nên hạn chế các món ăn quá mặn, đồ ăn nhanh, đồ ăn đóng hộp. Lượng muối nên dùng mỗi ngày là không quá 6 gram (khoảng 1 thìa cà phê).
  • Caffeine: Caffeine có nhiều trong cà phê, trà gây lợi tiểu, làm tăng đào thải canxi, giảm lượng canxi cần thiết cho quá trình lành xương.  [3]A Healing Diet After Bone Fracture. Truy cập ngày 06/ 05/ 2025.
    https://www.webmd.com/osteoporosis/osteo-fracture-diet

Câu hỏi thường gặp 

Bị gãy xương ăn tôm bao nhiêu là đủ?

Người bị gãy xương nên ăn tối đa 100 gram tôm, tương đương khoảng 5 – 7 con mỗi ngày trong trường hợp không bị dị ứng. Không nên ăn quá nhiều vì có thể dư đạm và ảnh hưởng đến chức năng của thận.  

Tôm có gây sẹo lồi khi gãy xương không?

Tôm có thể gây sẹo lồi đối với các vết thương hở (vết thương ngay sau chấn thương hoặc sau phẫu thuật). Vì vậy, nên kiêng ăn tôm 3 – 4 tuần từ khi có vết thương hở, rồi bắt đầu ăn lại nếu không có phản ứng bất thường. 

Mong rằng bài viết trên đã cung cấp đủ thông tin giúp bạn giải đáp thắc mắc “Bị gãy xương có nên ăn tôm không?”. Mọi thắc mắc về bài viết cũng như các vấn đề khác liên quan vui lòng truy cập menacal.vn hoặc liên hệ trực tiếp hotline 1900 636 985 để nhận được tư vấn từ các chuyên gia.